Bài thuốc trị sỏi thận đơn giản, an toàn và hiệu quả

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Sỏi thận là một bệnh lý có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mặc dù điều trị theo Tây y có hiệu quả khá tốt, nhưng nhiều người vẫn e ngại biến chứng có thể xảy ra. Do đó, họ tìm đến y học cổ truyền để có những bài thuốc trị sỏi thận đơn giản, dễ sử dụng mà hiệu quả. Bài viết sau xin giới thiệu với bạn đọc những bài thuốc tốt nhất theo y học phương Đông.

Các bài thuốc trị sỏi thận nổi tiếng từ Đông y

Theo Đông y, sỏi thận là chứng bệnh xảy ra khi cơ thể mắc thấp nhiệt. Lâu ngày sẽ sinh ra thạch lâm, khuẩn kết ở vùng hạ tiêu. Một số trường hợp có thể do thận hư, dần sẽ dẫn đến hình thành sỏi ở trong thận. Vì vậy, các bài thuốc trị sỏi thận theo Đông y sẽ tập trung bổ tỳ thận, thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch, chỉ thống và lợi khí.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này dùng để trị bệnh khi mới khởi phát. Sử dụng bài thuốc giúp ngăn ngừa các cơn đau chỗ có sỏi, giảm các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu đỏ. Đồng thời bài thuốc giúp người bệnh ăn ngon hơn, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.

Thành phần: Hoạt thạch (từ 15 đến 20g), đại hoàng ( khoảng 4g), sa tiền tử (20 – 25g), cù mạch (10 – 12g), đăng tâm thảo (8g), cam thảo tiêu (4-6g), sơn chi (12g), biển xúc (20g).

Cách sử dụng:

  • Cho các thành phần theo lượng nêu trên vào ấm sắc.
  • Thêm khoảng 2 lít nước.
  • Sắc kỹ thang thuốc trên lửa vừa, nước được dùng để sử dụng trong ngày.
bai thuoc tri soi than
Các bài thuốc trị sỏi thận là sự kết hợp của nhiều dược liệu khác nhau

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này phù hợp sử dụng cho những người có chứng tỳ thận hư, ảnh hưởng đến khí trong cơ thể. Khí huyết ít được lưu thông, làm các chất tích tụ lại gây ra sỏi, người hay mỏi mệt. Bài thuốc gồm các chất có tác dụng tốt cho tỳ, thận và làm lưu thông khí của cơ thể.

Thành phần: Thỏ ty tử (12g), sơn dược (20g), ngưu tất (20g), ba kích thiên (12g), đỗ trọng (12g), nhục thung dung (8g), thục địa hoàng (12g), sơn thù du (8g), phục thần (10g), trạch tả (15g), xích thạch chi (15g), ngũ vị tử (8g).

Cách sử dụng:

  • Cân đúng các vị dược liệu như trên.
  • Cho toàn bộ vào bình, trộn đều lên và sắc với nước trong 1 giờ.
  • Nước sắc thuốc được chia nhỏ để sử dụng trong ngày thay cho uống nước lọc.

Bài thuốc số 3

Người bệnh mắc sỏi thận đi tiểu ra máu, hoặc có các hiện tượng như đau vùng bụng dưới, mạch thường trầm, chậm thì có thể sử dụng bài thuốc này để điều trị. Bài thuốc số 3 gồm các vị dược liệu có tác dụng hoạt huyết, lưu thông khí huyết, tán sỏi rất tốt.

bai thuoc tri soi than
Phương thuốc được nhiều người tin dùng trong trị sỏi thận

Thành phần: Bạch truật (24g), hoạt thạch (16g), xích thược (24g), vương bất lưu hành (16g) chích thảo (8g), cù mạch (16g) trầm hương (16g), thạch vi (16g), quỳ tử (25g), đương quy (16g), đào nhân (16g), chỉ xác (6g), sài hồ (8g), cát cánh (6g), xuyên khung (6g). hồng hoa (6g), cam thảo (4g).

Cách sử dụng:

  • Các thành phần được rửa sạch và cân đúng lượng cần dùng.
  • Sắc thành nước thuốc, mỗi lần dùng khoảng 500 ml nước sạch.
  • Phần nước dùng uống được chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc này có nhiều thành phần có tác dụng hoạt huyết rất mạnh, nên không được dùng cho người đang mang thai.

Bài thuốc số 4

Những trường hợp người bệnh thấp nhiệt uất kết lâu ngày làm ảnh hưởng đến can thận. Người bệnh có các biểu hiện như khô miệng, rêu lưỡi chuyển vàng, đi tiểu có xuất hiện sỏi, đái lắt rắt… Lúc này, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc số 4 để điều trị.

Thành phần: Kim tiền thảo (24g), trạch tả (6g), phục linh (6g), thục địa (16g), hải kim sa (24g), đan bì (6g), sơn dược (8g), sơn thù (8g).

Cách sử dụng:

  • Cân các dược liệu theo đúng số lượng, trộn đều.
  • Thêm khoảng 0,5 lít nước vào bình sắc đậy kín, đun đến sôi.
  • Nước được chia thành 2 phần bằng nhau, khi sử dụng người bệnh cho thêm ít muối vào rồi uống.

Bài thuốc số 5

Bài thuốc số 5 có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng tốt cho những người có xuất hiện sỏi thận kèm đau mỏi lưng gối, mệt mỏi, người có cảm giác vô lực, hoạt động tình dục suy giảm. Sử dụng bài thuốc hằng ngày sẽ thấy hiệu quả tốt rõ rệt.

Thành phần: Sơn dược (12 – 14g), thục địa (20 – 24g), phụ tử (3g), trạch tả (9 – 10g), quế chi (3g), sơn thù (10 – 12g), phục linh (9g), đan bì (9g).

Cách sử dụng:

  • Các vị thuốc được cho vào nồi sắc thuốc chuyên dụng.
  • Bổ sung nước cho ngập gấp đôi mặt dược liệu.
  • Sắc thuốc ở lửa nhỏ khoảng 1 giờ.
  • Khi uống nên chắt bỏ hết các bã dược liệu, chỉ để lại phần nước để uống.
bai thuoc tri soi than
Nước thuốc sắc từ các bài thuốc Đông y an toàn cho người dùng

Bài thuốc số 6

Trường hợp người có nhiều sỏi nhỏ, nằm rải rác trong thận, cần tiến hành bài sỏi. Trong y học cổ truyền có bài thuốc bài thạch khá hiệu nghiệm. Để đạt hiệu quả cao, cần sử dụng kiên trì trong thời gian dài.

Thành phần: Miết giáp (10-15g), thạch vĩ (10-12g), hoạt thạch (10-12g), xa tiền thảo (10-12g), hổ phách (3g), đông quý tử (18g), xuyên tục đoạn (12g), bạch truật (12g), xuyên ngưu tất (8-10g), vương bất lưu hành (12g) và hồ đào (10g).

Cách sử dụng:

  • Người bệnh cho các nguyên liệu vào nồi, thêm khoảng 5 bát nước.
  • Đun dược liệu đến khi chỉ còn khoảng 2 bát nước thì dừng lại và chắt nước ra.
  • Thêm tiếp nước và đun như vậy thêm 2 lần nữa, rồi lấy toàn bộ nước thuốc uống.

Bài thuốc số 7

Bài thuốc số 7 là một giải pháp khác cho người sỏi thận rải rác. Bài thuốc này giúp làm tan sỏi, tán chúng thành các sỏi nhỏ hơn rồi theo nước tiểu đi ra ngoài.

Thành phần: Miết giáp (10-12g), hoạt thạch (13-15g), hạ khô thảo (20-24g), thương truật (15-20g), ngọc mễ nhân (15-20g), hải kim sa (15-20g), kim tiền thảo (30g), bạch chỉ (9g).

Cách sử dụng:

  • Cho các dược liệu theo lượng trong bài thuốc vào nồi sắc chuyên dụng.
  • Đổ nước sạch vào nồi theo tỉ lệ 1 dược liệu;4 nước.
  • Đun liên tục trên nhiệt nhỏ trong 2 đến 3 giờ.
  • Loại bỏ cặn thuốc, nước sắc được giữ ấm để uống. Tốt nhất nên uống vào tối trước khi đi ngủ.
bai thuoc tri soi than
Thầy thuốc phải cân đong cẩn thận các vị dược liệu khi phối trộn các bài thuốc

Bài thuốc trị sỏi thận từ thảo dược thuốc Nam

Bên cạnh các phương thuốc cổ truyền, thì y học phương đông cũng nghiên cứu tác dụng của nhiều loại thảo dược điều trị sỏi thận. Đây đều là các dược liệu dễ kiếm, sẵn có và quen thuộc với người dân.

Kim tiền thảo – “Khắc tinh của bệnh sỏi thận”

Theo y học cổ truyền, Kim tiền thảo là loài dược liệu có tính mát, quy vào các kinh quan trọng của cơ thể là thận, can và bàng quang. Trong cây có chứa chất soyasaponin 1 là một saponin có tác dụng ngăn cản sự tạo thành sỏi canxi oxalat trong cơ thể. Ngoài ra, sử dụng kim tiền thảo còn có tác dụng làm tăng bài tiết tiểu tiện, tốt cho người sỏi thận.

bai thuoc tri soi than
Các bài thuốc trị sỏi thận thường lấy kim tiền thảo làm chủ

Kim tiền thảo có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị sỏi thận. Ngoài ra, khi dùng một mình dược liệu này cũng có tác dụng rất tốt.

  • Kim tiền thảo được chọn kỹ càng, không lấy phần bị úa hỏng.
  • Phơi khô ở nơi bóng mát, hoặc sấy lạnh cho khô.
  • Dược liệu khô được sắc với nước theo tỉ lệ 1 dược liệu: 3 nước sạch trên nhiệt vừa trong thời gian khoảng 2 đến 3 giờ.
  • Bỏ bã kim tiền thảo, lấy nước sắc sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể phơi khô kim tiền thảo, thái thành lát mỏng rồi sắc để thu được nước uống. Sử dụng nước kim tiền thảo hằng ngày sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng sỏi thận.

Bài thuốc trị sỏi thận từ đu đủ xanh

Trong đu đủ có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, magie, và các hoạt chất chymopapain và papaya protease giúp bài sỏi và nâng cao sức khỏe của người bệnh rất tốt.

Dùng đu đủ xanh để điều trị sỏi thận đã được sử dụng từ lâu. Bởi theo Đông y, đu đủ xanh có tác dụng bổ tỳ, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng… rất tốt cho người bệnh thận có sỏi. Một bài thuốc từ loại quả này được dùng trong chữa sỏi thận như sau:

  • Rửa sạch đu đủ xanh, để nguyên cả vỏ.
  • Đem luộc với nước đến khi đu đủ mềm, nhưng không quá nát.
  • Đợi đu đủ bớt nóng, bổ ra và nạo bỏ hạt.
  • Cắt đu đủ thành miếng vừa miệng, rắc thêm chút muối lên trên và ăn.
  • Chú ý để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng nửa quả mỗi lần, mỗi ngày nên ăn 1 quả đu đủ.
  • Bài thuốc này không dùng để điều trị cho phụ nữ có thai.

Chuối hột – Vị thuốc điều trị sỏi thận

Chuối hột là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Khoa học chứng minh rằng, trong loại quả này có rất nhiều chất hóa học có tác dụng tốt đến cơ thể như cyanidin, tannin, saponin, phytosterol… Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng đến kinh phế, tỳ và tác dụng đến can, thận. Chuối hột được dùng để trị sỏi đường niệu, một số bệnh đường ruột, cảm gió…

bai thuoc tri soi than
Chuối hột có tác dụng tán sỏi tốt, thường được dùng để chữa bệnh

Sử dụng chuối hột để điều trị sỏi thận có nhiều cách như sau:

Cách 1:

  • Dùng hạt của quả chuối hột rang lên đến khi vàng giòn.
  • Sau đó giã hoặc xay nhỏ thành bột.
  • Khi dùng thì hòa khoảng 10g bột với một cốc nước ấm khoảng 40 độ C.
  • Sử dụng nước này trong 1 tháng sẽ thấy kết quả tốt.

Cách 2:

  • Rửa sạch chuối hột rồi thái mỏng và đem phơi khô dưới nắng.
  • Sao vàng trên bếp đến khi có mùi thơm, rồi hạ thổ, ủ trong nồi ở dưới đất từ 3 đến 5 ngày.
  • Khi dùng sắc chung chuối sao vàng hạ thổ với một lượng nước gấp 4 lần, rồi đun đến khi nước vừa đủ dùng.
  • Sử dụng sau khi ăn no sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Quả dứa – Thuốc trị sỏi thận đơn giản tại nhà

Dứa hay còn gọi là thơm (miền Nam) là một loại quả dễ kiếm và rẻ tiền. Tuy nhiên, với bài thuốc dưới đây, dứa là một nguyên liệu chính để chữa bệnh sỏi thận, đặc biệt là chữa các cơn đau do sỏi thận đem lại.

Sử dụng dứa để trị sỏi thận được thực hiện rất đơn giản:

  • Lựa chọn những quả dứa chín vàng, thơm và không bị sâu, dập nát.
  • Rửa sạch, để nguyên vỏ.
  • Khoét ruột quả dứa ở giữa (thể tích vừa đủ).
  • Cho vào ruột dứa khoảng 50g phèn chua.
  • Nướng chín quả dứa có phèn chua trên bếp củi.
  • Gọt vỏ và xay, vắt lấy nước uống. Nên uống khi còn ấm.
  • Sử dụng liên tục trong khoảng một tuần thì người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả của bài thuốc. Cơn đau do sỏi thận gây ra được giảm một cách đáng kể.

Ngò gai chữa trị sỏi thận hiệu quả

Mùi tàu hay lá ngò gai (theo người miền Nam) là một loại lá thơm, cây gia vị được sử dụng để làm tăng hương vị của các món ăn. Theo y học cổ truyền, ngò gai là vị dược liệu có tác dụng kiện tì, lợi tiểu, giải độc, vì vậy có thể được sử dụng để làm bài thuốc trị sỏi thận. Các viên sỏi trong cơ thể sẽ được thu gọn kích thước, sau một thời gian sẽ ra khỏi cơ thể theo nước tiểu.

Cách sử dụng:

  • Lá ngò gai sau khi hái được đem rửa sạch bằng nước. Sau đó hơ lá trên ngọn lửa, đến khi lá héo khô.
  • Cho lá khô vào bình sắc cùng với 3 cốc nước đầy để sắc thuốc.
  • Đến khi lượng nước chỉ còn vừa đủ khoảng 1 cốc nước thì kết thúc quá trình sắc.
  • Uống cốc nước ngò gai sau khi ăn các bữa chính để có tác dụng tốt.
  • Phụ nữ nên sử dụng trong 9 ngày, còn nam giới nên dùng liên tục ngò gai trong 1 tuần.
bai thuoc tri soi than
Lá mùi tàu điều trị sỏi thận được nhiều người tin dùng

Lưu ý khi điều trị sỏi thận bằng các bài thuốc để mang lại hiệu quả

Khi điều trị sỏi thận, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh còn cần phải chú ý đến nhiều điều khác như chế độ ăn uống, luyện tập. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc điều trị có hiệu quả hay không.

  • Bên cạnh sử dụng nước thuốc sắc còn phải chú ý uống nhiều nước lọc. Đảm bảo cơ thể không xuất hiện cảm giác khát nước.
  • Khi điều trị bằng các bài thuốc đông y, cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để tránh xảy ra các tương tác với thuốc và thực phẩm đang sử dụng.
  • Các bài thuốc đều cần sử dụng thời gian dài, thường khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng mới có biểu hiện tác dụng rõ ràng. Do đó, người bệnh cần kiên trì thực hiện hằng ngày.
  • Khi điều trị, cần đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh như sau: Hạn chế muối và các đồ ăn cay nóng, tăng cường hoa quả và rau xanh.
  • Cần thường xuyên vận động, đặc biệt là nhảy tại chỗ, để sỏi theo đường niệu đi xuống. Nhờ đó, tác dụng bài sỏi sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, người bệnh không nên vận động quá mức gây căng thẳng, mệt mỏi, sẽ tác động xấu và có thể gây ra nhiều sỏi hơn.
  • Khi sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, nên dừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Có rất nhiều bài thuốc trị sỏi thận rất tốt trong dân gian và đã được kiểm chứng bởi y học cổ truyền. Tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng các phương thức khác nhau. Bài viết hy vọng đã giúp các bạn có thêm hiểu biết để nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Tán sỏi thận là một phương pháp nhằm loại bỏ sỏi ra khỏi hệ tiết niệu, cụ thể là ở thận, niệu quản hay bàng quang. Tiểu phẫu này thường được chỉ định cho những…

Xem chi tiết

Các loại sỏi thận bao gồm mấy loại và loại nào phổ biến nhất là thắc mắc của nhiều người bệnh. Việc xác định chính xác loại sỏi thận đang tồn tại trong cơ thể…

Xem chi tiết

Biến chứng hội chứng thận hư gây nhiều nguy hiểm khác nhau cho người bệnh và phương pháp trị liệu là vấn đề được quan tâm. Theo chuyên gia, căn bệnh này cần được chẩn…

Xem chi tiết

Bị sỏi thận có quan hệ được không? Đây là câu hỏi chung của hầu hết những người đang mắc phải căn bệnh này. Tâm lý lo sợ, không thoải mái hay đau ở bộ…

Xem chi tiết

Siêu âm sỏi thận là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh thận phổ biến nhất hiện nay bên cạnh kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT). Thông qua những hình…

Xem chi tiết

Sỏi thận rơi xuống bàng quang được xem là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sỏi bàng quang. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau đớn dữ dội cùng…

Xem chi tiết

Thận ứ nước độ 2 là tình trạng bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải do nước tiểu bị tắc nghẽn không bài tiết ra bên ngoài được. Theo các bác sĩ chuyên khoa,…

Xem chi tiết

Sỏi thận bao nhiêu thì phải mổ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người bệnh, phòng tránh những biến chứng khác có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *