Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay là tình trạng bệnh thường xuyên gặp ở đối tượng người lớn tuổi có hệ xương khớp dần thoái hóa. Bên cạnh đó, người thường xuyên phải làm công việc nặng tại vị trí khớp cổ tay cũng có thể bị mắc bệnh. Vậy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh là gì? Và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây!

Tổng quan bệnh viêm khớp cổ tay

Tình trạng bệnh nhân bị viêm khớp cổ tay ngày càng gia tăng nhưng không phải ai cũng hiểu hết về bệnh để có biện pháp phòng tránh. Một số thông tin tổng hợp dưới đây là nhận xét từ các chuyên gia mà bạn có thể tham khảo.

Viêm khớp cổ tay là gì?

Viêm khớp cổ tay là tình trạng xuất hiện tổn thương viêm tại chỗ, gây đau thất thường/dữ dội tại vị trí khớp tay. Bên cạnh đó còn làm giảm cử động quanh khớp và có thể kèm theo tê liệt các hoạt động của toàn cánh tay.

Trong trường hợp viêm bệnh lý, tình trạng bệnh sẽ còn kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

viem khop co tay
Bệnh nhân bị viêm khớp cổ tay

Nguyên nhân

Ly do làm xuất hiện tình trạng bệnh viêm khớp cổ tay được phân chia thành hai nhóm rõ rệt. Đó là nguyên nhân liên quan bệnh lý và nguyên nhân sinh lý cơ thể.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng bệnh tự miễn gây ra các ổ viêm toàn thân. Đặc biệt là tại các khớp và chi đối xứng, trong đó có khớp cổ tay. Viêm khớp dạng thấp còn gây ra các tình trạng liên quan đến viêm khớp cổ tay như: Tê bì chân tay, mỏi nhức tại khu vực vai gáy và khó chuyển động phần cổ,…

  • Thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa là nguyên nhân sâu xa của tình trạng viêm khớp cổ tay. Khi các khớp bị thoái hóa sẽ dẫn tới chèn ép lên dây thần kinh và khiến dây chằng ở khu vực cổ tay bị co kéo thất thường. Từ đó dẫn đến các tổn thương thực thể và gây ra viêm.

Tình trạng thoái hóa có thể chỉ xuất hiện ở khớp cổ tay. Tuy nhiên với đối tượng người cao tuổi thì tình trạng thoái hóa sẽ xuất hiện ở nhiều khu vực khác, dẫn đến đau nhức toàn thân.

  • Viêm khớp cổ tay nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ tay. Bởi khi hệ thống miễn dịch suy giảm, vi khuẩn và virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở hoặc đường hô hấp. Từ đó dẫn đến các tình trạng viêm xuất hiện tại chỗ hoặc toàn thân.

viem khop co tay
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh
  • Viêm khớp dính khớp

Viêm khớp dính khớp cổ tay là tình trạng mang tính chất bẩm sinh. Nghĩa là từ khi sinh ra, cơ thể đã có các dị chứng từ nhở về xương khớp. Khi cơ thể phát triển thì hệ xương không hề phát triển theo, dẫn đến các gánh nặng cũng như xuất hiện bệnh lý khớp. Tình trạng bệnh này thường xuyên phải thực hiện phẫu thuật thì mới cải thiện được

Nguyên nhân sinh lý

  • Cử động nhiều tại khớp cổ tay

Bệnh nhân thường xuyên phải cử động tại khớp cổ tay thường làm trong lĩnh vực thể dục thể thao, đặc biệt là các môn như: Bóng chuyền, cầu lông, tennis, thể dục dụng cụ… Bệnh lý ở các đối tượng này là khó tránh khỏi khi hàng ngày họ sẽ tác động tổng lực lên khớp cổ tay.

Một số đối tượng khác cũng cần cử động nhiều tại cổ tay như công nhân trong phân xưởng làm dây chuyền hoặc làm công việc vận chuyển/chuyển đồ…

  • Chấn thương do va chạm

Chấn thương do va chạm là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến viêm khớp cổ tay. Khi có chấn thương, tại khớp cổ tay sẽ có thể xuất hiện vết thương hở hoặc máu bầm. Bên cạnh đó cũng có thể gây ra chèn ép tại thần kinh hoặc dây chằng khớp cổ tay.

Triệu chứng

Biểu hiện về mặt triệu chứng của viêm khớp cổ tay ở giai đoạn đầu thường nhầm với các tình trạng đau tạm thời khác. Do vậy bệnh nhân thường chủ quan và không có phương pháp điều trị cụ thể. Chỉ khi thấy các biểu hiện bệnh lý bắt đầu tiến triển và không có dấu hiệu suy giảm thì bệnh nhân mới quan tâm.

  • Biểu hiện đau âm ỉ/dữ dội tại vị trí ổ khớp cổ tay.
  • Bệnh nhân cảm thấy tức và sưng ở vị trí khớp, bề mặt mô mềm tại chỗ cũng bắt đầu có biểu hiện lồi hơn các phần lân cận.
  • Kèm theo đó là phần màu da bên ngoài cũng thâm hoặc đỏ hơn.
  • Sờ tại vị trí khớp cổ tay thì thấy nóng hơn các vùng khác trên cơ thể.
  • Trong trường hợp chấn thương hoặc sái cổ tay, có thể xuất hiện thêm các vết bầm tím.
  • Trường hợp nặng hoặc có tiến triển xấu ngay từ đầu thì có kèm theo biểu hiện sốt toàn thân và khó cử động khớp cổ tay.
  • Khả năng nắm và duỗi của cổ bàn tay và khớp vai cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Các biểu hiện triệu chứng liên quan khác như: sốc, chóng mặt, hoa mắt…

Bệnh viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp cổ tay ở giai đoạn nhẹ thường sẽ không nguy hiểm. Bởi giai đoạn này mới là thời gian ủ bệnh và biểu hiện triệu chứng rất ít. Bệnh nhân trong thời gian đầu vẫn có thể có cử động cổ tay.

Tuy nhiên, nếu như ở giai đoạn bệnh chưa tiến triển nhiều mà bệnh nhân không điều trị/thăm khám thì ở những thời gian sau bệnh sẽ có biểu hiện nặng và gây khó chịu cho người bệnh.

Đối với các bệnh nhân có ổ áp – xe tại khớp cổ tay, sẽ rất nguy hiểm nếu không chích hoặc không xử lý, có thể dẫn tới hoại tử hoặc nhiễm khuẩn huyết tại chỗ.

viem khop co tay
Viêm khớp cổ tay ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện cấp tính hoặc tiên lượng nặng ngay từ đầu thường phải thực hiện phẫu thuật và sử dụng thuốc tây dạng tiêm thì mới giải quyết được.

Bệnh viêm khớp cổ tay gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi không có điều hướng xử lý rõ ràng từ thời điểm đầu. Nếu bệnh nhân thăm khám sớm thì sẽ rất hiếm khi có tiến triển nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh có chữa khỏi không?

Như đã biết, viêm khớp cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân là sinh lý hay bệnh lý, thể trạng sức khỏe cũng như tiến triển của từng bệnh nhân mà kết quả điều trị cũng khác nhau.

Nếu trong trường hợp bệnh nhân do nguyên nhân sinh lý gây ra thì có thể khỏi 100% khi thực hiện can thiệp ngoại khoa hoặc thay đổi tính chất công việc. Sử dụng thuốc với trường hợp này chỉ để điều trị cấp tính và dự phòng.

Còn nếu trong trường hợp bệnh xuất hiện do nguyên nhân bệnh lý thì % khỏi bệnh không bao giờ đạt mức tối đa. Khi kết hợp cả phẫu thuật và thuốc thì bệnh có thể ổn định 70 – 90% tùy bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc được xem là việc làm hàng ngày và bắt buộc phải thực hiện theo các phác đồ của bệnh viện.

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị viêm khớp cổ tay

Dựa trên các biểu hiện của bệnh đã kể trên, nếu thấy có các điểm tương xứng với tình trạng mà bạn đang gặp phải thì tốt nhất nên thực hiện thăm khám. Lúc này, dựa trên các triệu chứng bạn cung cấp và tiến hành thăm khám thì bác sĩ sẽ kết luận bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp cổ tay

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp cổ tay được thực hiện qua các bước như sau:

Thăm khám tại chỗ

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi thăm các tình trạng bệnh nhân đang gặp phải. Bao gồm mức độ đau, thân nhiệt, bệnh lý nền…
  • Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện đánh giá khả năng cử động tại khớp cổ tay, xem xét mức độ của tổn thương viêm và ảnh hưởng đau đến các bộ phận lân cận.
  • Để chẩn đoán chính xác, ngoài việc thăm khám tại chỗ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cũng như hình ảnh khớp cổ tay.
viem khop co tay
Trao đổi nguyên nhân với bác sĩ

Thực hiện xét nghiệm máu

Thực hiện xét nghiệm máu khi các biểu hiện triệu chứng chưa rõ ràng. Nếu thành phần bạch cầu tăng và đánh giá được mức độ thay đổi của các chất trung gian gây viêm tại khớp cổ tay thì có thể chắc chắn về tình trạng viêm.

Chỉ định chụp hình ảnh

Chỉ định chụp hình ảnh khi bệnh nhân có các chấn thương tại chỗ. Thực hiện chụp x – quang hoặc chụp cắt lớp với mục đích đánh giá được mức độ viêm cũng như xác định chính xác được vị trí xuất hiện các chấn thương.

Bệnh nhân cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ để quá trình chẩn đoán được chính xác. Từ đó hạn chế được những rủi ro của bệnh trong điều trị.

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp cổ tay tại nhà

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp cổ tay được thực hiện tại nhà với mục đích cắt cơn triệu chứng và cầm chừng bệnh. Khi thực hiện bào chế thì khá đơn giản và không yêu cầu quá cao về kỹ thuật. Bệnh nhân có thể thực hiện và sử dụng tại nhà khi đau.

Tuy nhiên các mẹo dân gian này chỉ sử dụng để giảm triệu chứng trong viêm cấp tính, tác động trên về mặt mô mềm và không có tác dụng điều trị chuyên sâu. Do vậy bệnh nhân nên phối hợp sử dụng thêm các thuốc điều trị thuộc các nhóm khác.

Một số mẹo dân gian thường sử dụng được thực hiện bào chế như sau.

Dùng sức nóng của nước

Nguyên liệu: 400mL nước trắng, túi chườm.

Thực hiện và sử dụng:

  • Thực hiện đun sôi 400mL nước trắng rồi bỏ vào túi chườm (túi giữ nhiệt). Sau đó cho túi chườm lên trên bề mặt khớp cổ tay khoảng 10 -15 phút.
  • Sử dụng mẹo này sẽ giúp giảm đau rất nhanh và giảm sưng tại chỗ hiệu quả.
  • Thực hiện khi thấy đau tức tại khớp cổ tay, có thể sử dụng liên tục.

Giảm đau, chống viêm với rượu gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi 10 củ, rượu trắng 2000mL.

Thực hiện và sử dụng:

  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ bên ngoài, sau đó cắt thành lát mỏng.
  • Bỏ gừng vừa sơ chế vào hũ đựng rượu, thêm khoảng 2000mL rượu trắng vào cùng và đậy nắp kín trong ít nhất 15 ngày.
  • Sau 15 ngày có thể sử dụng. Mỗi lần dùng khoảng 10mL rượu gừng thoa trực tiếp lên khớp cổ tay và massage. Với sức nóng của gừng, các vết thâm cũng như tình trạng sưng sẽ giảm rất nhanh.
  • Sử dụng khi thấy cảm giác đau mạnh xuất hiện.
viem khop co tay
Giảm đau khớp cổ tay tại nhà với rượu gừng

Muối và lá trầu không

Nguyên liệu: 100g muối trắng, 20 lá trầu không.

Thực hiện và sử dụng:

  • Lá trầu không rửa sạch sau đó giã vò nhỏ. Thực hiện xào lá trầu không vừa sơ chế với muối trắng trên chảo sạch.
  • Khi đạt được độ nóng thích hợp thì tắt bếp, cho vào túi đựng hoặc vải gạc sạch rồi đặt trực tiếp lên khớp cổ tay.
  • Đắp trong vòng 5 – 15 phút để thấy hiệu quả nhất,
  • Thực hiện khi thấy biểu hiện đau xuất hiện.

Viên khớp cổ tay điều trị Đông y

Các bài thuốc Đông y có hiệu quả điều trị ổn định lâu dài, phù hợp với đa số đối tượng. Khi dùng trong bệnh lý mãn tính, bệnh nhân hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn. Tuy nhiên cách điều trị này không giải quyết được trong tình trạng cấp tính, khi sử dụng sai thể trạng có thể gây tiêu lỏng hoặc nặng bệnh hơn.

Do vậy trước khi sử dụng bệnh nhân cần tìm hiểu về thể bệnh trong Đông y, lựa chọn bài thuốc phù hợp rồi mới bắt đầu sử dụng.

Các bài thuốc Đông y thường dùng để điều trị đau khớp cổ tay.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Hoàng kỳ, xích thược, tần quy, hương thảo mỗi vị 4g.
  • Bách chi, khương hoạt mỗi vị 12g.
  • Quế chi, quất bì, khương hoàng mỗi vị 10g.
  • Đại táo 6 quả, cam thảo 6g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên cho cả vào một nồi sắc thuốc, thêm 3 bát nước trắng. Thực hiện đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 2 bát thì tắt bếp.
  • Uống trong ngày 1 thang như vậy.
viem khop co tay
Điều trị đông y an toàn hiệu quả

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Quế chi, bạch thược, bạch thược, long sa, tri mẫu, phòng phong, phụ tử mỗi vị 9g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên cho cả vào một nồi sắc thuốc, thêm 800mL nước trắng. Thực hiện đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 200 – 300mL thì tắt bếp.
  • Uống trong ngày 1 thang như vậy.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Bạch phục linh, cam thảo, sài hồ, tề ni, thược dược mỗi vị 30g.
  • Đại táo (thịt) 20 quả, can khương 25g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Dược liệu mang nghiền thành bột mịn rồi pha trộn đồng nhất.
  • Thêm mật ong tạo độ bám và khuấy đều đến khi thấm ướt các phần dược liệu.
  • Dùng tay vò thành các viên hoàn tròn với trọng lượng tương đương nhau cho đến hết.
  • Dùng 2 viên trong ngày, xa các bữa ăn chính.

Viêm khớp cổ tay và cách điều trị bằng Tây y

Viêm khớp cổ tay nếu tiến triển đến tình trạng nặng hoặc ngay từ đầu đã có các tiên lượng không tốt thì nên điều trị bằng tây y sẽ tốt hơn. Điều trị bằng tây y sẽ cắt nhanh được triệu chứng và giúp tình trạng bệnh nhân đáp ứng. Tuy nhiên sẽ có những tác dụng phụ và gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Bệnh nhân nên trao đổi để bác sĩ điều trị theo phương án tốt nhất.

Thuốc Tây

Thuốc Tây điều trị viêm khớp cổ tay bao gồm các nhóm thuốc như:

  • NSAIDs: Các thuốc thường sử dụng hiện nay thuộc nhóm ức chế chọn lọc COX 2 như celecoxib, etoricoxib sẽ giảm nhanh triệu chứng đau mà ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Bệnh nhân nên lựa chọn dòng thuốc này trong thời gian điều trị đầu tiên.
  • Corticosteroid: Các thuốc sử dụng có tác dụng kháng viêm và giảm đau, thường dùng methylprednisolon và hydrocortison. Các dòng này có hiệu lực mạnh, tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng trong thời gian ít nhất để cải thiện được nhiều nhất tình trạng bệnh. Không khuyến cáo sử dụng với các bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận.
  • Thuốc chống thấp khớp: Thường sử dụng là methotrexat. Do thuốc tác động trực tiếp trên căn nguyên bệnh nên điều trị rất hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng sẽ gây tình trạng suy giảm miễn dịch và khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh khác hơn.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sử dụng khi bệnh nhân đang và sau quá trình điều trị tích cực, nhằm phục hồi chức năng vận động cũng như tránh xuất hiện các biến chứng sau này. Các bài tập cải thiện cử động như thực hiện co giãn lòng bàn tay, cầm nắm các vật có khối lượng khác nhau, kéo dãn cơ xương khớp cơ tay… Bệnh nhân thường được hướng dẫn bởi các bác sĩ trị liệu. Quá trình này giúp bệnh nhân thư giãn khớp và hạn chế biến chứng.

Phẫu thuật

Thực hiện can thiệp ngoại khoa chỉ thật sự cần thiết khi bệnh nhân gặp phải các chấn thương nghiêm trọng gây viêm ở khớp cổ tay hoặc có dấu hiệu bị hoại tử. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm cắt bỏ phần mô mềm bị hoại tử, sắp xếp lại cấu trúc khối xương và cố định lại. Sau quá trình phẫu thuật chỉnh hình, bệnh nhân có thể đáp ứng khỏi đến 90%.

viem khop co tay
Thực hiện phẫu thuật khi cần

Viêm khớp cổ tay ăn gì, kiêng gì để điều trị bệnh tốt nhất

Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp cổ tay. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện sức đề kháng và nhanh lành tổn thương viêm.

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, nên sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều nguyên tố canxi hữu cơ, vitamin D3 và K2.
  • Sử dụng nhiều trái cây, hoa quả giàu Vitamin C.
  • Các nhóm chất omega 3,6,9 có trong dầu cá và mắt cá sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh hơn, đồng thời giảm quá trình thoái hóa xương khớp.
  • Nhóm các loại hạt có chứa nhiều chất xơ và protein thực vật, sẽ tốt hơn là sử dụng các nhóm thịt động vật.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng các thực phẩm sau:

  • Nhóm các chất béo không nên sử dụng nhiều.
  • Các thực phẩm chế biến sẵn và có hàm lượng tinh bột cao.
  • Các nhóm thịt đỏ bệnh nhân cũng nên tránh xa.
  • Trong thời gian điều trị nên tránh sử dụng các đồ uống kích thích như bia rượu và thuốc lá, có thể sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc kèm theo.

Viêm khớp cổ tay có thể gây ra các dị tật sau này cho bệnh nhân. Do vậy kể từ khi có biểu hiện triệu chứng khác thường, người bệnh nên đi thăm khám ngay. Bên cạnh đó, nên thực hiện chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh để tránh các nguy cơ mắc bệnh.

Đau khớp ngón tay ở bà bầu là hiện tượng thường thấy. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt…

Xem chi tiết

Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì là vấn đề quan trọng mà người bệnh cần tìm hiểu. Theo các bác sĩ, việc thực hiện một thói quen dinh dưỡng tốt, đồng thời tránh xa…

Xem chi tiết

Khớp nằm ở vị trí vai phải đóng vai trò nâng đỡ rất quan trọng, ngoài việc hỗ trợ vận động cánh tay, đây còn là nơi liên kết cơ phần cổ - lưng và…

Xem chi tiết

Hiện nay, đau khớp háng sau khi sinh ngày càng trở nên phổ biến. Vậy tình trạng này là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bạn đọc có thể…

Xem chi tiết

Viêm khớp sau sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay của các chị em sau quá trình sinh nở. Theo thống kê có đến hơn 50% phụ nữ sau sinh mắc bệnh này.…

Xem chi tiết

Viêm khớp ngón tay cái gây nhiều bất tiện trong hoạt động thường nhật của bàn tay. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác.…

Xem chi tiết

Phác đồ điều trị viêm khớp gối được Bộ Y tế công bố nhằm mục đích hướng dẫn người bệnh và nhân viên y tế chữa các bệnh về khớp. Bên cạnh đó cũng là…

Xem chi tiết

Bệnh viêm khớp dạng thấp không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để biết mình có bị viêm khớp dạng thấp hay không? Bài viết…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *