Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là tình trạng viêm nhiễm thận thường gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng rất lớn đến chức năng bài tiết và lọc máu của thận. Để tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, tình trạng nhiễm trùng thận cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Nhiễm trùng thận còn được gọi là viêm đài bể thận là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu
Nhiễm trùng thận còn được gọi là viêm đài bể thận là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Nhiễm trùng thận là gì? Dấu hiệu điển hình

Nhiễm trùng thận còn được gọi là viêm đài bể thận là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do nhiễm trùng đường tiểu dưới bao gồm hai bộ phận: niệu đạo và bàng quang.

Các vi khuẩn có thể tấn công ở những bộ phận này và sinh sôi, phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược dòng khi vi khuẩn di chuyển ngược lên thận, gây viêm nhiễm thận. Tình trạng nhiễm trùng thận có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết rất nghiêm trọng, có thể dẫn tới tử vong.

Nhiễm trùng thận có thể khởi phát và có thể nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng đường tiểu dưới và các triệu chứng sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn ngược dòng lên đường tiểu trên.

Người bệnh có thể bị đau rát khi đi tiểu
Người bệnh có thể bị đau rát khi đi tiểu

Người bệnh bị nhiễm trùng thận có thể có các triệu chứng sau:

  • Người bệnh có thể sốt cao và có hiện tượng rét run.
  • Xuất hiện các cơn nôn mửa và buồn nôn liên tục.
  • Người bệnh bị đau vùng bụng dưới và đau hông. Các cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên và không thể nhịn tiểu.
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau rát dọc đường tiểu.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng nước tiểu có mùi bất thường, thậm chí có thể lẫn mủ hoặc máu trong nước tiểu.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng thận

Nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng thận là do sự tấn công của vi khuẩn thông qua đường niệu đạo. Các vi khuẩn thường gây ra tình trạng nhiễm trùng là: E. Coli, Klebsiella, Enterobacteria…

Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào ống niệu đạo dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và nhiễm trùng ngược dòng tại bàng quang và niệu đạo.

Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tấn công thận thông qua cơ chế lây nhiễm nhiễm trùng từ các vị trí khác trong cơ thể đến thận. Đây là nguyên nhân ít gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Một số thủ thuật như đặt ống thông tiểu, nội soi bàng quang, nội soi niệu đạo… cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ngược dòng gây nên nhiễm trùng thận.

Bên cạnh nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận như sau:

  • Nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do niệu đạo của nữ giới rất ngắn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công.
  • Người bị tắc nghẽn đường tiết niệu khiến nước tiểu chảy chậm hoặc tắc nghẽn đường tiểu khiến vi khuẩn dễ dàng gây viêm nhiễm ngược dòng.
  • Những người bị sỏi thận hoặc có hệ miễn dịch yếu do biến chứng tiểu đường hoặc HIV có nguy cơ bị viêm đài bể thận cao hơn.
  • Một số yếu tố khác như tình trạng tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang hoặc dùng ống thông niệu đạo cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.

Chẩn đoán và điều trị bệnh phổ biến nhất

Khi có các triệu chứng nhiễm trùng thận, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng vì đây là chứng bệnh cấp tính.

Chẩn đoán bệnh

Khi người bệnh có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Người bệnh cần được xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn và sự hiện diện của máu, mủ trong nước tiểu. Khi đã xác định được vi khuẩn trong nước tiểu, các bác sĩ có thể tiến hành thêm xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn trong máu.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được kiểm tra bằng siêu âm, chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính để phát hiện ra những bất thường trong thận.

Cách điều trị

Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng thận đều được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khi chẩn đoán và tìm ra nhóm vi khuẩn gây bệnh, dựa vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp.

Khi điều trị bằng kháng sinh, các triệu chứng sốt, đau và nước tiểu bất thường… sẽ được cải thiện trong vòng 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải tiếp tục sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc dễ gây hiện tượng kháng kháng sinh.

Điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể cần phải nhập viện để theo dõi thường xuyên và sử dụng kháng sinh qua đường truyền tĩnh mạch để tăng hiệu quả.

Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh cần đến bệnh viện và thăm khám các bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu để tìm ra nguyên nhân chính xác và có lộ trình điều trị phù hợp.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng thận

Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng thận, ngoài việc theo dõi và điều trị sớm các triệu chứng bệnh, người bệnh cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không được sử dụng thuốc xịt khử mùi, thuốc nhuộm ở cơ quan sinh dục.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Khi quan hệ tình dục, nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa nhiễm khuẩn qua đường tình dục.
  • Cần uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình uống khoảng 1,5 đến 2 lít nước để hỗ trợ chức năng đào thải của thận.
  • Không nên nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu cần giải quyết ngay và nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
  • Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và lộ trình của bác sĩ.
  • Khi có các triệu chứng bệnh, cần đến ngay bệnh viện để điều trị.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh về thận.

Nhiễm trùng thận là tình trạng cấp tính, cần được điều trị nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, cần quan sát kỹ các triệu chứng bất thường về sức khỏe để chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiểu buốt ra máu ở nữ báo hiệu cơ thể bạn đã gặp phải vấn đề rắc rối về sức khỏe. Bệnh do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Để chữa…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ra máu là biểu hiện bất thường của hệ bài tiết gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh…

Xem chi tiết

Các loại sỏi thận bao gồm mấy loại và loại nào phổ biến nhất là thắc mắc của nhiều người bệnh. Việc xác định chính xác loại sỏi thận đang tồn tại trong cơ thể…

Xem chi tiết

Suy thận mạn tính là một trong những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Việc hiểu rõ các giai đoạn suy thận là cực kỳ…

Xem chi tiết

Thận ứ nước khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu thường gặp phải. Điều này vừa gây khó khăn trong sinh hoạt, lại vừa mang đến nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp không…

Xem chi tiết

Suy thận độ 3 là giai đoạn giữa trong bệnh suy thận mạn tính, khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể. Điều này khiến nhiều người bệnh và gia đình lo lắng về…

Xem chi tiết

Cắt túi mật nội soi hiện nay đang là phương pháp y học hiện đại nhất được ứng dụng để điều trị bệnh sỏi túi mật. Vậy việc cắt bỏ bộ phận này có nguy…

Xem chi tiết

Sỏi thận rơi xuống bàng quang được xem là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sỏi bàng quang. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau đớn dữ dội cùng…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên gia

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn