Chàm Khô
Chàm khô là bệnh da liễu thường xuất hiện vào mùa đông, đặc trưng bởi tình trạng nứt nẻ và ngứa rát. Vậy chàm khô có những triệu chứng gì và làm thế nào để chăm sóc da da đúng cách nhằm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu cũng như ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để có lời giải đáp chính xác!
Bệnh chàm khô là gì và nguy hiểm như thế nào?
Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Chàm khô có tên khoa học là Eczema, đây là một trong những thể chàm thường gặp nhất hiện nay. Bệnh xảy ra do các yếu tố ngoại sinh làm tổn thương lớp sừng trên da, khiến da bị mất nước và khô căng quá mức, đồng thời các tế bào sừng tăng sinh bất thường. Bệnh chàm khô thường đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô ráp, bong tróc và ngứa rát khó chịu,…
Chàm khô thường bắt nguồn từ những vùng da có mật độ tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên bên ngoài cao như bàn chân, chàm khô ở da mặt, chàm khô da tay,… Bởi lẽ, đây đều là những bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó có xu hướng khô ráp và dễ bị tổn thương hơn.

Chàm khô không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên bệnh thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Tình trạng ngứa rát và khó chịu trên da có thể kéo theo nhiều hệ lụy như khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý.
Bệnh chàm khô có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào bao gồm bệnh chàm khô ở trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều không phân biệt được các triệu chứng của chàm khô với tình trạng nứt nẻ thông thường, dẫn đến tâm lý chủ quan, không có biện pháp khắc phục từ sớm.
Không những vậy, thói quen dùng tay gãi hoặc chà xát lên những vùng da bị chàm cũng sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí là chuyển sang thể chàm bội nhiễm. Từ đó khiến ngón tay bị biến dạng hoặc để lại sẹo thâm, sẹo lồi vĩnh viễn khiến người bệnh mất tự tin.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Nguyên nhân bị chàm khô gồm những yếu tố nào?
Các chuyên gia da liễu đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh chàm khô nhưng vẫn chưa đưa ra được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh chàm khô có thể xuất phát từ một số yếu tố sau đây.

- Yếu tố di truyền: Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm khô hàng đầu hiện nay. Theo thống kế, nếu trong gia đình có người thân từng bị chàm khô, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể: Một nguyên nhân quan trọng khác gây bệnh chàm khô là do sự rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể. Hiện tượng này làm cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng sinh tế bào sừng và khiến da khô ráp, bong tróc nhiều hơn. Có thể kể đến một số rối loạn thường gặp bên trong cơ thể như rối loạn thần kinh, chức năng tiêu hóa và bài tiết, thiếu hụt Lipid,…
- Yếu tố bệnh lý: Chàm khô có thể xuất phát từ một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn chức năng gan và thận,…
- Tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài: Các loại hóa chất và hóa mỹ phẩm như xà phòng, sản phẩm làm đẹp có tính axit hoặc độ kiềm quá cao, dung môi công nghiệp,… đều có khả năng làm tổn thương lớp sừng trên da, dẫn đến tình trạng khô ráp và nứt nẻ.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm hạ thấp đột ngột cũng là nguyên nhân khiến da mất nước nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô. Điều này lý giải vì sao mùa thu và mùa đông là khoảng thời gian bệnh lý này bùng phát mạnh mẽ nhất.
- Một số yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, người bệnh cũng có nguy cơ bị chàm khô cao hơn do những yếu tố như tâm lý bất ổn, cơ thể suy nhược, căng thẳng thường xuyên, không vệ sinh da đúng cách, dị ứng với một số thực phẩm và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Để có cách chữa chàm khô hiệu quả, trước hết bạn cần nắm được những triệu chứng cơ bản của bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh nên chủ động thăm khám khi có những biểu hiện sau đây.

- Da khô ráp và xuất hiện tình trạng bong tróc, đóng vảy, khi chạm vào có cảm giác sần sùi và ngứa rát rất khó chịu. Nếu dùng tay gãi hoặc chà xát quá nhiều vào những vùng da này, bạn có thể bị chảy máu và hình thành tổn thương thứ phát.
- Do lớp sừng bị bong tróc, lớp da non của bạn sẽ bị lộ ra, tạo thành những mảng đỏ và ngứa âm ỉ.
- Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng da này sẽ càng có xu hướng bị Liken hóa nặng hơn, dẫn đến hiện tượng dày sừng và thâm sạm thành từng mảng rộng.
- Với những trường hợp nặng, chàm khô đã tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm, người bệnh có thể nhận thấy hiện tượng sưng nóng, có mủ viêm trên da và đau nhức kèm sốt cao,…
Những biểu hiện trên của bệnh chàm khô tróc vảy thường xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành. Còn đối với bệnh chàm khô ở trẻ em, các triệu chứng này này sẽ kém nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng xử lý tốt nhất.
Cách trị chàm khô hiệu quả và an toàn
Chắc hẳn bệnh chàm khô có chữa được không là vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, hiện vẫn chữa có một phương pháp đặc trị nào cho bệnh lý ngoài da này. Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy và đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của da bằng những phương pháp sau đây
Dùng thuốc trị chàm khô
Sử dụng thuốc Tây là cách chữa bệnh chàm khô ở tay và nhiều vị trí khác trên cơ thể mang lại hiệu quả nhanh nhất. Dựa trên mức độ tổn thương trên da và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất, bao gồm cả thuốc đường uống, thuốc mỡ và dạng kem.

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất để trị bệnh chàm khô ở tay và các bộ phận khác trên cơ thể.
- Nhóm thuốc bôi chàm khô chứa Corticoid: Loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng kem hoặc mỡ, giúp dưỡng ẩm cho da, chống viêm và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc quá mức, bạn có thể khiến da bị bào mòn và trở nên yếu hơn.
- Nhóm thuốc có khả năng ức chế Calcineurin: Loại thuốc này thường được dùng xen kẽ với thuốc bôi để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Chúng có dược tính tương tự như Corticoid nhưng ít gây ra tác dụng phụ hơn khi sử dụng.
- Thuốc kháng Histamin H1: Quá trình tăng sinh Histamin là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy trên da. Do đó, trong quá trình điều trị chàm khô, các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một số loại thuốc kháng Histamin H1 để kiểm soát nồng độ hoạt chất này.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh chàm. Tuy nhiên, thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nặng đã chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.
Nếu những loại thuốc trên không phát huy tác dụng, tình trạng khô ráp kéo dài dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc Corticoid đường uống kết hợp với một số cách chữa chàm khô khác như tiến hành quang trị liệu, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,…
Cách chữa bệnh chàm khô tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp Đông Y, Tây Y, bạn cũng có thể khắc phục các triệu chứng của bệnh bằng một số mẹo dân gian trị chàm sau đây.
- Sử dụng gel nha đam: Theo các nghiên cứu, phần nhũ dịch được chiết xuất từ nha đam có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng và làm dịu vết thương nhanh chóng, phù hợp với những người bị bong tróc da do chàm khô. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một vài chiếc lá nha đam, tách lấy phần gel bên trong để thoa lên vùng da bị chàm trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Dùng lá ổi chữa bệnh chàm khô: Lá ổi chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và có khả năng tái tạo da non, phục hồi các tế bào bị tổn thương. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá ổi, ngâm rửa với nước muối pha loãng rồi bỏ vào nồi nấu với 1 – 2 lít nước. Chờ nước sôi rồi vặn nhỏ lửa để đun thêm 10 phút, sau đó dùng nước lá ổi để vệ sinh những vùng da bị chàm khô.
- Cách trị bệnh chàm khô bằng nghệ tươi: Trong nghệ tươi chứa nhiều hoạt chất có lợi với khả năng tiêu diệt tối đa các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh chàm khô. Do đó bạn có thể sử dụng nguyên liệu này bằng cách cạo sạch 1 củ nghệ tươi, đem rửa với nước rồi bỏ vào cối giã nhuyễn. Vắt lấy nước cốt nghệ và thoa lên vùng da bị chàm, chờ cho dung dịch khô rồi rửa lại bằng nước ấm.
Sau khi thực hiện những phương pháp trên, bạn có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng lành tính để giữ độ ẩm cho da. Tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có được sản phẩm phù hợp và an toàn nhất.
Cách phòng ngừa và chăm sóc cơ thể
Ngoài các phương pháp điều trị chàm khô kể trên, người bệnh cũng nên lưu ý thay đổi lối sống và thói quen chăm sóc da của mình. Cụ thể, nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu chàm khô nào, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

- Uống đủ nước mỗi ngày để không khiến da bị khô rát và căng tức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, không kiêng cữ quá mức, tuy nhiên bạn vẫn cần hạn chế những thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao như hải sản,…
- Tránh xa các loại hóa mỹ phẩm không có nguồn gốc, thành phần có chứa nhiều Axit hoặc nồng độ cao. Nên đeo găng tay và đồ bảo hộ mỗi khi cần tiếp xúc với bất kỳ hoạt chất có khả năng gây dị ứng nào.
- Dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày sau khi tắm, lưu ý lau khô vùng da bị chàm trước khi bôi thuốc.
- Vào những ngày thời tiết giao mùa hanh khô và lạnh đột ngột, bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể và đảm bảo da không bị mất nước quá nhiều.
- Vệ sinh sạch sẽ cả cơ thể và môi trường sống để tránh tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển.
Chàm khô là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến nhất hiện nay. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Trong quá trình điều trị, hãy kiên nhẫn áp dụng các phương pháp kể trên cho đến khi thấy rõ hiệu quả đạt được. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh chàm khô và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất!