Nguyên nhân, cách phát hiện giãn đài bể thận và điều trị hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênGiãn đài bể thận là một bệnh lý liên quan đến thận thường gặp hiện nay. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể làm suy giảm chức năng thận gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy giãn bể thận là gì, triệu chứng của bệnh ra sao, cách điều trị như thế nào? Để biết được câu trả lời cho những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Giãn đài bể thận là gì
Giãn đài bể thận là một biểu hiện trong đó thận mở rộng và giãn nở ra do sự tích tụ của nước tiểu. Khi tình trạng giãn đài bể thận kéo dài, thận có thể trở nên phình to hoặc mỏng đi, tạo hình dạng tương tự một túi nước. Bệnh này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận, và tình trạng này khi kéo dài có thể gây ra sự vỡ thận đột ngột hoặc suy thận, đe dọa sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Giãn đài bể thận thường được phân chia thành bốn giai đoạn khác nhau:
-
Giãn đài bể thận độ 1: Đây là giai đoạn giãn đài bể thận nhẹ, triệu chứng không thể thấy rõ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra thận và cơ quan liên quan thông qua các cuộc thăm khám bác sĩ.
-
Giãn đài bể thận độ 2:Ở giai đoạn này, thận đã thu nhỏ lại một chút do sự giãn nở của đài bể thận.
-
Giãn đài bể thận độ 3 và độ 4:Đây là giai đoạn nặng nhất của giãn đài bể thận, trong đó thận bị dẫn nước và đài bể thận bị kéo dãn nhiều hơn. Trong trường hợp này, có thể được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn sự phát triển của tình trạng.
Mặc dù ở giai đoạn đầu, giãn đài bể thận có thể không gây ra nhiều triệu chứng và không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận, vỡ thận hoặc suy thận. Người bệnh cần đều đặn thăm khám bác sĩ để theo dõi và điều trị tình trạng giãn đài bể thận một cách hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng giãn đài bể thận
Hiện tượng giãn đài bể thận xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
- Bệnh lý sỏi thận là nguyên nhân đầu tiên gây ra giãn đài bể thận. Khi mắc phải bệnh lý này, nước tiểu sẽ bị ứ đọng lại, không thể di chuyển xuống tới bàng quang. Từ đó gây ra hiện tượng thận bị ứ nước, lâu ngày dẫn tới bệnh giãn nở đài bể thận.
- Các bệnh lý khác về đường tiết niệu như ung thư, nhiễm trùng… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng co bóp bàng quang bất thường. Theo thời gian, chúng sẽ dẫn tới việc tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, làm ứ nước ở thận.
- Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các bệnh lý như u xơ tuyến tiền liệt, rối loạn chức năng bàng quang… cũng có khả năng dẫn đến giãn nở đài bể thận.
Để có thể kịp thời chữa trị, tránh nguy hiểm tới tính mạng, bạn có thể nhận biết bệnh giãn đài bể thận này qua một số triệu chứng phổ biến sau:
- Cảm thấy những cơn đau bụng bất thường lan từ vùng lưng, hông rồi lan xuống vùng háng, đồng thời đổ mồ hôi và buồn nôn.
- Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đổ mồ hôi và buồn nôn.
- Đi tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ hồng.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi xuất hiện tình trạng co thắt tim.
Giãn đài bể thận có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh
Giãn đài bể thận ở những giai đoạn đầu không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng nếu bạn càng để lâu, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Theo đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nguy hiểm của bệnh dựa trên 4 cấp độ ảnh hưởng sau:
- Cấp độ 1: Đây là cấp độ giãn đài thận nhẹ nhất, người bệnh không cần phải điều trị quá nhiều. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi định kỳ và làm xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh để kiểm soát và xử lý trong từng tình huống.
- Cấp độ 2: Lúc này, tình trạng giãn nở ở thận đã diễn ra rõ rệt hơn, thận dần bị thu hẹp lại.
- Giãn đài bể thận độ 3 và 4: Đây là cấp độ rất nghiêm trọng, thận đã bị ứ nước nặng nề. Lúc này, đài bể thận đã bị giãn nở trở thành một nang lớn khiến kích thước thận to ra. Khi đó, người bệnh sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị kịp thời.
Giãn đài bể thận nếu để lâu ngày không được chữa trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng xấu có thể xảy ra bao gồm:
- Nhiễm trùng thận: Khi thận bị ứ nước, lâu ngày, nước tiểu sẽ bị tích tụ lại. Chúng sẽ dẫn tới hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng kẽ thận và đài thận. Tình trạng nhiễm trùng có thể tái phát nhiều lần làm suy giảm chức năng của thận. Nguy hiểm hơn là khiến người bệnh bị hỏng thận.
- Vỡ thận: Đây là biến chứng cấp tính, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Bởi lúc này, vách thận đã quá mỏng do áp lực tại thận tăng lên gây vỡ đột ngột. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Suy thận: Giãn đài thận mãn tính sẽ phá hủy các tế bào thận. Từ đó khiến thận bị suy thoái, mất khả năng lọc máu và đào thải độc tố. Biến chứng này có tác động lâu dài khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Tình trạng giãn đài bể thận ở thai nhi
Giãn đài bể thận không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả thai nhi. Đây là hiện tượng thận bị ứ nước ở một bên hoặc cả hai bên của thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ thai nhi mắc bệnh lý này thường chỉ chiếm khoảng 1%.
Đa số các trường hợp giãn bể thận ở thai nhi đều phát hiện được qua siêu âm. Tùy theo tuổi thai và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp chăm sóc, theo dõi thai kỳ phù hợp. Trường hợp quá nặng, bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ chấm dứt thai kỳ.
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân chính gây giãn bể thận ở thai nhi. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ giãn đài bể thận ở thai nhi bao gồm:
- Tình trạng thận đa năng
- Bị giãn thận sinh lý thoáng qua trong thời điểm siêu âm
- Tắc nghẽn niệu quản
- Bệnh lý trào ngược bàng quang – niệu quản
Hầu hết các trường hợp bị đài bể thận ở thai nhi đều không phải là tình trạng quá nặng. Đa số các trường hợp chỉ cần theo dõi tình trạng thận ứ nước bằng siêu âm trong suốt giai đoạn mang thai. Bởi vậy, các mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần ghi nhớ tình trạng của thai nhi. Đồng thời thông báo cho các bác sĩ siêu âm trước mỗi lần kiểm tra.
Sau khi sinh, bé sẽ được thăm khám cẩn thận để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh. Nếu có, bé sẽ được điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng hơn.
Siêu âm giãn đài bể thận
Siêu âm giãn đài bể thận là một phương pháp chẩn đoán hiệu quả giúp bác sĩ nhanh chóng xác định và đánh giá nguyên nhân gây ra tình trạng này. Qua việc định vị vị trí thận trong cơ thể, bác sĩ có thể lựa chọn mặt cắt thận để tạo hình ảnh chi tiết và rõ ràng của chúng. Kết quả của siêu âm giãn đài bể thận có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng giãn đài bể thận.
Các điểm đáng chú ý trong hình ảnh siêu âm giãn đài bể thận bao gồm:
-
Đối với người lớn:
- Thận có hình dạng tương tự hạt đậu, với rốn ở phía trong, kích thước của hai thận có thể không giống nhau.
- Vỏ thận có màu sáng hơn, hoặc có thể bằng màu với gan và lá lách.
- Hệ thống góp thận là một khoang hẹp, khó thấy, thường hiển thị dưới dạng khoang trống âm ở những người có bài niệu tố bình thường.
-
Đối với trẻ em:
- Cầu thận ở trẻ em thường tập trung cao hơn ở vỏ, làm cho vùng vỏ thận có đậm độ âm cao hơn so với người lớn.
- Trẻ em thường ít mỡ ở thận, vì vậy phần phức hợp xoang thận chỉ bao gồm các cấu trúc của hệ thống đài thận.
- Hệ thống đài thận của trẻ em thường căng và chiếm khoảng 75% diện tích, với các đài và cổ đài có chứa dịch.
Hình ảnh siêu âm giãn đài bể thận được đánh giá dựa trên mức độ tổn thương, bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Mức độ 1: Thận và các đài thận bị giãn nhẹ.
- Mức độ 2: Thận và các đài thận giãn rõ rệt, có thể làm hẹp nhu mô thận.
- Mức độ 3: Thận và các đài thận giãn thành một nang lớn, không thể phân biệt được cấu trúc của hệ thống góp. Nhu mô thận trở nên rất mỏng.
Siêu âm giãn đài bể thận cũng có khả năng phát hiện các vấn đề khác như sỏi niệu quản, khúc nối niệu quản – bể thận bất thường, teo niệu quản bẩm sinh, lao thận, và các vấn đề liên quan khác.
Cách điều trị giãn đài bể thận tốt nhất hiện nay
Để điều trị dứt điểm giãn đài bể thận, bạn nên đến các bệnh viện để được bác sĩ tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán. Từ đó tìm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị đài bể thận hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh hiệu quả bằng phương pháp Tây y
Tây y là phương pháp đầu tiên được nhiều người lựa chọn để điều trị giãn đài bể thận. Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh chóng và triệt để. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Hoặc áp dụng các thủ thuật y khoa chuyên sâu để can thiệp điều trị.
- Dùng thuốc điều trị
Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc với những ai bị giãn bể thận ở thể nhẹ. Nếu bệnh nhân bị mắc bệnh do các vấn đề sỏi thận, sỏi tiết niệu… có thể được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Cụ thể như thuốc giãn cơ trơn niệu quản, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, kháng sinh, hay thuốc lợi tiểu, giảm nồng độ axit uric, bổ sung muối kali citrat cho cơ thể.
- Đặt ống thông tiểu
Tình trạng ứ nước lâu ngày khiến người bệnh bị giãn đài bể thận nghiêm trọng. Vì vậy, giải pháp cấp thiết giúp cải thiện vấn đề này chính là đặt ống thông tiểu.
Ống thông tiểu có công dụng giúp nước tiểu lưu thông và giảm các áp lực lên thận. Thông thường, người bệnh có thể được đặt ống thông tiểu bằng cách luồn qua niệu đạo. Hoặc cách thứ hai là đặt trực tiếp tại vùng thận thông qua một vết mổ nhỏ.
- Phương pháp phẫu thuật
Trường hợp người bệnh bị sỏi thận, sỏi tiết niệu và sỏi bàng quang thể nặng, kích thước sỏi lớn hay bị đài bể thận độ 3, 4 có thể được chỉ định phẫu thuật tán sỏi. Nhờ vậy loại bỏ các khối u gây ra tình trạng tắc nghẽn niệu quản. Từ đó cải thiện tình trạng giãn bể thận cho người bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh giãn đài bể thận
Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị giãn đài bể thận, người bệnh cũng cần chú ý áp dụng biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh sau đây để tránh biến chứng gây hại cho sức khỏe:
- Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín khi thấy những triệu chứng bệnh bất thường. Từ đó được thăm khám và điều trị chứng thận ứ nước một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Dùng thuốc trị bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.
- Nếu bạn muốn kết hợp nhiều phương pháp điều trị thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ tránh được nguy cơ tương tác thuốc gây hại tới sức khỏe.
- Bệnh nhân bị giãn bể thận cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Cụ thể như giảm lượng muối trong bữa ăn, hạn chế sử dụng đạm, chất béo động vật.
- Người bị giãn đài bể thận nên ăn gì, câu trả lời chính là rau xanh và trái cây. Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày để tăng cường vitamin cho cơ thể. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh thận cũng nên ăn thực phẩm giàu omega 3 có lợi. Đồng thời uống đủ uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít/ngày.
- Người mắc chứng thận ứ nước không được nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
- Bệnh nhân mắc bệnh thận cần chú ý thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
- Bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
Giãn đài bể thận là một bệnh lý rất nguy hiểm, cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Có như vậy, bạn đọc mới tránh được các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi thế, mọi người không được chủ quan, cần quan sát và theo dõi tình trạng cơ thể của mình để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
Tìm hiểu thêm
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!