Huyệt Hợp Cốc Và Lợi Ích Với Sức Khỏe Khi Tác Động
Huyệt Hợp Cốc được xem như “tủ thuốc vạn năng” có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết chi tiết về vị trí, tác dụng của huyệt, biện pháp tác động lên huyệt vị này sao cho hiệu quả, mọi người có thể xem thêm trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về huyệt Hợp Cốc
So với các huyệt vị khác, Hợp Cốc huyệt được xem là một trong những huyệt đạo quan trọng và có phạm vi ảnh hưởng rộng. Trước khi đi vào tìm hiểu công dụng, cách tác động, các bạn nên tìm hiểu về vị trí của điểm huyệt này.
Huyệt Hợp Cốc là gì?
Hợp Cốc là huyệt đạo nằm trong số 365 huyệt vị trên cơ thể người và thuộc huyệt thứ tư của kinh Đại Đường. Đồng thời là một trong 6 huyệt chuyên điều trị vùng đầu, mắt, miệng. Vậy nên trong Y học cổ truyền, điểm huyệt này còn được xem là “tủ thuốc vạn năng” của cơ thể để phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Xem thêm: Huyệt Nội Quan Và Cách Tác Động Chữa Bệnh Hiệu Quả
Xét theo nghĩa, “Hợp” được hiểu là hợp nhất với nhau, “Cốc” mang ý nghĩa là cái hang, hốc hoặc khoảng khe giữa 2 dòng suối. Huyệt nằm ở khe nối giữa ngón tay cái với ngón tay trỏ. Khi mở rộng 2 ngón tay này, huyệt sẽ có hình dạng như chỗ gặp nhau của miệng hang, miệng hổ. Vì thế chúng còn được biết đến với tên gọi là huyệt Hổ Khẩu.
Vị trí huyệt Hợp Cốc
Huyệt Hợp Cốc là giao điểm nối từ bàn tay tới đại tràng thông qua hàng trăm điểm mạch và các kinh mạch khác nhau. Vì thế, Hợp Cốc là huyệt vị có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi hơn so với nhiều huyệt vị khác. Trong các tài liệu Y học cổ truyền, việc xác định huyệt Hợp Cốc có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau.
Đầu tiên, bạn cần xòe rộng cả bàn tay, đặc biệt là ngón tay trỏ và ngón tay cái. Lấy nếp gấp ngón tay cái ở bên kia đặt vào đúng vị trí nếp gấp giữa da của ngón tay vừa xòe rộng. Huyệt cần tìm sẽ nằm dưới ngón tay cái, khi ấn hay nhấn mạnh vào sẽ có cảm giác ê tức. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định huyệt bằng cách khép ngón cái, ngón trỏ vào nhau. Vị trí xương lõm ngay ngón tay trỏ và ngón cái chính là huyệt vị mà bạn cần tìm.
Nếu tiến hành giải phẫu, chúng ta sẽ thấy lớp dưới da là phần cơ gian cốt mu bàn tay, bờ trên cơ khép ngón tay, trên bờ gân cơ duỗi dài. Những nhánh của dây thần kinh xoay và dây thần kinh trụ. Phần da ở đây bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh vị trí C6 – C7.
Tác dụng của huyệt Hợp Cốc
Khi được tác động đúng cách bằng việc bấm huyệt hay châm cứu, huyệt Hợp Cốc sẽ mang lại hiệu công dụng như sau:
- Giúp ổn định đường ruột, dạ dày: Nằm ở vị trí đắc địa, là sợi dây nối giữa đại tràng tới chân nhằm đưa khí vào dạ dày, lá lách, bài trừ vi khuẩn có hại cho dạ dày, đường ruột. Trong Y học hiện đại, huyệt vị này cũng được chứng minh về tính hiệu quả liên quan tới bệnh đường tiêu hóa và giúp ổn định tỳ vị. Theo đó, bạn có thể ứng dụng huyệt vị này khi thấy đầy bụng, ợ hơi, tả lị, trướng bụng, táo bón, buồn nôn, đau dạ dày,…
- Điều trị đau đầu, đau vai gáy: Hợp Cốc huyệt nằm gần vị trí có đường kinh Đại Đường đi qua nên khi xuất hiện tình trạng đau đầu, đau vai gáy,… các bạn có thể tác động lên huyệt để làm giảm cơn đau. Bên cạnh đó, huyệt vị này còn có tác dụng điều trị chứng liệt cơ mặt, sốt, khô họng bằng cách châm cứu.
- Chữa đau răng: Là huyệt thuộc kinh minh đại tràng, có đi qua vùng miệng vòm họng, răng lợi nên có thể làm giảm triệu chứng đau răng. Theo đó, bạn cần thực hiện bấm huyệt 10 cái để đạt được hiệu quả cải thiện tốt nhất.
- Điều trị cảm mạo: Thông qua bấm huyệt, huyệt vị sẽ được kích thích để tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật khi thời tiết thay đổi. Đồng thời chúng còn giúp đào thải và khơi thông tuyến mồ hôi để cải thiện tình trạng cảm mạo, cảm cúm thông thường.
Tìm hiểu thêm: Huyệt Thái Dương – Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Hiệu Quả
- Giúp da mịn màng, trắng sáng: Không chỉ có tác dụng trong điều trị bệnh lý, huyệt vị này còn được ứng dụng để dưỡng nhan, làm đẹp và chống lão hóa. Cụ thể, việc bấm huyệt mỗi ngày có thể giúp điều trị mụn, nám, tàn nhang, giảm sắc tố da, cải thiện tình trạng da nhạy cảm, ửng đỏ hoặc dị ứng.
