Bầu Ăn Được Lá Lốt Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Lá lốt là một trong những loại rau có mùi phổ biến và rất được ưa chuộng ở nước ta. Tuy nhiên, khi mang bầu cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm nên nhiều người cho rằng thai phụ không nên ăn lá lốt. Vậy bạn nghĩ sao về thông tin này? Để biết mẹ bầu ăn được lá lốt không, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây. 

Bà bầu ăn được lá lốt không?

Trước khi giải đáp thắc mắc, “có bầu ăn được lá lốt không”, chúng ta cần điểm qua một số thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này. Theo nghiên cứu, lá lốt là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lá lốt sẽ có chứa:

  • 39 kcal. 
  • 4.1mg sắt.
  • 4.3gr protein.
  • 2.5gr chất xơ. 
  • 86.5gr nước.
  • 980mg photpho. 
  • 260mg canxi.
  • 34mg vitamin C.

Xem ngay: Bầu Ăn Rau Đắng Được Không, Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi?

Bà bầu có thể ăn được lá lốt
Bà bầu có thể ăn được lá lốt

Từ danh sách các thành phần dinh dưỡng nêu trên, cộng thêm kinh nghiệm dân gian, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được lá lốt. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng lá lốt một cách hợp lý, loại thực vật này có thể giúp mẹ bầu làm giảm triệu chứng ốm nghén, cải thiện đường tiêu hoá và ăn uống ngon miệng hơn. 

Bên cạnh đó, lá lốt còn là thực phẩm có chỉ số GI thấp nên rất tốt cho những đối tượng bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi sinh, mẹ bỉm không nên ăn lá lốt vì loại rau này có thể ngăn cản quá trình hình thành sữa, gây tắc sữa và ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú. 

Lợi ích khi bà bầu ăn lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không hay bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Câu trả lời là có. Nếu bà bầu ăn lá lốt đúng cách, loại lá này sẽ mang đến cho thai phụ những lợi ích như sau:

  • Cung cấp các dưỡng chất: Lá lốt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Bao gồm vitamin C, vitamin A, sắt, canxi,,…  nên có khả năng giúp cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Giảm cảm giác buồn nôn: Một số phụ nữ khi mang thai cho biết rằng việc ăn lá lốt có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu trong tam nguyệt cá thứ nhất. 
  • Giảm đau họng: Lá lốt có tính chất làm dịu và giảm đau, có thể giúp giảm cảm giác đau họng hoặc khó chịu khi mang thai.
  • Giảm vi khuẩn: Theo một số nghiên cứu, lá lốt có khả năng kháng khuẩn và giúp làm sạch đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, việc ăn lá lốt thường xuyên sẽ giúp làm giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu và táo bón ở thai phụ. 
  • Cung cấp năng lượng: Do chứa một lượng nhỏ calo và carbohydrate, nên lá lốt có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.
  • Hạn chế chảy máu chân răng, chữa ho: Trong lá lốt có chứa chất chống oxy hoá nên chúng có khả năng điều trị và giảm ho cho người dùng. 
  • Giảm đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân vô cùng hiệu quả: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá lốt có khả năng làm dịu thần kinh, an thần, làm giãn cơ, chống vi khuẩn, chống viêm,… Vì thế, nếu mẹ bầu ăn lá lốt sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng đau đầu, đau lưng hoặc chân tay nhức mỏi. 

Tìm hiểu thêm: Bà Bầu Ăn Rau Lang Được Không, Lợi Ích Và Lưu Ý?

Ăn lá lốt giúp làm giảm cảm giác đau nhức mỏi tay chân
Ăn lá lốt giúp làm giảm cảm giác đau nhức mỏi tay chân

Gợi ý một số món ngon từ lá lốt cho bà bầu

Ngoài quan tâm tới vấn đề “bầu có ăn được lá lốt không”, nhiều thai phụ còn tìm hiểu thêm về các món ăn ngon với lá lốt. Theo đó, khi mang bầu, thai phụ có thể thêm những món ăn từ lá lốt dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Cụ thể như sau: 

Thịt bò xào lá lốt

Thịt bò xào lá lốt là món ăn giàu dinh dưỡng và rất dễ thực hiện. Hàng tuần, bạn có thể chế biến và ăn khoảng 1 – 2 lần tùy theo sở thích. 

Nguyên liệu:

  • Miếng thịt nạc bò 200g thái thành lát mỏng.
  • 5 – 6 chiếc lá lốt đã được rửa sạch, thái nhỏ.
  • Tỏi băm.
  • Hành tây thái múi.

Cách làm:

  • Ướp thịt với tỏi đã băm cùng với các loại gia vị như muối, tiêu, đường, xì dầu trong khoảng 10 phút. 
  • Cho chảo lên bếp, phi tỏi. 
  • Khi tỏi đã có mùi thơm, bạn cho thịt bò vào xào tới khi chín thì bỏ ra đĩa. 
  • Cho dầu vào chảo, khi dầu sôi bỏ hành tây vào xào. 
  • Hành tây gần chín, bạn cho lá lốt, thịt bò vào đảo cùng nhau trong khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp. 

Chả thịt heo/bò lá lốt

Chả thịt bò/thịt heo quấn lá lốt là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Món ăn này khá thơm ngon và đơn giản nên mẹ bầu hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. 

Nguyên liệu:

  • 400g thịt heo/bò phần nạc. 
  • 100g mộc nhĩ.
  • Hành khô. 
  • 20 chiếc lá lốt. 

Tham khảo: Bầu Ăn Rong Biển Được Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Chả thịt heo/bò lá lốt
Chả thịt heo/bò lá lốt

Cách làm:

  • Rửa sạch thịt bò/thịt heo rồi băm nhuyễn, có thể mua thịt xay sẵn cho tiện. 
  • Ngâm mộc nhĩ với nước cho nở rồi băm nhuyễn. 
  • Tiến hành ướp thịt với mộc nhĩ, hành băm các gia vị trong khoảng 10 – 15 phút. 
  • Lá lốt sau khi rửa sạch, bạn để ráo rồi đem cuốn với hỗn hợp thịt ướp đã chuẩn bị trước đó. 
  • rán lá lốt cuốn thịt với lửa nhỏ đến khi chúng chín đều 2 mặt. 

Canh thịt bò lá lốt

Canh thịt bò lá lốt cũng là một trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ bầu không nên bỏ qua. 

Nguyên liệu:

  • 250g thịt bò. 
  • 5 chiếc lá lốt. 
  • Gia vị. 

Cách làm:

  • Rửa sạch thịt bò với muối để làm giảm mùi tanh, sau đó xả lại với nước lạnh rồi để cho ráo. 
  • Cắt thịt bò thành từng lát mỏng vừa ăn, còn lá lốt thì cắt thành sợi nhỏ. 
  • Ướp thịt với đường, muối, tỏi, hành băm rồi trộn đều cho ngấm gia vị trong khoảng 25 phút. 
  • Bỏ 2 muỗng cà phê dầu vào nồi, đợi cho dầu nóng thì cho tỏi, hành băm vào phi thơm. 
  • Cho thịt bò vào nồi, đảo nhanh tay để thịt tái rồi cho ra đĩa. 
  • Đổ 1 lít nước vào đun sôi, sau đó cho lá lốt và thịt bò xào tái vào.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho canh thịt bò lá lốt ra tô rồi thưởng thức. 

Đọc thêm: Mẹ Bầu Ăn Bắp Cải Được Không? Ăn Như Nào Mới Tốt?

Canh thịt bò lá lốt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng
Canh thịt bò lá lốt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

Cần lưu ý gì khi ăn lót lốt trong giai đoạn mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, việc lựa chọn thực phẩm và thực phẩm bổ sung cẩn thận là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi ăn lá lốt trong giai đoạn mang thai, chị em cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Lá lốt được sử dụng phải đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trước khi ăn cần sơ chế thật sạch và nên ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, hóa chất độc hại nếu có. 
  • Những bà mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng không nên ăn lá lốt vì loại rau này có chứa oxalic acid. 
  • Cần chế biến, nấu chín kỹ lá lốt để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như giảm thiểu hàm lượng oxalic acid. 
  • Không nên ăn lá lốt khi bị nhiệt miệng, nóng trong. 
  • Tránh ăn quá nhiều lá lốt trong thời gian dài vì rất dễ bị tích tụ nhiệt trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. 

Như vậy vấn đề “có bầu ăn được lá lốt không” hay “bầu 3 tháng đầu có ăn được lá lốt không” đã được giải đáp. Lá lốt tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng không nên quá lạm dụng, nhất là khi mang thai. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ Nhất Nam Y Viện, mẹ bầu có thể đa dạng hơn thực đơn ăn uống của mình. Đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé. 

Rau muống là nguồn thực phẩm cực kỳ phổ biến ở Việt Nam và là món ăn quen thuộc, yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc bầu…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang bầu, chị em thường được hướng dẫn bổ sung cũng như kiêng khem một số loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đang bầu ăn cà tím…

Xem chi tiết

Phụ nữ mang bầu cơ thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường vậy nên việc ăn uống cũng cần được chú trọng để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Có nhiều chị thắc…

Xem chi tiết

Bà bầu ăn kem được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là vào những ngày hè oi bức. Có nhiều người cho rằng, do kem quá lạnh và chứa nhiều chất…

Xem chi tiết

Bà bầu ăn xoài được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Trái cây này có thể ăn được cả khi xanh và khi đã chín…

Xem chi tiết

Bầu là một loại quả quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vẫn còn băn khoăn rằng không biết bà bầu ăn bầu được không? Ăn bầu có…

Xem chi tiết

Củ sắn khá thân thuộc với người Việt chúng ta bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhiều chị em trong giai đoạn mang thai rất muốn ăn loại củ này nhưng…

Xem chi tiết

Quả vải là một loại quả đặc trưng tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, có chứa nhiều dưỡng chất và vị ngọt ngon khó cưỡng. Chính vì thế, loại quả này được rất nhiều chị…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *