Viêm Mũi Dị Ứng Bội Nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là bệnh lý có diễn biến khá phức tạp và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm các triệu chứng và nhận biết được các nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Tìm hiểu viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng nặng của bệnh viêm mũi dị ứng. Khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xác định nhầm một số chất vô hại là tác nhân xâm nhập. Lúc này cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách giải phóng histamin cùng các chất trung gian, làm khởi phát triệu chứng ở mũi, họng,….

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể xảy ra quanh năm và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm là những nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, những ai bẩm sinh bị vẹo vách ngăn, gai vách ngăn cũng khiến bệnh nặng hơn.
[pr_middle_post]
Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu những vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho biết bệnh nhân thường có xu hướng tiết IgE khi ở gần chất gây dị ứng như nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,… Lượng IgE trong máu cao khiến cơ thể giải phóng histamin khỏi protein và tăng nguy cơ bị viêm niêm mạc mũi và dễ gây bội nhiễm.
Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm còn do một số nguyên nhân sau đây gây nên:
- Cấu trúc mũi: Người bị dị tật bẩm sinh ở hốc mũi sẽ dễ bị kích thích từ tác nhân xấu. Từ đó, hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị viêm mũi dị ứng hơn đối tượng khác.
- Do di truyền: Trong gia đình có bố mẹ, ông bà mắc bệnh thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Các yếu tố di truyền còn tăng nguy cơ bị hen suyễn, da bị tổn thương hoặc bị viêm xoang,….
- Hệ miễn dịch yếu: Sức đề kháng yếu cũng là lý do cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công và gây tổn thương mũi thời gian dài, dẫn đến bội nhiễm.
- Các nguyên nhân khác: Hóa chất, nấm bụi, phấn hoa,… cũng có thể làm viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu người bệnh tiếp xúc nhiều trong thời gian dài.

[pr_middle_post]
Các triệu chứng của viêm xoang mũi dị ứng bội nhiễm
Nhìn chung, triệu chứng của bệnh khá giống với viêm mũi dị ứng, tuy nhiên sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.
- Hắt hơi: Người bệnh sẽ hắt hơi 1 cái hoặc nhiều hơn thế, sau khi hắt hơi sẽ thấy mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.
- Nghẹt mũi: Người bệnh có thể bị nghẹt luân phiên từng bên hoặc cả 2 bên. Tình trạng này sẽ tăng cao khi bạn ở trong môi trường điều hòa.
- Sổ mũi: Người bệnh chảy nước mũi trong, khó cầm lại được, đôi khi chỉ khụt khịt nhẹ. Có trường hợp sẽ chảy mũi ra sau họng và ho, khạc nhổ nhiều. Nước mũi có thể chuyển đặc, màu xanh hoặc vàng và mùi hôi khó chịu.
- Ngứa mũi: Ngứa mũi gây khó chịu và người bệnh phải lấy tay dụi mũi thường xuyên, tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường khá giống với các bệnh lý khác tại đường hô hấp nên người bệnh thường chủ quan, điều trị không đúng cách. Vậy nên bạn cần đến địa chỉ uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn hướng chữa trị phù hợp.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không?
Các chuyên gia của Nhất Nam Y Viện cho biết, viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa người bệnh. Nếu chữa bệnh đúng cách thì sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu như không chữa sớm hoặc chữa sai cách thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như:

- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản do 2 bên hốc mũi bị tắc nghẹt, người bệnh khó thở bằng mũi và thở bằng miệng. Điều này để lâu sẽ làm thanh quản bị sưng viêm, đau nhức khó chịu.
- Viêm xoang: Chảy dịch mũi liên tục sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus phát triển, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi. Chất nhầy ứ đọng lâu ngày sẽ cản trở việc dẫn lưu, viêm nhiễm khoang xoang tăng nguy cơ viêm xoang mãn tính.
- Viêm họng: Họng và mũi là 2 cơ quan thông nhau, khi dịch ở mũi chảy xuống họng sẽ gây viêm họng, đau họng kéo dài. Ngoài ra, việc thở bằng miệng lâu ngày khi ngủ cũng khiến dịch chảy xuống họng gây khó chịu.
- Hen suyễn: Ống phế quản bị sưng khiến việc hô hấp khó khăn, ngực đau thắt và tăng nguy cơ hen suyễn. Bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu không kiểm soát kịp thời.
- Ảnh hưởng đến tai: Tai có liên quan trực tiếp đến mũi họng và cũng bị ảnh hưởng nếu mũi bị viêm. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể bị viêm tai giữa, giảm thính giác nếu không xử lý bệnh kịp thời.
[pr_middle_post]
Gợi ý các cách chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả
Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như đời sống hằng ngày của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy những bất thường bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Hiện nay, có khá nhiều cách có thể đẩy lùi bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như cơ địa mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp nhất cho bạn.
Sử dụng mẹo dân gian
Ở một số trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể dùng các mẹo đơn giản tại nhà để đẩy lùi bệnh. Phương pháp này giúp giảm dịch nhầy trong mũi, đường thở thông thoáng và loại bỏ các vi khuẩn gây hại, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

- Nước ép tỏi: Tỏi có thể loại bỏ vi khuẩn, virus ở niêm mạc mũi bởi nó có tính sát trùng khá mạnh. Bạn hãy dùng nước ép tỏi trộn cùng dầu vừng theo tỷ lệ 1:1, sau đó lấy tăm bông thấm dung dịch và đặt lên mũi.
- Sử dụng nước muối: Nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy trong hốc mũi, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Vậy nên bạn có thể dùng loại dung dịch này để rửa mũi mỗi ngày.
- Xông hơi: Các thảo dược như gừng, sả, lá trầu…. có thể dùng đun lấy nước và xông hơi mỗi ngày. Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn trong mũi và đồng thời làm bạn thở dễ dàng hơn.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây
Thuốc Tây sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, cách dùng đơn giản, các thuốc viêm mũi dị ứng cũng khá dễ mua. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều dùng, cách dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc giúp loại bỏ ổ viêm, ngăn vi khuẩn phát triển và được dùng tối đa trong 3 – 5 ngày.
- Thuốc giãn phế quản: Mục tiêu là hạn chế cơn ho, hạn chế biến chứng và chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc giúp hạn chế sự phóng thích histamin quá mức, đẩy lùi viêm nhiễm, bạn có thể dùng thuốc dạng xịt hoặc uống.
- Thuốc giảm viêm: Thuốc hỗ trợ giảm phù nề, viêm nhiễm, chảy nước mũi ở người bệnh.
- Thuốc long đờm: Nếu bị ho do dịch tiết từ mũi chảy xuống bạn có thể dùng loại thuốc này.
- Thuốc giảm phù nề: Viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây sưng đau, phù nề thì có thể dùng nhóm thuốc này.

[pr_middle_post]
Hướng dẫn phòng ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Để phòng ngừa bệnh tái phát bạn có thể ăn uống đủ chất và giữ lối sống khoa học, lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa những dấu hiệu của bệnh quay trở lại.
- Vệ sinh sạch sẽ mũi họng bằng nước muối mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Luôn đảm bảo không gian sống thoáng sạch, không bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều bụi bẩn.
- Bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu, đồ đông lạnh….
- Tránh xa những tác nhân gây dị ứng như lông động vật, hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn,…
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, che chắn thật cẩn thận. Vào những ngày giao mùa nên mặc ấm, quàng khăn để tránh gió.
- Nên dùng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong phòng và hạn chế ngồi quá lâu trong môi trường điều hòa.
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và nên đi khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm đang khá phổ biến thời gian vừa qua. Có thể nói, bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, đời sống thường ngày của người bệnh, vậy nên bạn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị để sớm đẩy lùi bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì lối sống khoa học để nâng cao hệ miễn dịch và phòng bệnh tái phát.