- Chống say xe, điều hòa huyết áp: Với những người bị say tàu xe, huyết áp thấp, việc bấm huyệt sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
- Cấp cứu tình trạng cảm nắng, ngất: Nắng nóng cũng là thời điểm cơ thể bị mất nhiều nước và dễ bị say nắng, ngất xỉu. Nếu không may rơi vào tình trạng này, bạn có thể sơ cứu bằng cách day ấn mạnh vào Hợp Cốc huyệt trong 3 phút. Hành động này sẽ giúp hồi sức, phục hồi tình trạng say nắng ngay tức thì.
- Phòng bệnh, chữa bệnh: Do nằm ở vị trí khởi đầu của kinh Dương Minh – đường kinh mạch có nhiều dòng khí chảy qua. Khi ấn huyệt Hợp Cốc sẽ làm giảm chứng đau cổ, đau vai gáy, đau đầu, đau răng. Trong một vài trường hợp, huyệt vị này sẽ làm giảm đáng kể cơn đau vùng cổ, mặt, giải quyết bệnh liệt mặt, khô miệng, đau đầu,…
- Tác dụng trong võ thuật: Tứ huyệt trong võ thuật có thể kể đến là huyệt Đại Chùy, huyệt Tần Đạo, Hợp Cốc và huyệt Nhân Trung. Trong đó, Hợp Cốc huyệt được xem là sinh huyệt có khả năng giải huyệt, hồi sinh những người bị đả ngất. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cứu tỉnh những người bị ngất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cách tác động lên huyệt Hợp Cốc
Có rất nhiều cách khác nhau để tác động lên huyệt Hợp Cốc, tuy nhiên phổ biến nhất và cho hiệu quả trị bệnh tốt nhất vẫn là 2 phương pháp sau:
Phương pháp bấm huyệt
Ở cách bấm huyệt, các bạn có thể làm theo hướng dẫn các bước đơn giản như sau:
- Xác định vị trí huyệt.
- Bệnh nhân tiến hành day bấm vào huyệt bất cứ khi nào có thời gian rảnh.
- Day bấm huyệt vị trong 1 – 3 phút, vừa kết hợp day, bấm để giúp hiệu quả điều trị tăng cao.
- Dùng lực đủ mạnh, mỗi lần day ấn giữ trong 2 giây rồi thả ra mới tiếp tục lượt tiếp theo.
- Trường hợp bệnh nhân bị đau nhức tại vùng huyệt có thể tiến hành bấm huyệt ngay tại chỗ. Khi bấm cần lưu ý tới thời gian, đồng thời kết hợp với lực vừa phải để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hạn chế đau đớn.
Đọc ngay: Huyệt Nghinh Hương – Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Tác Động
Phương pháp châm cứu
Bên cạnh biện pháp bấm huyệt, châm cứu lên huyệt vị này cũng là cách điều trị hiệu quả trong trường hợp bị liệt bàn tay, ngón tay, liệt mặt, đau đầu, chóng mặt hay viêm khớp. Tuy nhiên bạn không nên tự ý châm cứu tại nhà, hãy tới các cơ sở Y học cổ truyền uy tín để thực hiện.
- Bắt đầu với việc xác định huyệt Hợp Cốc.
- Châm thẳng cách 0.5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng.
- Châm từ 5 – 10 phút.
Phối cùng các huyệt đạo khác
Các huyệt đạo có thể phối cùng huyệt Hợp Cốc gồm có:
- Phối cùng huyệt Thái Xung trị co giật do động kinh, co cơ mặt, cứng cơ mặt, tay chân, co gân, nhiệt miệng.
- Phối với huyệt Tam Âm Giao hỗ trợ chuyển dạ với các trường hợp khó sinh.
- Chữa đau bụng kinh khi kết hợp với huyệt Địa Cơ.
- Điều chỉnh lỗ thông đầu, bổ khí âm khi kết hợp với huyệt Quang Minh.
- Phối với huyệt Phục Lưu giúp bài tiết mồ hôi hiệu quả.
- Giảm đau nhức, xua tan khí độc khi kết hợp với huyệt Nam Quế, huyệt Phong Chi.
- Giúp hệ thần kinh phát triển, phục hồi trí nhớ, giảm đau bằng cách phối cùng huyệt Bách Hội, huyệt Túc Tam Lý.
- Phối với huyệt Nội Đỉnh trị đau dây thần kinh, đau răng.
Tham khảo: Huyệt Nhân Trung Ở Đâu? Khám Phá Cách Khai Thông Trị Bệnh
Lưu ý khi tác động lên huyệt Hợp Cốc
Việc tác động lên huyệt Hợp Cốc sẽ cho hiệu quả tốt nếu bạn nắm được những lưu ý sau đây:
- Để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe, người bệnh nên tìm tới những cơ sở Đông y có trình độ chuyên môn cao để thăm khám, điều trị một cách bài bản.
- Cần xác định đúng huyệt vị, thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc – bác sĩ.
- Tránh bấm huyệt nếu đang cảm thấy mệt mỏi, mất sức hoặc khi đang mang thai.
- Nếu áp dụng cả hai biện pháp là bấm huyệt, châm cứu nhưng vẫn không mang lại hiệu quả điều trị khả quan, bạn nên tới bệnh viện thăm khám và thay đổi hướng điều trị.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo cho thầy thuốc – bác sĩ về các dấu hiệu bất thường.
Trên đây là những thông tin về huyệt Hợp Cốc và những lưu ý quan trọng. Mong rằng những kiến thức được cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về huyệt vị cũng như biết cách ứng dụng chúng trong điều trị bệnh hiệu quả, an toàn hơn.