Viêm dạ dày HP

Viêm dạ dày HP là khi niêm mạc bao tử bị vi khuẩn HP tấn công gây viêm nhiễm. Có thể nói, đây là bệnh lý khá phổ biến và thường xuất hiện ở nhiều đối tượng với những triệu chứng khác nhau. Cùng tìm hiểu về viêm dạ dày có HP và phương hướng điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

viem da day hp
Viêm dạ dày HP là gì?

Đau dạ dày HP là gì?

Viêm dạ dày HP dương tính là tình trạng vùng tiêu hóa bị tổn thương do viêm nhiễm và có sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Thông qua một số cách thức chẩn đoán khác nhau, các bác sĩ sẽ kết luận viêm dạ dày HP âm tính hay bệnh viêm dạ dày HP dương tính.

Có tới 70% những bệnh nhân bị viêm dạ dày có sự xuất hiện và khu trú của loại vi khuẩn H. pylori này. Điểm đặc biệt ở loại vi khuẩn HP là chúng có thể sinh sống và phát triển trong môi trường acid dạ dày. Bản thân nó cũng có thể tiết ra men urease làm cho lượng acid trong dạ dày bị trung hòa, càng khiến chúng khó bị loại bỏ hơn.

Nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, không phải tất cả các trường hợp có sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori đều gây tổn thương ở dạ dày.

Chỉ đến khi số lượng vi khuẩn tăng lên, sự tàn phá mạnh cùng điều kiện lý tưởng như hệ miễn dịch kém, sinh hoạt không lành mạnh,…chúng sẽ gây viêm. Chúng ta gọi trường hợp này là HP viêm dạ dày và kèm theo nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.

viem da day hp
Sự hiển diện của khuẩn HP khiến niêm mạc bao tử bị tổn thương nghiêm trọng

Nguyên nhân bị viêm dạ dày HP

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là khiến cho vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Chúng có thể tấn công vào bất kỳ thời điểm nào thuận lợi và có thể lây lan từ những người dương tính HP sang cho những người đang khỏe mạnh.

Một số con đường lây truyền của viêm dạ dày HP k29 như:

  • Thông qua việc tiếp xúc bởi tuyến nước bọt hay tiết dịch từ những người dương tính HP.
  • Sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với người HP dương tính như dùng bàn chải răng, bát đũa ăn uống, cốc nước,…
  • Vi khuẩn HP còn có thể tồn tại ở phân của người mắc bệnh. Nếu người khỏe mạnh ăn thực phẩm sống có mầm bệnh chứa vi khuẩn cũng bị nhiễm HP.
  • Dùng chung các dụng cụ, thiết bị y tế chưa qua xử lý để tiệt trùng như dụng cụ nha khoa, ống nội soi,…

Như đã nói ở trên, không phải trường hợp dương tính HP nào cũng bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến người nhiễm HP bị viêm bao tử như:

  • Hệ miễn dịch suy giảm.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau tùy ý trong thời gian dài.
  • Dùng nhiều các chất độc hại, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Thường xuyên áp lực, mất ngủ, stress,…
  • Người bị HIV/AIDS, người bị ốm thường xuyên.
  • Trẻ nhỏ và người già.
  • Có thành viên trong nhà bị dương tính HP.

Viêm dạ dày vi khuẩn HP dương tính xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi biết đúng nguyên nhân mắc bệnh thì cách điều trị cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

viem da day hp
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh đau dạ dày

Triệu chứng của viêm dạ dày HP

Dấu hiệu viêm dạ dày HP thể hiện khá đa dạng. Một số biểu hiện cơ bản thường thấy ở những người dương tính HP như:

  • Đau tức ở vùng thượng vị: Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đồng hồ, đau âm ỉ khiến người bệnh khó chịu. Đây là dấu hiệu khá phổ biến và xuất hiện ở hầu hết những bệnh nhân HP dương tính. Đôi lúc, triệu chứng đau có thể lan sang các vùng khác, đau khi đói, sau khi ăn,…
  • Ợ chua, ợ hơi: Vi khuẩn H. pylori khiến cho acid dạ dày bị trung hòa, nồng độ tăng, tạo ra men gây trào ngược thực quản. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi và nóng rát ở bụng trên.
  • Buồn nôn, khó chịu: Đối với những người HP dương tính với tình trạng viêm nhẹ sẽ có cảm giác buồn nôn. Nặng hơn có thể dẫn tới tiêu chảy, nôn ói và mất nước liên tục gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh.
  • Chán ăn, sụt cân: Khi bao tử bị tổn thương sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn kém hiệu quả. Từ việc tiêu hóa không hiệu quả tạo cảm giác chán, ăn không còn ngon miệng. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng, mất kiểm soát.
  • Xuất huyết dạ dày: Một số tình trạng bệnh nặng có thể khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng gây ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng ở mức cảnh báo nguy hiểm và người mắc bệnh không thể chủ quan trước triệu chứng này.

Những biểu hiện trên là các triệu chứng thường gặp ở những người có vấn đề về tiêu hóa. Viêm hang vị dạ dày HP dương tính gây nên những tình trạng khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.

Dạ dày HP có nguy hiểm không?

Bị viêm dạ dày HP có lây không? Mức độ nguy hiểm khi niêm mạc tổn thương kèm theo dương tính với vi khuẩn HP là gì?

Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần nhận thức một cách chính xác mức độ rủi ro của bệnh. Trên thực tế, với những biểu hiện thông thường của người dương tính H. pylori gây viêm dạ dày hoàn toàn không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta biết cách chữa trị kịp thời và có các biện pháp phòng ngừa khoa học.

Có một số chủng HP cực kỳ nguy hiểm, chúng tăng nhanh về số lượng và độc tính gây nên một số triệu chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày: Gây nên tổn thương loét nghiêm trọng ở niêm mạc bao tử.
  • Thủng dạ dày: Là hiện tượng trên bao tử xuất hiện lỗ thủng gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Xuất huyết bao tử: Khi bị xuất huyết người bệnh sẽ có hiện tượng chảy máu tiêu hóa, gặp phải khi nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Ung thư: Một số chủng HP có khả năng gây viêm nhiễm nặng, từ đó hình thành các khối u trong dạ dày gây ung thư. Có tới 90% người bị ung thư bao tử có sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori. Nguy cơ thiệt mạng ở người bệnh là rất cao.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm khi bị viêm dạ dày HP dương tính, người bệnh cần sớm được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Cách chẩn đoán viêm dạ dày HP

Sự tiến bộ của y học giúp cho việc chẩn đoán bệnh trở nên nhanh chóng và độ chính xác cao. Hiện nay, để xác định đau dạ dày có HP hay không, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp như:

  • Chụp X-quang tiêu hóa: Phương pháp này giúp phát hiện được hiện tượng viêm loét, viêm trợt ở vùng niêm mạc bao tử. Thời gian cho kết quả X-quang cũng vô cùng nhanh chóng.
  • Lấy máu hoặc phân xét nghiệm: Trong kết quả phân tích máu và phân nếu xuất hiện miễn dịch kháng HP chứng tỏ đau dạ dày có dương tính với HP. Đây cũng là cách chẩn đoán nhanh chóng cho kết quả chính xác chỉ sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
  • Tiến hành nội soi tiêu hóa: Đây là cách chẩn đoán phổ biến nhất và cho kết quả chính xác. Nội soi dạ dày thông qua đường miệng, có thể thực hiện khi người bệnh tỉnh hoặc nội soi gây mê không gây khó chịu hay đau đớn. Ống nội soi sẽ giúp chụp lại hình ảnh của những vùng tổn thương, sinh thiết mẫu để kiểm tra sự tồn tại của HP.
  • Kiểm tra hơi thở người bệnh: Thiết bị đo lường độ phân giải của chất được giải phóng ra qua hơi thở của người bệnh sẽ giúp kiểm tra HP. Viêm dạ dày HP âm tính là gì? Chính là khi trong hơi thở không xuất hiện các khí do vi khuẩn HP thủy phân tạo ra độ phân giải phóng xạ nhỏ. Một số chất như NH3, ammonia, carbon dioxide.

Với các phương pháp và kỹ thuật hiện đại, việc chẩn đoán vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày có độ chính xác tới 90%. Từ đó, xác định phương pháp xử lý nhằm tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và trị viêm ở dạ dày.

viem da day hp
Có nhiều cách chẩn đoán để xác định bệnh nhân âm tính hay dương tính với khuẩn HP

Điều trị bệnh viêm dạ dày HP

Đối với đau dạ dày do vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa và gây viêm nhiễm sẽ có phác đồ điều trị riêng. Tùy vào từng thể trạng bệnh khác nhau mà các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ định hướng phương pháp xử lý nhằm triệt tiêu vi khuẩn HP trong dạ dày. Một số biện pháp chữa bệnh hiệu quả như:

Dựa theo phác đồ của Tây y

Bộ Y tế chia ra làm 4 phác đồ điều trị vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Cụ thể:

Phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc

Phương pháp này phù hợp với người bệnh chữa trị HP lần đầu và duy trì trong khoảng 10 – 14 ngày. 2 phác đồ chi tiết là:

  • Phác đồ 1: Dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày, sử dụng phổ biến là omeprazol với liều 1 viên mỗi lần, sử dụng ngày 2 lần. Kết hợp dùng kháng sinh tiêu diệt HP Amoxicillin, uống mỗi lần 1g, ngày 2 lần. Loại thứ 3 là dùng macrolid – Clarithromycin sử dụng 500mg/lần, ngày 2 lần.
  • Phác đồ 2: Thuốc omeprazol ức chế bơm PPI. Loại thứ 2 là Amoxicillin kháng sinh giúp diệt vi khuẩn HP, liều dùng 1g/lần. Loại thứ 3 là  Metronidazol dùng với liều 500mg/lần. Tất cả 3 loại thuốc sử dụng đúng liều và dùng 2 lần/ngày.

Phác đồ phối hợp 4 thuốc
Liệu trình kéo dài khoảng 10 – 14 ngày và được áp dụng khi phương pháp kết hợp 3 thuốc không thành công hoặc đã từng dùng Clarithromycin. 2 phác đồ của phương pháp điều trị này bao gồm:

  • Phác đồ 1:  Dùng thuốc ức chế bơm PPI và Tinidazole với liều 500mg/lần. 2 loại thuốc còn lại là Metronidazole (500mg/lần), Bismuth (60mg/lần). Cả 4 loại thuốc đều được chỉ định dùng 2 lần/ngày.
  • Phác đồ 2: Uống thuốc để ức chế bơm proton, dùng kết hợp với Amoxicillin (1g/lần), Clarithromycin (500mg/lần) và Metronidazole (500mg/lần). Tất cả 4 loại thuốc được kết hợp dùng theo phác đồ với liều quy định ngày 2 lần.

Phác đồ tiêu diệt HP nối tiếp

Phác đồ này được chỉ định dùng 2 thuốc trong 5 ngày đầu và tăng lên 3 thuốc trong 5 ngày tiếp theo. Điều trị 10 ngày liên tục với thuốc cụ thể như sau:

  • 5 ngày đầu: Sử dụng 2 thuốc là thuốc kháng sinh Amoxicillin và thuốc giúp ức chế bơm PPI.
  • 5 ngày sau: Sử dụng phối hợp 3 thuốc là dùng kháng sinh Clarithromycin kết hợp với Tinidazole và thuốc ức chế bơm PPI.

Chữa bệnh theo phác đồ cứu vãn

Phác đồ này được dựng lên khi mọi phác đồ chữa trị trên đều thất bại. Vi khuẩn HP vẫn tồn tại gây viêm nhiễm và đau đớn cho người bệnh. Phác đồ này là sự cứu vãn tình trạng bệnh dựa trên việc áp dụng thuốc bơm PPI ức chế vi khuẩn và kết hợp với các loại thuốc đặc hiệu khác nhau.

viem da day hp
Rất nhiều loại kháng sinh được kết hợp nhằm điều trị viêm và tiêu diệt vi khuẩn

Điều trị theo phương pháp dân gian

Một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và an toàn cho người bệnh là chữa trị theo dân gian. Một số phương pháp được đánh giá là hiệu quả để diệt vi khuẩn HP như:

  • Nghệ: Người bệnh có thể dùng nghệ như một loại gia vị trong nấu ăn hoặc sử dụng kết hợp cùng mật ong, nước dừa,… để có hiệu quả tốt.
  • Tỏi: Trong tỏi chứa thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng cường đề kháng. Bệnh nhân viêm dạ dày HP có thể dùng tỏi trong bữa ăn hoặc ngâm tỏi cùng rượu sử dụng mỗi ngày 1 – 2 chén.
  • Gừng: Tác dụng của gừng tươi có chức năng giảm tiết acid dạ dày, hạn chế vi khuẩn, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Gừng có thể cho vào trong chế biến thức ăn hoặc sử dụng vài lát gừng tươi hãm với nước ấm uống vào buổi sáng.

Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào thì người bệnh cần duy trì phác đồ điều trị đúng cách. Ngoài ra, việc kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP cực kỳ hiệu nghiệm.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để phòng ngừa nguy cơ dương tính HP, mỗi chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học.

Chế độ ăn uống khoa học

Một số lưu ý về ăn uống giúp phòng ngừa dương tính HP gây đau dạ dày và giúp những người bị viêm dạ dày HP chữa trị hiệu quả như:

Nên ăn:

  • Duy trì ăn uống khoa học, không dùng chung bát đũa, thìa với người khác. Nên ăn uống đúng giờ, nhai kỹ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa thành phần có công dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch như rau xanh, việt quất, nghệ vàng,…
  • Chỉ ăn thực phẩm sạch, rau củ không chứa các chất độc hại, thực phẩm chín.
viem da day hp
Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi viêm dạ dày HP

Nên kiêng:

  • Không nên ăn quá no hoặc quá đói và nạp quá nhiều chất dinh dưỡng trong một ngày vào cơ thể.
  • Không ăn những thực phẩm có khả năng làm tăng acid dạ dày và tăng triệu chứng bệnh như đồ chua cay, chất kích thích, nước uống có ga, cồn,…
  • Nên kiêng đồ ăn tái, sống như gỏi, salad, sushi,…

Thói quen sinh hoạt

  • Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt, không dùng chung với người khác, đặc biệt là người dương tính HP.
  • Nên có thái độ sống lạc quan, tích cực, tránh thức quá khuya, làm việc với áp lực lớn, stress,…

Với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về bệnh lý viêm dạ dày HP cùng các triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân dương tính H. pylori sẽ biết cách bảo vệ bản thân. Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cùng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Viêm dạ dày là một căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải do chế độ sinh hoạt không điều độ. Khi trong gia đình có người thân bị đau dạ dày thì "viêm dạ…

Xem chi tiết

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày khoa học là yếu tố tiên quyết giúp người bệnh nhanh hồi phục. Dù vậy, nhiều người vẫn còn chủ quan và cho rằng chỉ cần…

Xem chi tiết

Bệnh án viêm dạ dày chính là hồ sơ lưu trữ tất tần tật mọi thông tin về bệnh lý đường tiêu hóa. Nhờ có hồ sơ này mà người mắc viêm dạ dày sẽ…

Xem chi tiết

Viêm dạ dày là một bệnh lý thường gặp hiện nay ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh gặp phải rất nhiều triệu chứng có mức độ nặng nhẹ khác nhau…

Xem chi tiết

Viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày ở trẻ em ngày nay đã trở nên phổ biến hơn nên không ít phụ huynh lo lắng. Bệnh này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe…

Xem chi tiết

Bình luận (64)

  1. Tô Trần Lam says: Trả lời

    Bên trung tâm có hỗ trợ sắc luôn giùm cho người bệnh hay không? Mình đi làm bận bịu nhiều thứ, nói thật về còn phải làm việc thêm nên không có nhiều thời gian dư ra đặng mà sắc thuốc. Haisss

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Tô Trần Lam!
      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài thuốc của Trung tâm. Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống bận rộn của nhiều người bệnh, Trung tâm có thể hỗ trợ sắc sẵn thuốc và đóng gói thành từng túi nhỏ, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn thuốc của Trung tâm mà không cần lo lắng về việc phải sắc thuốc nữa nhé.
      Mời bạn đến trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102/ nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Phùng Ngọc Như Hoa says:

      Có cách chi phòng bệnh viêm dạ dày HP này hông dị mấy ní?

    3. Bạch Thiển says:

      Cách thì đầy nhen nhưng quan trọng là có chịu áp dụng vào hay không thôi ấy, nói gì nói chứ cái then chốt là làm sao để mà ăn uống, ngủ ngơi đồ cho khoa học hợp lý, tránh làm việc quá sức, thức khuya nhiều cũng ảnh hưởng đến bệnh nhiều lắm đó.

    4. Nguyễn Linh says:

      Chèn ơi tôi đọc trên mạng thấy mà sợ phát khiếp ra, không biết bệnh này có biến chứng gì nguy hiểm, ảnh hưởng tới tánh mạng lắm không? Tại do tôi thấy bệnh phổ biến nên cũng chủ quan, ít để tâm đến bệnh lắm

    5. Phan Thị Trinh Trinh says:

      Eo đừng chủ quan chị ơi, bệnh ni coi vậy chứ mà cũng đáng sợ lắm, bệnh ni không chữa để lâu nó thành viêm teo dạ dày, mà viêm teo mạn tính lâu dần nó phát triển thành ung thư dạ dày, này thì cực nguy hiểm luôn rồi đó

  2. hongoc.9801 says: Trả lời

    k biet o day co bac nao dung bai thuoc nhat nam binh vi khang ma do chua? cho toi xin mot chut chia se that voi, toi dang dinh uong bai thuoc nay nhung van con hoi lan tan mot chut y

    1. Bích Huyền says:

      Chị cứ dùng đi ạ em đang dùng thấy tốt lắm, ban đầu dùng có hơi hơi chưa quen sẽ thấy nó lâu nhưng mà được cái là thời gian lâu nhưng bù lại mình thấy được cái sự thay đổi tích cực của bệnh này hơn đó chị. Em dùng một thời gian thì thấy là bụng dưới đã không còn đau quặng thắt nhất là vào ban đêm nữa, cảm giác không còn ợ hơi ợ chua nên cũng thư thả hơn này. Bài thuốc thấy cũng ok lắm nên chị cân nhắc dùng cũng được đó chị, đây lúc mà em tìm hiểu em bấm vào đây xem, chị cũng bấm vào đây để coi nha https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-binh-vi-khang-chua-benh-da-day-bao-lau-thi-khoi-58212.html

    2. Huỳnh Nguyễn Thúy Quyên says:

      Ban nãy đọc còm men thấy có nhắc tới mấy người bệnh ở xa nhưng mà muốn trao đổi với bác sĩ thì phải đăng ký qua cái aop tên NNYV luôn, thì cái app đó có phải mất phí hay là gì không nhỉ mọi người? Thấy nhiều chỗ họ bắt đóng phí cũng nhiều lắm mới cho trao đổi dù chỉ là qua mạng

    3. Mei Thy says:

      Ko đâu phí phủng gì đâu, ngày trước t cũng sợ mất phí nhưng sau khi biết đến cái trung tâm này rồi tải app về trao đổi với bác sĩ thì được miễn phí, đúng là t cũng thấy nhiều chỗ buộc đóng phí vài trăm k nhưng bên này thì free nên cứ yên tâm tải về mà dùng, nhiều tiện ích với cả những bài báo chí về các bệnh học nữa, cũng useful

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *