Cách xử lý mề đay ở trẻ em an toàn và nhanh chóng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCách xử lý mề đay ở trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Ngày nay, môi trường ô nhiễm khiến trẻ có khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhiều hơn, dẫn đến nổi mề đay và mẩn ngứa. Vì vậy, trong bài viết sau đây, chuyên trang sẽ giúp bạn tổng hợp các phương pháp Đông, Tây Y và mẹo dân gian giải quyết nổi mề đay cho trẻ tốt nhất hiện nay!
Cách xử lý mề đay ở trẻ em tối ưu và an toàn
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Trẻ nhỏ có làn da mỏng và nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên ngoài môi trường. Từ đó, gây ra các bệnh lý về da đặc biệt là nổi mề đay. Khi gặp tình trạng này, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ trên da, có cảm giác khó chịu và quấy khóc liên tục.
Mặt khác trẻ nhỏ có thói quen dùng tay gãi khi bị ngứa do đó nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng khi bị nổi mề đay cũng cao hơn so với người lớn. Nếu không được can thiệp kịp thời, các vết thương có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi nấm ngoài môi trường xâm nhập vào sâu bên trong. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh, ba mẹ cần có cách xử lý mề đay ở trẻ em kịp thời và tốt nhất.
Dưới đây là những cách xử lý nổi mề đay ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay, bao gồm các phương pháp Đông, Tây Y kết hợp sử dụng dược liệu tự nhiên để xử lý bệnh tại nhà.
Cách xử lý nổi mề đay ở trẻ em bằng Tây Y
Một trong những cách xử lý mề đay ở trẻ em đang được nhiều ba mẹ áp dụng nhất hiện nay là dùng các loại thuốc Tây. Phương pháp này mang lại kết quả nhanh chóng tuy nhiên có thể kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.
Tùy theo độ tuổi, thể trạng và mức độ bệnh lý của từng trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc xử lý mề đay sau đây.
Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình sản sinh Histamin tự nhiên trong cơ thể, từ đó giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da. Các loại kháng Histamin thường được dùng cho bé là:
- Cách loại bỏ mề đay cho bé bằng thuốc kháng Histamin đường uống: Loratadin, Zantac, Tagamet, Cetirizine, Fexofenadine,…
- Xử lý mề đay ở trẻ em bằng thuốc kháng Histamin đường bôi: Kem Benadryl,…
Thuốc chống viêm có chứa Corticosteroid: Loại thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị nổi mề đay ở mức độ nặng, đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và không còn phản ứng với các loại thuốc kháng Histamin thông thường.
Thuốc loại trừ hen suyễn: Các loại thuốc xử lý hen suyễn cũng có tác dụng trừ ngứa và ngừa các nốt mẩn đỏ lan rộng trên cơ thể bé. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có dược tính tương đối cao, rất dễ gây ra các tác dụng phụ như sưng phù, thâm tím và chảy máu,… Do đó, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng và tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Các mẹo dân gian xử lý nổi mề đay ở trẻ em
Bên cạnh những bác thuốc Đông, Tây Y, cách xử lý mề đay ở trẻ em bằng các mẹo dân gian cũng là phương pháp đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Đối với các trường hợp nhẹ khi trẻ mới xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, ba mẹ có thể khắc phục ngay bằng những phương pháp đơn giản sau đây:
- Loại bỏ dị nguyên gây ngứa: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mề đay ở trẻ em là do bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng ngoài môi trường như lông động vật, hóa chất, phấn hoa,… Vì vậy, ngay từ khi các nốt mẩn đỏ mới chỉ tập trung ở một khu vực nhỏ – nơi da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, ba mẹ cần giúp bé rửa sạch vùng da đó để tránh các triệu chứng lan rộng.
- Chườm khăn lạnh: Một trong những cách xử lý mề đay ở trẻ em đơn giản nhất là sử dụng khăn chườm lạnh. Bạn hãy lấy một chiếc khăn bông lạnh hoặc thấm nước mát, đắp lên vùng da bị mẩn đỏ của bé trong khoảng 10 – 15 phút, chắc chắn cảm giác khó chịu và hiện tượng sưng tấy trên da sẽ nhanh chóng biến mất.
- Tắm cho trẻ bằng nước lá khế: Dùng một nắm lá khế rửa sạch và đem đun sôi với nước. Sau đó, đổ ra chậu và hòa thêm nước mát đến khi thấy đủ độ ấm thì dùng để tắm trực tiếp cho trẻ.
- Cách xử lý mề đay ở trẻ em bằng lá kinh giới: Ba mẹ hãy dùng một nắm lá kinh giới hay giả tô, đem rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hết các bụi bẩn. Sau đó cho lên chảo sao vàng rồi dùng một chiếc khăn mỏng hoặc miếng gạc để bọc lại. Chườm trực tiếp bọc lá kinh giới lên vùng da trẻ bị nổi mề đay.
- Cách đẩy lùi nổi mề đay ở trẻ bằng sài đất: Sài đất có tính kháng khuẩn, chống viêm cao nên thường được sử dụng trong các bài thuốc xử lý bệnh ngoài da, bao gồm chứng nổi mề đay ở trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chuẩn bị khoảng 30g lá sài đất, 10g lá thương nhĩ, 15g hoa kim ngân đem rửa sạch và sắc lấy nước tắm cho trẻ mỗi ngày.
Giống như các bài thuốc Đông Y, cách loại bỏ mề đay ở trẻ em bằng mẹo dân gian cũng ưu tiên sử dụng các dược liệu tự nhiên, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể non nớt của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian xử lý thường kéo dài và không phát huy tác dụng với những trường hợp bệnh nặng.
Do đó, nếu sau một thời gian áp dụng những triệu chứng nổi mề đay trên cơ thể bé không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn, ba mẹ cần chủ động đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Những lưu ý khi thực hiện các cách xử lý mề đay ở trẻ em
Cách loại bỏ mề đay ở trẻ em giúp ba mẹ khắc phục nhanh triệu chứng của bệnh, đồng thời loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và làm sạch da cho bé. Tuy nhiên để quá trình xử lý đạt kết quả tốt nhất, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng các cách xử lý mề đay ở trẻ em. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất và rút ngắn thời gian xử lý cho bé.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Tây để loại bỏ chứng nổi mề đay cho trẻ. Bởi lẽ, trẻ nhỏ có cơ địa và hệ miễn dịch yếu, nếu ba mẹ cho bé dùng không đúng loại thuốc hoặc tự ý gia giảm liều lượng, rất có thể sẽ kéo theo các phản ứng phụ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Trong quá trình áp dụng các cách loại bỏ mề đay ở trẻ em, ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món cay nóng, thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản,…
- Luôn giúp bé vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm trú ngụ và gây hại trên da.
- Không để bé mặc đồ bó sát và chú ý giữ ấm khi trời chuyển lạnh.
- Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường.
Trên đây là những cách xử lý mề đay ở trẻ em an toàn và tối ưu nhất hiện nay. Tùy theo cơ địa và mức độ tiến triển bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho từng bé. Ba mẹ hãy cố gắng tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để bảo vệ tối đa sức khỏe và làn da của bé!
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay
Bác em lớn tuổi rồi, cũng ngoài 60, bị mề đay mãn tính, giờ đề kháng yếu, cũng bị nhiều bệnh. Không biết có nên giới thiệu cho bác dùng Tiêu ban hoàn bì thang không nhỉ?
Bài thuốc này dùng được cho cả những người lớn tuổi, bị các loại bệnh nền như dạ dày, gan, thận, tiểu đường,… đều dùng oke nha. Thuốc toàn dùng dược liệu tự nhiên, lành tính, sạch sẽ, hạn chế được các các dụng phụ, nhờn thuốc, hay phụ thuốc thuốc đấy. Tôi dùng bài thuốc này cũng thấy khỏe, tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch nha. Tôi có lưu bài viết này, chị đọc thêm nha: https://nhatnamyvien.org/kinh-nghiem-chua-di-ung-thoi-tiet-noi-me-day-cua-nu-giam-doc-37736.html
trung tâm ơi, em chỉ rảnh buổi tối, muốn được đến đây khám bệnh thì phải làm sao?