Cách Bấm Huyệt Trị Đau Dạ Dày Chính Xác Ngay Tại Nhà

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Theo các nghiên cứu khoa học, cách bấm huyệt trị đau dạ dày trong y học cổ truyền có tác dụng làm giảm các cơn đau, tức bụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng cách theo chỉ dẫn. Để tìm hiểu kỹ hơn về tiến trình thực hiện bấm huyệt đau bao tử cũng như lưu ý khi áp dụng phương pháp này, hãy cùng theo dõi bài viết sau!

Tham khảo : cách chữa đau dạ dày tại nhà không dùng thuốc

Công dụng của phương pháp bấm huyệt trị đau dạ dày

Bấm huyệt trị liệu có nguồn gốc từ y học cổ truyền, được nghiên cứu, phát triển và lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ ngàn đời nay. Trong đó, bấm huyệt trị đau dạ dày là một trong những phương pháp phổ biến, hiệu quả bậc nhất.

Theo lý luận Đông Y, đau dạ dày còn được gọi là chứng “vị quản thống”. Tình trạng đau đớn xuất hiện là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều thực phẩm kém lành mạnh dẫn đến khí huyết ngưng trệ ở các cơ quan Tỳ và Vị. Hiện tượng này kéo dài lâu sẽ gây suy giảm chức năng của dạ dày và hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng đau dạ dày, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…

Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ sẽ sử dụng từ các đầu ngón tay để bấm vào các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan đến hệ tiêu hóa. Quá trình này giúp giải phóng khí trệ, thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết, giải trừ phong thấp, độc tố trong cơ thể. Sau khi phá uất, giải độc, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái, giảm bớt đau đớn.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng phương pháp bấm huyệt dùng trong trị đau dạ dày chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội, cần nhanh chóng đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt trị đau dạ dày

Bấm huyệt đau dạ dày có thể giúp người bệnh cắt cơn đau nhanh chóng, hiệu quả, lại không cần đến kỹ thuật cao. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện các phương pháp trên ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài thông tin sau nếu không muốn xảy ra các rủi ro không mong muốn.

  • Không thực hiện phương pháp bấm huyệt trị đau dạ dày cho bệnh nhân mới phẫu thuật vùng bụng hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú.
  • Nên cắt móng tay trước khi bấm huyệt để tránh gây vướng víu, đau đớn, tổn thương da trong quá trình tiến hành.
  • Rửa tay sạch sẽ, lau khô trước khi bấm để loại bỏ sạch vi khuẩn.
    Không bấm huyệt lên những nơi đang có vết thương hở hoặc bị nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng lực vừa phải, không nên ấn quá mạnh bởi điều này có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.
  • Nên thực hiện bấm huyệt trị đau dạ dày vào buổi sáng sớm, sau khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đây là lúc phương pháp phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Không nên bấm huyệt sau khi ăn no hoặc khi bụng quá đói.
  • Cần đảm bảo rằng mình xác định đúng vị trí huyệt trước khi bấm, làm theo đúng chỉ dẫn.
  • Phương pháp chỉ phù hợp với những người bị đau dạ dày dạng nhẹ, giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau, cải thiện triệu chứng. Nếu bạn mắc các bệnh lý nghiêm trọng về đường tiêu hóa, nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị chuyên sâu.

Xem thêm : nên làm gì khi bị đau dạ dày

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng cách bấm huyệt

Bấm huyệt trị đau dạ dày là phương pháp hiệu quả, giúp loại bỏ cơn đau. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, người bệnh cần thực hiện phương pháp đúng cách, theo đúng chỉ dẫn. Nếu không, liệu pháp này có thể vô tác dụng, thậm chí dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Dưới đây là quy trình chi tiết bạn có thể tham khảo.

Xoa bóp bụng trước khi bấm huyệt

Trước khi thực hiện bấm huyệt trị đau dạ dày, người bệnh nên làm nóng vùng bụng quanh dạ dày để kích hoạt lưu thông khí huyết, làm mềm mô, tăng cường nhu động ruột. Ngoài ra, việc xoa bóp còn giúp cơ thể thích ứng dần với lực từ bàn tay, khiến người bệnh không bị đau, khó chịu khi tiến hành bấm huyệt.

Người bệnh thoa một lớp tinh dầu mỏng lên trên bụng để việc xoa bóp trở nên dễ dàng, đồng thời cơ bụng được thư giãn tốt hơn. Sau đó thực hiện xoa bóp vùng bụng theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Xoa vuốt bụng

Người bệnh nằm thẳng ở trên một mặt phẳng, thư giãn, thả lỏng cơ bụng. Sau đó, hãy đặt 2 tay lên trên rốn, rồi trượt tay lên nhau theo chuyển động tròn từ trái sang phải để làm mềm, nóng các cơ vùng bụng.

  • Bước 2: Xoa bóp cơ bụng

Dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ cơ bụng rồi dần kéo lên cao, sau đó thả xuống. Thực hiện động tác này 5 lần sẽ kích thích lưu thông khí huyết. Sau đó, dùng bàn tay nhào bóp cơ bụng từ trên xuống dưới 5 lần để kích thích sâu vào bộ phận bên trong hệ tiêu hóa, giúp bấm huyệt trị đau dạ dày đạt hiệu quả hơn.

bam huyet tri dau da day
Xoa bóp bụng là bước khởi động để bấm huyệt trị đau dạ dày đạt hiệu quả cao
  • Bước 3: Day, ấn khung đại tràng

Người bệnh tiếp tục dùng các đầu ngón tay để day, ấn nhẹ nhàng vùng bụng dọc theo khung đại tràng, giúp thư giãn bộ phận này hiệu quả.

  • Bước 4: Ấn cơ

Úp 2 bàn tay lên phía ngoài vùng bụng. Sau đó, ấn lần lượt các ngón tay dần về phía trong bụng. Thực hiện động tác này liên tục 3 – 4 lần.

  • Bước 5: Rung cơ

Sử dụng hai bàn tay để nắm phần thịt ở chính giữa bụng. Sau đó nhấc nhẹ lên rồi hạ xuống với tần suất nhanh, mạnh để rung cơ bụng.

  • Bước 6: Lắc cơ bụng

Xoa hai bàn tay cho nóng rồi thực hiện lắc cơ bụng từ trái sang phải và ngược lại, mỗi bên 3 lần. Sau đó, tiếp tục dùng 2 tay nắm chặt 2 cổ chân rồi tiến hành rung chân để cơ bụng được vận động một cách gián tiếp.

Tiến hành bấm huyệt trị đau dạ dày

Sau khi đã khởi động và làm nóng vùng bụng, người bệnh bắt đầu xác định vị trí các huyệt đạo liên quan đến đường tiêu hóa và thực hiện bấm huyệt. Theo các chuyên gia y học cổ truyền, có 5 huyệt đạo chính bạn cần bấm huyệt trị đau dạ dày, đó là huyệt cự khuyết, huyệt lậu cốc, huyệt thượng quản, huyệt công tôn, huyệt túc tam lý.

Cách bấm huyệt Cự khuyết

  • Vị trí huyệt: Huyệt cự khuyết nằm trên đường thẳng giữa bụng, ngay giữa buồng tim, cách rốn 6 thốn về phía trên.
  • Hướng dẫn bấm huyệt: Người bệnh sử dụng đầu ngón tay cái day và ấn vào huyệt cự khuyết liền trong 1 phút rồi thả ra, thực hiện động tác 5 lần liên tiếp, mỗi ngày 1 – 2 lần
  • Tác dụng: Giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường ruột và dạ dày như co thắt dạ dày, hẹp thực quản, nóng ran lồng ngực, tiết dịch vị dạ dày quá nhiều.

Cách bấm huyệt Trung quản

  • Vị trí huyệt: Ở chính giữa bụng, nằm trên rốn khoảng 4 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Lấy đầu ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt trong vòng 30 giây rồi thả ra.
  • Tác dụng: Tạo cảm giác tê bên trong thành dạ dày, loại bỏ nhanh chóng cơn đau.
bam huyet tri dau da day
Bấm huyệt trung quản là cách dứt điểm cơn đau nhanh chóng chỉ sau vài phút

Cách bấm huyệt Thượng quản

  • Vị trí huyệt: Nằm trên đường thẳng nối giữa huyệt Cự khuyết và rốn, phía dưới huyệt Cự khuyết 1 thốn và trên rốn 5 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Sử dụng đầu ngón tay cái ấn, day vào huyệt Thượng quản liên tục trong vòng 1 phút, thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng, tối. Sau 10 – 15 ngày, các cơn đau và bệnh lý dạ dày sẽ dần thuyên giảm.
  • Tác dụng: Loại bỏ ngay các cơn đau dạ dày sau khi thực hiện, cải thiện triệu chứng sôi bụng, tức bụng, buồn nôn.

Cách bấm huyệt Thiên xu

  • Vị trí huyệt: Nằm trên đường thẳng ngang với rốn, cách rốn 2 thốn về bên phải.
  • Hướng dẫn thực hiện: Lấy 2 đầu ngón trỏ và ngón cái day, bấm huyệt trong vòng 2 phút.
  • Tác dụng: Dứt nhanh cơn đau dạ dày, hỗ trợ một số bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, tắc ruột.

Cách bấm huyệt Công tôn

  • Vị trí huyệt: Ở giữa đầu và thân sau xương đốt 1 của bàn chân, bên trên mắt cá chân 3 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng đầu ngón giữa và ngón trỏ bấm vào huyệt Công tôn trong vòng 2 phút, thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Thực hiện trong vòng 2 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả.
  • Tác dụng: Giảm nhanh các cơn đau, tức bụng.

Cách bấm huyệt Thái xung

  • Vị trí huyệt: Trên mu bàn chân, cách vị trí giữa ngón cái và ngón trỏ 3 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng đầu ngón cái bấm vào huyệt Thái xung bằng lực vừa phải trong vòng 2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Tác dụng: Giảm nhanh các cơn đau vùng thượng vị dạ dày.

Cách bấm huyệt Túc tam lý

  • Vị trí: Nằm ở vùng đầu gối. Xác định bằng cách đặt hai tay lên đầu gối, điểm đầu ngón tay áp út chính là vị trí của huyệt Túc tam lý.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay day ấn mạnh vào vị trí huyệt trong 2 phút, sẽ có cảm giác căng tức tại chỗ và tê chân. Nên thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
  • Tác dụng: giúp giảm cơn đau nhanh chóng; hiệu quả trong điều trị táo bón, tiêu hóa kém, viêm ruột, nôn ói.

Cách bấm huyệt Nội quan

  • Vị trí: Ở giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé phía trong cổ tay, cách đường chỉ cổ tay 2 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan trong khoảng 2 phút, lực đủ mạnh để cảm nhận được cảm giác căng tức tại chỗ.
  • Tác dụng: Lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng.
bam huyet tri dau da day
Huyệt nội quan cũng có mối liên hệ mật thiết với đường tiêu hóa, giúp giảm đau dạ dày

Cách bấm huyệt Lậu cốc

  • Vị trí huyệt: Thuộc đường thẳng thẳng mắt cá chân, nằm phía trên mắt cá 6 thốn.
  • Hướng dẫn thực hiện: Dùng các đầu ngón trỏ và ngón giữa ấn, day mạnh vào 2 huyệt lậu cốc ở 2 chân.
  • Tác dụng: Điều trị triệu chứng nhão, da dạ dày, đau rát dạ dày, cải thiện chức năng, làm thuyên giảm các chứng sôi bụng, chướng bụng, buồn nôn, nấc cụt.

Cách bấm huyệt Tam âm giao trị đau bao tử

  • Vị trí huyệt: Huyệt Tam âm giao hội tự giữa 3 kinh âm ở chân, đó là: Kinh Tỳ, kinh Thận và Can. Huyệt nằm bên mặt trong bắp chân, được xác định bằng cách đo từ đỉnh của mắt cá đo lên 3 thốn.
  • Cách thực hiện: Bạn dùng ngón tay cái day vào huyệt Tam âm giao cho đến khi vị trí này có cảm giác nóng. Lặp lại kỹ thuật này ở bên chân còn lại và mỗi ngày áp dụng 2 lần. Nên kiên trì bấm huyệt khoảng 10 – 15 ngày.
  • Tác dụng: Giúp thông khí trệ, ích thận, sơ can, điều huyết và bổ thận. Bên cạnh đó cũng giúp điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, đẩy lùi mề đay mẩn ngứa, bí tiểu và thần kinh suy nhược, rối loạn kinh nguyệt (ở nữ).

GỬI CÂU HỎI NGAY, CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Trên đây là một số cách đơn giản cũng như lưu ý khi bấm huyệt trị đau dạ dày. Nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn trên, người bệnh có thể cắt cơn đau nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng đau bao tử hữu hiệu.

Thông tin tham khảo

Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể của chúng ta và cách nhận biết dấu hiệu đau dạ dày là những mối quan tâm không của riêng ai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Xem chi tiết

Uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề các chị em phụ nữ khi mang thai rất quan tâm. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ít…

Xem chi tiết

Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn hẳn là băn khoăn của không ít bệnh nhân. Việc uống thuốc đúng cách, đúng thời điểm là một trong những điều rất quan trọng. Bài…

Xem chi tiết

Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ. Khi có tin vui, cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi từ hormone đến…

Xem chi tiết

Khám dạ dày ở bệnh viện nào uy tín và đảm bảo chất lượng không phải ai cũng biết. Tại Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh đều có khá nhiều các bệnh viện, trung…

Xem chi tiết

Để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thành công, việc tìm được một lương y chữa dạ dày giỏi, có tâm là yếu tố quan trọng, người bệnh nên chú trọng.…

Xem chi tiết

Tết đến xuân về là thời điểm mọi người đều ăn uống thả ga, tiệc tùng liên miên. Niềm vui năm mới, gia đình quây quần là điều mà ai cũng mong muốn. Thế nhưng,…

Xem chi tiết

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê có đến 85% dân số mắc bệnh liên quan đến cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu…

Xem chi tiết

Bình luận (78)

  1. Cao Nguyên Phi Phi says: Trả lời

    Em đang uống sữa nghệ hỗ trợ dạ dày, nếu giờ mà uống thêm thuốc nhất nam bình vị khang đây nữa thì có vấn đề gì k ạ mn?

  2. Trần Ngọc Phú says: Trả lời

    Bé nhà em còn nhỏ quá em không dám dùng biện pháp bấm huyệt này ạ, em muốn hỏi bé 9 tuổi dùng được thuốc nhất nam bình vị khang chưa, có phải phòng ngừa kiêng khem món gì khi dùng thuốc này không ạ? Mong mọi người chia sẻ cho em ạ

  3. Bảo Nyy says: Trả lời

    Dạo đây mình cứ cảm thấy bụng dạ nó cứ nôn nao thế nào ấy, cảm giác như lúc nào cbungj cũng sôi lên, khôn có đau âm ỉ nhưng mà nhiều lúc nhói lên mà mỗi lần nhói là mình phải cau mày nhăn mặt vì đau ấy, ăn uống thấy cũng tệ đi, không thấy ngon gì hết, đi khám ra bác sĩ bảo bị dạ dày, cho thuốc về uống mình thấy uống cũng không hết, đỡ thì có đỡ chút thôi, đang định đổi cách chữa thì gặp bài bấm huyệt này đây, mọi người ai chữa cách này mà thành công chưa vậy ạ ??

  4. Nguyễn Mai says: Trả lời

    Cho em hỏi tại sao đau bụng dưới mà bấm huyệt ở bàn chân vậy ạ? Em thấy hơi kỳ nên thắc mắc, thường thì người ta đau bụng bấm huyệt ở bụng chứ ai lại bấm ở bàn chân bao giờ :v

  5. Mỹ Hạnh says: Trả lời

    Cho em hỏi là trẻ con bị đau dạ dày thì có dùng cách bấm huyệt này được không vậy, con em lúc ăn no cháu rất hay kêu bị đau tức bụng ở vùng với buồn nôn, do là cháu năm nay mới 7 tuổi nên em không muốn cho con dùng thuốc thang gì cả ý mọi người

  6. Tú Cẩm says: Trả lời

    Mọi người ơi cho em hỏi em thựuc hiện bước xoa bóp bụng trước khi bấm huyệt rất kỹ, cũng áp dụng đúng cách mà bài viết chỉ bấm huyệt nhưng mà sao dạ dày vẫn không đỡ đau vậy ạ?

  7. Lạc Quan Liễu Liễu says: Trả lời

    Mọi người cho em hỏi nếu đến khám dạ dày ở trung tâm nất nam y viện đây thì quy trình khám chữa như nào ạ, có cần phải đợi lấy số thứ tự rồi đúng ngày đến gặp không hay sao, do trước giờ em chưa có đi khám tư nhân bao giờ, toàn bv công nên không rõ qu trình lắm.

  8. Thanh Mai says: Trả lời

    Em muốn hỏi là bị trào ngược dạ dày thể nhẹ, không có nhiều triệu chứng nguy hiểm, chỉ đau bụng với cảm giác axic trào lên rát cổ họng thôi thì có cách nào chữa an toàn tại nhà không mọi người, nhẹ mà uống thuốc em cũng ngại quá.

  9. Nguyễn Cát Tường says: Trả lời

    Mình sinh em bé xong cũng được 9 tháng rồi, bụng đau nhiều với cả hay buồn nôn, cơ thể mệt mỏi đặc biệt là khi vừa ăn no xong cứ có cảm giác thức ăn cồn cào trào ngược lên miệng ấy. Đây có phải là tình trạng trào ngược dạ dày không vậy mọi người, có cách nào chữa mà an toàn không, dùng thuốc sợ cơ địa mình yếu ấy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *