Bà Bầu Ăn Rau Lang Được Không, Lợi Ích Và Lưu Ý?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo về vấn đề ăn uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong bụng. Vì thế, nhiều người đặt ra thắc mắc “đang mang bầu ăn rau lang được không”? Theo đó, để biết “có thai ăn rau lang được không”, mọi người có thể tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết hơn. 

Đang có bầu ăn rau lang được không?

Trong Đông y, rau lang là loại rau có tính bình, vị ngọt nhẹ, không độc, ích khí, bổ hư tổn, kiện tỳ vị, bổ thận âm và có tác dụng nhuận tràng khá hiệu quả. Y học hiện đại cũng chứng minh, trong rau lang có chứa hàm lượng vitamin B6 cao. Bên cạnh đó, chúng còn có chứa các dưỡng chất thiết yếu khác như:

  • Chất béo: 0,3 gram.
  • Protein: 2,6 gram.
  • Vitamin C: 11mg.
  • Folate: 0,8mg.
  • Vitamin B6: 0,16mg.
  • Sắt: 2,7mg.
  • Magie: 60mg.
  • Chất xơ: 1,4 gram.
  • Kali: 498mg.

Tham khảo: Bà Bầu Ăn Khoai Lang Được Không? Ăn Như Nào Mới Tốt?

Rau lang có chứa nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe
Rau lang có chứa nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, rau lang cũng là nguồn cung cấp axit ascorbic – vitamin C và vitamin B dồi dào. Kèm theo đó còn có hàm lượng kẽm, beta – carotene, canxi, axit folic, thiamin, niacin, riboflavin và các vitamin K, A, B6 khá cao. Vậy bà bầu ăn rau khoai lang được không hay bầu 3 tháng ăn rau lang được không? Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rau lang.
Không chỉ có tác dụng giảm tình trạng buồn nôn trong 3 tháng đầu mang thai, rau lang còn giúp các mẹ bầu ăn ngon hơn. Từ đó hấp thu các chất dinh dưỡng, thanh nhiệt và ngăn ngừa huyết áp cao hiệu quả. Cộng thêm vị ngọt tự nhiên, cách chế biến dễ dàng, mẹ bầu có thể dùng rau lang để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon khác nhau để sử dụng thường xuyên.
Mặc dù là loại rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Hãy cố gắng cân đối khẩu phần ăn hàng ngày và chú ý tới sự đa dạng thực phẩm để giúp quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ – bé tốt hơn. 

Lợi ích của rau lang đối với bà bầu

Đang bầu ăn rau khoai lang được không? Câu trả lời là có. Khi mang bầu, nếu ăn rau lang đúng cách, thai phụ có thể nhận lại những lợi ích như sau:

  • Ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ: Đang có bầu ăn rau lang cũng là một trong những cách giúp mẹ bầu ổn định đường huyết, phòng tránh tình trạng tiểu đường khi mang thai. Việc bổ sung rau lang vào thực đơn cho bà bầu đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường là một giải pháp phù hợp, hiệu quả. 
  • Hạn chế táo bón: Khi mang thai, bà bầu dễ bị táo bón gây khó chịu và mệt mỏi. Với hàm lượng chất xơ cao có trong rau lang, loại rau này được xem là thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ bị táo bón hiệu quả. Vì thế, bà bầu nên ăn rau lang để cải thiện tình trạng trên, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. 
  • Giảm tình trạng ốm nghén: Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Tuy nhiên, với hàm lượng vitamin B6 dồi dào có trong rau lang, bà bầu sẽ hạn chế được tình trạng buồn nôn, ốm nghén và ăn uống ngon miệng hơn. 
  • Lợi sữa: Với những bà mẹ sau sinh, đang cho con bú, rau lang là một trong những thực phẩm quý giúp kích thích sữa về nhiều. Do đó, các thai phụ nên cho rau lang vào trong bữa ăn hàng tuần để giúp lợi sữa, ngăn ngừa nguy cơ bị tắc sữa. 
  • Thanh nhiệt, giải độc: Với tính mát, rau lang thường được dùng để giúp thanh nhiệt cơ thể. Lúc này, bà bầu ăn rau lang sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, chất diệp lục có trong rau lang cũng hỗ trợ loại bỏ độc tố, hạn chế tình trạng nóng trong khi mang thai hiệu quả. 

Tham khảo: Bầu Ăn Rau Ngót Được Không? Mẹ Cần Chú Ý Gì?

Rau lang mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu
Rau lang mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều rau lang

Ngoài quan tâm tới vấn đề “mẹ bầu ăn rau lang được không”, thai phụ cũng cần lưu ý tới việc nếu ăn rau lang quá nhiều, có thể dẫn tới các tác dụng gì. Theo đó, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều rau lang hoặc ăn không đúng cách có thể dẫn tới một số hệ lụy như:

  • Hạ huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt khi ăn rau lang lúc đang đói.
  • Táo bón, ngộ độc thực phẩm khi ăn rau lang sống. 
  • Bị sỏi thận do hàm lượng canxi trong rau lang cao. 

Nếu việc ăn rau lang gây ra những tác dụng phụ nêu trên, mọi người nên tìm tới sự chăm sóc y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. Việc này sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Hướng dẫn ăn rau lang đúng và an toàn cho bà bầu

Rau lang mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia. Thậm chí, việc ăn quá nhiều một nguồn thực phẩm còn khiến bạn có nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Cụ thể, mẹ bầu nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác để bữa ăn trở nên đa dạng và ngon miệng hơn. Ngoài các loại rau, thai phụ cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Khi quá đói, mẹ cần tránh ăn rau lang vì chúng có thể gây hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, mẹ bầu chỉ nên ăn rau lang khi đã nấu chín để kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó chịu, táo bón và giúp nhuận tràng hiệu quả. Bởi rau lang sống có thể gây ra các tác dụng ngược lại nên mẹ bầu cần lưu ý.
Lá rau lang khi luộc sẽ có vị khá chát khi uống nên mẹ bầu chỉ nên ăn rau, tránh uống nước. Nếu vẫn muốn dùng nước luộc rau, mọi người có thể cho thêm chút nước chanh và hạt nêm để làm dịu bớt vị chát của nước rau lang. 

Các món ăn ngon từ rau lang cho mẹ bầu

Với rau lang, mẹ bầu có thể chế biến chúng thành các món ăn ngon, bổ dưỡng, an toàn sau đây: 

Rau lang luộc

Với những mẹ bầu ăn uống thanh đạm, mọi người có thể sử dụng rau luộc chấm với nước mắm tỏi để tăng hương vị, độ thơm ngon cho món ăn. 

Tham khảo: Mẹ Bầu Ăn Bắp Cải Được Không? Cần Lưu Ý Gì Khi Ăn?

Món rau lang luộc đơn giản
Món rau lang luộc đơn giản

Chuẩn bị:

  • 1 bó rau lang.
  • 1 thìa muối, mắm, đường, tỏi, ớt, chanh,… 

Cách làm:

  • Rau nhặt và chỉ giữ lại phần ngọn non, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Cho 1.5 lít nước vào nồi đun sôi với 1 thìa muối.
  • Khi nước sôi, bạn cho rau vào, đun với lửa lớn cho tới khi rau chín đều thì vớt ra đĩa. 
  • Tỏi đã chuẩn bị, bóc vỏ, đập dập và cho vào bát, thêm đường, ớt, nước cốt chanh, nước mắm cho vừa miệng là có thể dùng chúng để chấm ăn cùng với rau lang. 

Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi là món ăn thơm ngon, được nhiều người yêu thích và sử dụng. Cách làm rau lang xào tỏi rất đơn giản nhưng để đảm bảo sức khỏe, các bạn nên dùng ít dầu ăn và không nên ăn quá nhiều rau xào để tránh bị bệnh tim mạch hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Chuẩn bị:

  • 1 bó ngọn rau lang non. 
  • Tỏi băm. 
  • Các gia vị khác như muối, nước mắm và hạt nêm,…

Cách làm:

  • Ngắt phần ngọn rau lang non, rửa sạch rồi để cho ráo bớt nước. 
  • Chần rau khoai lang qua nước đun sôi cho chín tái rồi vớt ra đĩa. 
  • Nhanh chóng cho chảo lên bếp, phi thơm tỏi băm với dầu ăn rồi thoa rau lang chín tái vào. 
  • Đảo rau đều tay, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi cho ra đĩa và ăn cùng cùng cơm nóng. 

Xem thêm: Bầu Ăn Giá Được Không? Những Điều Cần Biết Khi Ăn Giá Đỗ

Món rau lang xào tỏi thơm ngon
Món rau lang xào tỏi thơm ngon

Canh rau lang nấu tôm

Đây là món ăn bổ dưỡng, được các chị em sử dụng thường xuyên khi mang bầu. Canh rau lang nấu tôm không chỉ cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất thiết yếu mà còn cung cấp protein, omega-3 axit béo, kẽm nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Chuẩn bị:

  • 500g rau lang. 
  • 200g tôm.
  • Hành lá tươi, hành khô. 
  • Các gia vị như hạt nêm, hạt tiêu, muối, nước mắm,…

Cách làm:

  • Làm sạch tôm, rút bỏ phần chỉ đen trên thân tôm rồi rửa sạch lại, giã thô tôm. 
  • Rau lang lấy phân cọng non, rửa sạch và thái nhỏ. 
  • Phi hành khô với dầu ăn cho thơm rồi cho tôm vào, xào chín, rưới lên chút nước mắm cho thơm. 
  • Đổ nước cho đủ ăn vào nồi, đun sôi rồi cho rau lang đã thái vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. 
  • Khi canh chín, bạn múc canh ra bát tô, rắc một ít hạt tiêu đã xay lên trên và thưởng thức. 

Bầu ăn rau lang được không hay bà bầu có ăn được rau lang không đã được Nhất Nam Y Viện giải đáp. Rau lang là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên chúng thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ăn uống hàng tuần. Tuy nhiên, để tránh gây tác động xấu tới mẹ và bé, thai phụ chỉ nên ăn rau lang với hàm lượng vừa phải theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà bà bầu…

Xem chi tiết

Vú sữa là loại quả thơm ngon và có nhiều dưỡng chất nên được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên với những ai đang mang bầu thì cần lưu ý trước khi sử dụng…

Xem chi tiết

Kim chi là một thực phẩm lên men, kích thích vị giác nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Điều này cũng tương tự với các mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn thai…

Xem chi tiết

Chôm chôm là một trong những loại trái cây mùa hè được rất nhiều chị em yêu thích bởi chúng có vị ngọt thơm tự nhiên và mọng nước. Thế nhưng có nhiều luồng ý…

Xem chi tiết

Rau dền là loại rau bổ dưỡng với công dụng làm mát gan, bổ máu nên được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, đang bầu ăn…

Xem chi tiết

Giá đỗ là một trong những thực phẩm tự nhiên dễ ăn, giàu dinh dưỡng và xuất hiện nhiều trong bữa ăn của gia đình người Việt. Vậy bầu ăn giá được không? Cần lưu…

Xem chi tiết

Có rất nhiều thông tin về việc ăn bắp (ngô) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bài viết sau đây chuyên gia của Nhất…

Xem chi tiết

Lá lốt là nguyên liệu khá phổ biến, được dùng cho nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc mẹ bầu không nên ăn loại…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *