Mề đay tái phát trong ngày Tết nên xử lý như thế nào?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMột trong những bệnh lý dễ tái phát nhất trong dịp Tết chính là mề đay. Việc ăn phải các thực phẩm gây kích ứng hoặc thời tiết thay đổi đột ngột đều là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát. Vậy người bệnh cần xử lý như thế nào?
Những nguyên nhân khiến mề đay dễ tái phát vào dịp Tết
Về bản chất, mề đay là bệnh lý liên quan đến rối loạn dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên khiến dị ứng kích hoạt, cơ thể sẽ sản xuất ra một loạt các hoạt chất trung gian khiến cho da bị sưng, nổi cục, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII Lê Phương (Phó GĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện): Vào dịp Tết, người bệnh có thể bị mắc mề đay khi tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm, hóa chất dọn dẹp nhà cửa, thực phẩm, thời tiết… Việc mặc quần áo quá bó sát hoặc các chất liệu dễ gây chà xát da cũng làm da mẫn cảm và dễ kích ứng.
Trong đó, thời tiết và thực phẩm là hai tác nhân chính khiến bệnh dễ khởi phát vào dịp Tết.
Thời tiết ở Miền Bắc trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2023 được dự đoán là lạnh kéo dài. Khi độ ẩm xuống thấp, làn da hanh khô, mất nước và dễ bị kích ứng gây ngứa, nổi mẩn đỏ. Khi người bệnh gãi ngứa nhiều thì các nốt sẩn ngày càng phồng to, có khi lan rộng. Ngoài ra, sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ của ban ngày và ban đêm có thể khiến người có cơ địa mẫn cảm khó thích nghi, khởi phát dị ứng gây nổi mề đay.
Trong ngày Tết, có rất nhiều món ăn có thể gây kích ứng cơ địa. Việc ăn quá nhiều chất cũng có thể khiến cơ thể tích tụ độc tố và dẫn đến mề đay. Các thực phẩm mà bạn nên tránh trong dịp Tết bao gồm: tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển, trứng, sữa, đồ uống có cồn,… Hạn chế ăn đồ nếp, đồ cay nóng, đồ chiên rán,…
Hướng dẫn xử lý mề đay tại nhà an toàn, hiệu quả trong dịp Tết
Trước hết, nếu bạn đã xác định được tác nhân gây mề đay thì cần tránh xa những tác nhân này ngay lập tức. Các biện pháp điều trị tại chỗ mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Dùng thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin là thuốc chống dị ứng, có thể làm giảm các triệu chứng bệnh ngay sau 1-2 giờ kể từ khi dùng thuốc. Tuy nhiên, đây là biện pháp tạm thời và người bệnh không được lạm dụng vì việc dùng thuốc kéo dài sẽ làm tăng mẫn cảm cơ thể. Từ đó, mề đay sẽ tái phát với tần suất dày hơn. Việc dùng thuốc cần có sự tham vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các loại kem bôi dưỡng ẩm hoặc các loại kem chứa tinh dầu bạc hà, calamine lotion có thể giúp làm mát da và giảm các triệu chứng ngứa.
- Tắm lá khế: Nếu có sẵn lá khế trong nhà, bạn hãy đun nước lá khế tắm để làm giảm bớt cảm giác mẩn ngứa. Một cách khác là sơ chế lá khế sạch sẽ, giã nát và chà nhẹ vào những vùng da nổi mẩn đỏ.
- Ngâm bột yến mạch: Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa và làm cho da được cấp ẩm. Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn.
- Ăn các thực phẩm hỗ trợ chống dị ứng: Có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm dị ứng, giảm viêm da như gừng, tỏi, nghệ,… Bạn nên bổ sung các gia vị trong bữa ăn để phòng tránh và hạn chế các phản ứng dị ứng.
- Sử dụng trà: Một số loại trà tốt với người mắc mề đay bao gồm: trà xanh có tác dụng kháng histamin, trà rễ cam thảo có lợi trong điều trị sưng và viêm,… Bạn có thể sử dụng một số loại trà có tác dụng thải độc cho gan, thận như trà atiso, trà sen,…
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng tạm thời, làm giảm các phản ứng khó chịu trên da. Bạn cần theo dõi kỹ càng phản ứng của cơ thể và liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy diễn tiến xấu hơn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý mề đay, hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện qua:
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!