THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Thoái hóa khớp gối là bệnh diễn tiến âm thầm, việc phát hiện và điều trị khá phức tạp nếu không được thăm khám, chẩn đoán sớm. Chưa kể bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tác động đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

Định nghĩa

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thương tổn ngay trên bề mặt sụn, lâu dần sụn khớp bị bào mòn, không được bảo vệ ở đầu xương, mỏng và trở nên xù xì hơn. Sau đó các gai xương hình thành do sự lắng đọng của canxi, cuối cùng là các khớp bị biến dạng, hư khớp.  

Khớp gối nằm ở vị trí tiếp giáp giữa ba xương được che phủ bởi sụn khớp gồm: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Khớp gối có vai trò chủ đạo trong việc gánh toàn bộ cơ thể, phải vận động nhiều nên khả năng bị thoái hóa là rất cao. 

Nguyên Nhân

Thoái hóa khớp gối thường xảy ra nhiều ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa do thói quen sống và chế độ ăn uống không lành mạnh của người trẻ. 

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối

Những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối có thể kể đến bao gồm: 

  • Tuổi tác: Càng nhiều tuổi khả năng hấp thụ Glucosamine và canxi càng kém, điều này khiến các sụn khớp không được nuôi dưỡng đủ lượng canxi cần thiết. 
  • Chấn thương: Khi bị chấn thương do tai nạn ngoài ý muốn khiến giãn đứt dây chằng, vỡ xương bánh chè,...chính là nguyên nhân hàng đầu gây sụn khớp bị tổn thương trầm trọng. 
  • Chế độ ăn không dinh dưỡng: Ngày nay, người trẻ thường có xu hướng lựa chọn thực phẩm ăn nhanh, khiến cơ thể không có đủ dưỡng chất cần thiết để thu nạp và chuyển hóa. Đó là lý do mà khả năng tiết dịch của bao hoạt dịch khớp suy giảm, tăng nguy cơ bào mòn, phá huỷ khớp gối.
  • Lười vận động: Thói quen ngồi nhiều hoặc giữ lâu ở 1 tư thế sẽ khiến các khớp xương kém linh hoạt, gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Thừa cân: Khớp gối là nơi chịu đựng sức ép cực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Do đó việc không kiểm soát được cân nặng ở mức bình thường sẽ khiến khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn.

Triệu chứng

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối sẽ có những mức độ nặng nhẹ khác nhau dựa trên mỗi giai đoạn sau đây:  

Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối
Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối

  • Giai đoạn 1: Sụn khớp gối bị thoái hóa giai đoạn 1, người bệnh chưa cảm thấy đau hay khó chịu do sự mài mòn của khớp không đáng kể. 
  • Giai đoạn 2: Người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đau nhức khớp khi vận động quá nhiều trong 1 ngày hoặc cảm thấy cứng khớp vài tiếng khi quỳ/ cúi. 
  • Giai đoạn 3: Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị cứng khớp sau khi ngồi hoặc đứng trong 1 thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Sưng khớp có thể xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc cử động liên tục. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, người bệnh sẽ liên tục có cảm giác đau và khó chịu khi vận động khớp gối. Điều này xảy ra do không gian giữa các xương bị thu hẹp đáng kể, lượng dịch nhầy tiết ít đi khiến các khớp liên tục cọ xát mỗi khi chuyển động.

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, tuy nhiên lại khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược về tinh thần. Khi trời trở lạnh, cơ đau khớp gối lại diễn tiến trầm trọng hơn, khiến người bệnh trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống. 

Việc không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng khớp gối
  • Cong, biến dạng hai chân dưới
  • Cứng khớp, teo cơ
  • Tàn phế, bại liệt

Chẩn đoán

Hiện nay, để chẩn đoán thoái hóa khớp gối bác sĩ sẽ thực hiện theo 2 phương pháp sau đây: 

Chẩn đoán triệu chứng

Mới đầu của bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh thỉnh thoảng mới có cảm giác đau âm ỉ. Cơn đau sẽ tái phát và dai dẳng hơn khi thời tiết chuyển lạnh, áp suất không khí giảm. Chỉ cần đi lại, đứng lên hoặc ngồi xuống người bệnh đã cảm thấy đau khớp gối cả ngày. 

Các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng dưới đây để xem xét, đánh giá và chẩn đoán bệnh:

  • Cứng khớp gối: Tình trạng này thường diễn ra sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng, lâu dần tình trạng cứng khớp sẽ kéo dài hơn. 
  • Đầu gối biến dạng do lệch trục khớp, thoái vị màng hoạt dịch hay có gai xương. 

Hình ảnh đầu gối bị biến dạng
Hình ảnh đầu gối bị biến dạng

  • Cử động khớp có nghe âm thanh lục khục. 
  • Tràn dịch khớp gối.

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng hình ảnh thông qua các phương pháp sau đây: 

  • Chụp X-quang: Phát hiện được gai xương, hiện tượng vôi hóa và dấu hiệu hẹp khe khớp.
  • Siêu âm khớp: Phát hiện tổn thương sụn khớp, hẹp khe khớp, tràn dịch khớp cũng như đánh giá được diễn tiến của bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh được mô phỏng trong không gian 3 chiều, giúp bác sĩ dễ dàng trong việc quan sát phát hiện thương tổn sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng. 
  • Nội soi khớp: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được mức độ thương tổn của thoái hóa sụn khớp, từ đó phân biệt với các bệnh lý về khớp khác.
  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm như máu, sinh hóa, dịch khớp phục vụ cho việc kiểm tra bạch cầu, độ nhớt của dịch nhầy,...

Biện pháp điều trị

Hiện nay có nhiều phương pháp để người bệnh lựa chọn để điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên người bệnh cần chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ sseer lựa chọn phương pháp phù hợp với sức khỏe, tình trạng bệnh của mình. 

Điều trị nội khoa

Hầu hết các trường hợp người bệnh khi bị thoái hóa khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm nhằm giảm bớt những cơn đau nhức, cơ cứng khớp. Một số loại thuốc điển hình thường được lựa chọn để điều trị là:

Một số loại thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau nhẹ: Paracetamol…
  • Thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Aspirin…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil
  • Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp nhằm giảm đau và kháng viêm tức thì.
  • Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Kiểm soát cơn đau nhức, cải thiện khả năng vận động

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc kể trên chỉ đạt hiệu quả trong thời gian ngăn. Vì vậy, nếu người bệnh lạm dụng hoặc không tuân thủ chỉ định của y bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ không như ý như đau dạ dày, suy giảm chức năng hoạt động của gan, thận và hệ tim mạch. 

Vật lý trị liệu

Với phương pháp này người thường sẽ được chỉ định kết hợp thêm nhằm khắc phục và kiểm soát bệnh toàn diện. Người bệnh sẽ được các chuyên viên trị liệu chỉ dẫn thực hiện, hoặc áp dụng bởi một số kỹ thuật như: sóng cao tầng, điện trị liệu, thuỷ châm, nhiệt điện,…Từ đó giúp sụn khớp được phục hồi nhanh chóng, giảm sưng đau khó chịu. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật thoái hóa khớp gối

Riêng với các trường hợp bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng không thể dùng thuốc để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Tuy nhiên với phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa xương khớp cũng như tình trạng sức khỏe, khả năng chịu đựng của người bệnh sau khi phẫu thuật. Cũng vì lẽ đó mà người bệnh nên cân nhắc thảo luận ý kiến với bác sĩ, người nhà trước khi thực hiện. 

Sử dụng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông Y điều trị thoái hóa khớp gối đã và đang được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao nhờ khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh rất tốt, an toàn, không tác dụng phụ nhờ nguyên liệu thảo dược quý hiếm. 

Cách phòng ngừa

Nhằm chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng tránh thoái hóa khớp: 

  • Duy trì cân nặng hợp lý (BMI < 23): Trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ chèn ép khiến các cơ khớp gối bị ảnh hưởng, gia tăng khả năng bào mòn sụn.
  • Đảm bảo lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn: Khi lượng đường trong máu quá cao có thể khiến cấu trúc và chức năng sụn khớp bị ảnh hưởng.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giúp các cơ khớp dẻo dai nhất là khớp gối.   
  • Giảm nguy cơ chấn thương bằng cách không bê vác vật nặng, không làm việc quá sức, sử dụng đồ bảo hộ khi chơi hay làm việc ngoài trời.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất như vitamin, canxi, khoáng chất thiết yếu
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga,... 

Thoái hóa khớp gối là bệnh không hiếm gặp trong thời buổi xã hội hiện đại như ngày nay, vì vậy mỗi người nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, rèn luyện lối sống, chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh nếu không muốn trải qua những cơn đau nhức dữ dội, vận động khó khăn do bệnh gây ra.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống. Nguyên nhân là do các mạch thần kinh bị chèn ép, khiến quá trình truyền…

Xem chi tiết

Bệnh án thoái hóa cột sống thắt lưng chứa nhiều thông tin quan trọng liên quan đến người bệnh. Dựa vào hồ sơ này mà người bệnh có thể nắm rõ được tình hình sức…

Xem chi tiết

Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn chưa phổ biến, được ít người biết đến nhưng lại mang đến hiệu quả trị liệu rất cao. Hơn nữa, cách chữa bệnh này…

Xem chi tiết

Thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối không là câu hỏi khiến rất nhiều người bệnh băn khoăn. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ khoa học không chỉ ảnh hưởng tích cực…

Xem chi tiết

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một biến chứng thường gặp của người bệnh bị thoái hóa đốt sống. Triệu chứng này là lời cảnh báo người bệnh cần sớm lựa…

Xem chi tiết

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà đem tới hiệu quả như thế nào cho người bệnh? Trong rất nhiều phương pháp điều trị, bấm huyệt là lựa chọn của không ít…

Xem chi tiết

Người bị thoái hóa khớp gối thường ít vận động do các cơn đau gây ra, ảnh hưởng đến việc đi lại của bệnh nhân. Vì thế, những bài tập yoga cho người thoái hóa…

Xem chi tiết

Phương pháp sử dụng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống đang được rất nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn tỏ ra băn khoăn về tác dụng chữa…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *