Huyệt Phong Môn: Vị Trí Và Tác Dụng Với Sức Khỏe

Huyệt Phong Môn
Huyệt Phong Môn
  • Tên gọi khác: Huyệt Phủ Nhiệt, Huyệt Bối Du
  • Vị trí: Vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng thứ 2, sang ngang 1.5 thốn
  • Tác dụng: Thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, điều hòa khí huyết

Huyệt Phong Môn hay còn gọi là huyệt Phủ Nhiệt, huyệt Bối Du. Trong đó “Phong” là gió – tác nhân gây bệnh, còn “Môn” là cánh cửa – nơi ra vào. Có thể hiểu, Phong Môn chính là căn nguyên, là nơi khởi phát bệnh tật, khí độc, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Để biết huyệt đạo này nằm ở đâu, có tác dụng gì với cơ thể khi tác động bằng cách châm cứu, bấm huyệt, bạn đọc có thể tham khảo ở bài viết dưới đây. 

Vị trí huyệt Phong Môn

Huyệt Phong Môn là huyệt thứ 121 của Bàng Quang Kinh và thuộc một nhánh phụ của mạch Đốc. Vị trí huyệt dễ xác định, nằm ngay dưới mỏm gai của đốt sống lưng thứ 2. Ở vị trí này, bạn đo sang ngang 1.5 thốn sẽ thấy huyệt Phong Môn. Bạn cũng có thể xác định chúng ở vị trí giao của đường thẳng đứng kéo từ mạch Đốc lên trên 1.5 thốn với đường ngang qua mỏm gai của đốt sống lưng thứ 2. 

Xem thêm: Huyệt Đại Chùy -Vị Trí, Cách Xác Định Và Tác Dụng

Huyệt Phong Môn là huyệt thứ 121 của Bàng Quang Kinh
Huyệt Phong Môn là huyệt thứ 121 của Bàng Quang Kinh

Vị trí huyệt Phong Môn khi xét về giải phẫu, phía dưới da chính là thang cơ, trám cơ, cơ gối cổ, cơ dài lưng, cơ bé răng trên sau, cơ dài đầu, cơ bán gai của đầu, cơ sườn ngang. Còn bên trong là phổi và huyệt thuộc nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối tay, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh dây sống lưng số 2, nhánh dây thần kinh gian sườn số 2. Đồng thời vùng da tại huyệt vị bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2. 

Công dụng của huyệt Phong Môn

Khi tác động đúng cách lên huyệt Phong Môn, bạn sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, điều hòa khí huyết, ổn định năng lượng trong cơ thể. 
  • Phòng tránh gió độc xâm nhập, giúp thanh nhiệt, giải tà. 
  • Cải thiện triệu chứng bệnh viêm phế quản, cảm mạo, đau cổ, vai, gáy bằng cách châm cứu, bấm huyệt. 

Cách tác động lên Phong Môn 

Mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi tác động đúng vào vị trí huyệt Phong Môn. Tuy nhiên, dù thực hiện biện pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật và thao tác để đạt được hiệu quả tốt và tránh các rủi ro không mong muốn. 

Cách bấm huyệt

Để thực hiện bấm huyệt Phủ Nhiệt, các bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Phủ Nhiệt như hướng dẫn bên trên. 
  • Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc dùng tay đặt lên vị trí huyệt vị. 
  • Bước 3: Ấn từ từ lên huyệt vị rồi day với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ, tăng dần cho tới khi thấy hơi tức ở vùng ngực thì dừng lại. 
  • Bước 4: Thực hiện tương tự trong 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần làm trong 2 – 3 phút để giải tỏa mệt mỏi, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan. Nên bấm huyệt Phong Môn vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho hiệu quả tốt hơn. 

Cách châm cứu

Với cách châm cứu, người thực hiện sau khi xác định huyệt vị sẽ xiên kim châm về phía cột sống một khoảng 0.5 – 0.8 thốn. Cứu 3 – 5 tráng lại ôn cứu trong 5 – 10 phút. Khi châm cứu không được châm quá sâu vì phần phía trong là phổi, nếu thực hiện không đúng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. 

Phối cùng huyệt đạo khác

Thông thường, để nâng cao hiệu quả điều trị, khi châm cứu, bấm huyệt, mọi người sẽ kết hợp nhiều huyệt đạo với nhau. Cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt Thân Trụ, Xích Trạch trị cảm mạo. 
  • Phối với huyệt Phế Du, Khổng Tối để trị viêm ngực. 
  • Phối cùng huyệt Cao Hoang, Y Hy để giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Phối cùng huyệt Đào Đạo trị cảm cúm. 
  • Phối với huyệt Khúc Trì, Liệt Khuyết và huyệt Huyết Hải chữa phong ngứa mề đay. 
  • Phối với huyệt Phế Du để cải thiện chứng đau lưng do phong thấp. 
  • Phối hợp huyệt Hợp Cốc, Phong Long, Trung Quản để tiêu đờm, giảm ho. 
  • Phối cùng huyệt Thái Uyên, Phong Long, Kiên Tỉnh, Khí Hải, Thân Trụ nhằm chữa viêm phế quản mãn tính. 
  • Phối với huyệt Khúc Sai, Hợp Cốc, Thượng Tinh để chữa bệnh viêm xoang. 
  • Phối cùng huyệt Gian Sử, Đại Lang, Hợp Cốc để loại bỏ mụn nhọt.
  • Phối với huyệt Cứu Kỳ Môn, Thiếu Phủ góp phần điều trị chứng đau nhức ngực, lưng. 
  • Phối với huyệt Côn Lôn, Phong Trì, Thiên Trụ, Tuyệt Cốc, Kiên Tỉnh, Phong Phủ giúp trị tê cứng cổ gáy. 

Tham khảo: Huyệt Phong Trì Là Gì? Vị Trí Và Cách Bấm Huyệt Chuẩn Xác

Có thể phối nhiều huyệt với nhau để cải thiện tình trạng
Có thể phối nhiều huyệt với nhau để cải thiện tình trạng00

Lưu ý khi tác động lên huyệt Phong Môn

Để tận dụng hết công dụng của huyệt Phủ Nhiệt, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ thực hiện châm cứu, bấm huyệt Phủ Nhiệt ở những địa chỉ uy tín, bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. 
  • Xác định chính xác huyệt đạo cần tác động trước khi thực hiện.
  • Tránh thực hiện châm cứu, bấm huyệt Phủ Nhiệt với phụ nữ đang mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) hoặc người mắc bệnh mãn tính.
  • Không tự ý thực hiện châm cứu tại nhà nếu không có kinh nghiệm, hiểu biết về huyệt đạo. 
  • Việc châm cứu, bấm huyệt Phủ Nhiệt hay bất cứ huyệt đạo nào khác cũng chỉ nhằm giúp cải thiện các triệu chứng. Để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Bấm huyệt, châm cứu sẽ cho hiệu quả cải thiện bệnh tốt nếu được thực hiện một cách kiên trì, đều đặn. 
  • Nên kết hợp việc điều trị, cải thiện bằng huyệt đạo với việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về huyệt Phong Môn và những thông tin liên quan. Hãy nhớ rằng, bấm huyệt, châm cứu là kỹ thuật yêu cầu trình độ chuyên môn cao nên cần được thực hiện bởi tại những cơ sở uy tín. 

Tìm hiểu ngay: