Bầu Ăn Rong Biển Được Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trong thời kỳ thai nghén, việc chăm sóc sức khỏe và chế độ ăn uống của bà bầu trở nên cực kỳ quan trọng. Trong danh sách các thực phẩm có thể ăn và nên tránh, rong biển thường gây ra nhiều tranh cãi. Vậy bà bầu ăn rong biển được không? Để hiểu rõ về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp cung cấp những thông tin hữu ích. 

Thành phần dinh dưỡng có trong rong biển

Rong biển hay còn gọi là tảo bẹ, là loại thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào. Chúng có nhiều màu khác nhau, từ màu đỏ, nâu đen đến màu xanh lá cây. Rong biển thích nghi được ở cả môi trường nước mặn và nước lợ, thường mọc ở các vách đá, rạn san hô hoặc dưới tầng nước sâu trong điều kiện ánh sáng vẫn chiếu tới. 

Tham khảo: Bầu Ăn Rau Đắng Được Không, Ảnh Hưởng Gì Tới Thai Nhi?

Rong biển là thực vật có giá trị dinh dưỡng cao
Rong biển là thực vật có giá trị dinh dưỡng cao

Có cả trăm loại rong biển khác nhau, tuy nhiên được thu hoạch và sử dụng nhiều nhất chính là rong biển wakame, rong biển arame, rong biển kombu, rong biển hijiki,… Ngoài ra còn có rong biển xoắn spirulina, rong biển klamath, rong biển ogonori, rong biển nori, rong biển kanten, rong biển mozuku, rong biển tosaka, rong biển dulse đỏ, rong nho, rong biển chỉ vàng, tảo bẹ,… 

Nhìn chung, các loại rong biển đều có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng. Theo nghiên cứu, trong 100g rong biển sẽ có chứa các thành phần như:

  • Protein 6g: Cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể, giúp phát triển mô vú, tử cung ở nữ giới. 
  • Carbohydrate 81g: Góp phần phân huỷ thành glucose đi nuôi tế bào. 
  • Kali 1796mg: Có khả năng làm cân bằng chất lỏng, chất điện giải.
  • Canxi 264mg: Giúp phát triển xương, phòng ngừa nguy cơ bị loãng xương và các vấn đề răng miệng khác. 
  • Folate 50% RDI: Là thành phần có khả năng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật ống thần kinh. 
  • Sắt 20% RDI: Tạo ra hồng cầu, hỗ trợ khả năng miễn dịch, giúp não hoạt động – phát triển khoẻ mạnh, thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA, duy trì sức khỏe da, tóc và móng. Khi cơ thể bị thiếu hụt sắt có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, mệt mỏi, giảm sức đề kháng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. 
  • Natri 70% RDI: Góp phần điều hòa, duy trì và bù đắp lại lượng nước đã mất trong cơ thể. 
  • Vitamin K 80% RDI: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hỗ trợ sức khoẻ xương, cải thiện hệ tim mạch, bảo vệ não. Đồng thời có khả năng củng cố quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể một cách tối ưu hơn. 

Ngoài ra, rong biển còn có chứa rất nhiều chất xơ, omega 3 và các vitamin C, A. Trong đó, RDI là một thành phần dưỡng chất cần thiết mà cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày để có được sức khoẻ tốt. 

Mẹ bầu ăn rong biển được không?

Với những tác dụng tuyệt vời nêu trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “mẹ bầu ăn rong biển được không”. Theo đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được rong biển nhưng cần sử dụng với liều lượng hợp lý. Đồng thời nên chọn loại rau biển phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Thêm vào đó, rong biển là thực phẩm có chứa nhiều i-ốt nên có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp. Thậm chí, chúng có thể làm mềm tổ chức xơ cứng, tách rời các khối kết, hòa ứ. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không?

Xem thêm: Bà Bầu Ăn Rau Lang Được Không, Lợi Ích Và Lưu Ý?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rong biển
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được rong biển

Do có thể làm mềm tổ chức xơ cứng nên nếu ăn nhiều rong biển trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây ra hiện tượng chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi. Các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ chỉ nên ăn rong biển vào những tam nguyệt cá thứ 2 trở đi. Mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 220mg rong biển. Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày. 

Bà bầu nào không nên ăn rong biển?

Bà bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời là có nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo, những bà bầu nằm trong nhóm đối tượng dưới đây không nên ăn rong biển. Cụ thể như sau:

  • Bị bệnh cường giáp: Theo nghiên cứu, trong 100g rong biển có chứa khoảng 1 – 1.8mg i-ốt. Phụ nữ mang theo chỉ cần hấp hu hàm lượng khoảng 0.22 – 0.27mg. Vậy có nghĩa rằng hàm lượng i-ốt có trong rong biển cao hơn so với lượng tiêu thụ khuyến nghị ở phụ nữ mang thai. Vì thế, nếu ăn quá nhiều rong biển, tình trạng cường giáp ở bà bầu có khả năng sẽ diễn tiến nặng và xấu đi. 
  • Có hệ tiêu hóa kém, dễ bị lạnh bụng: Do có tính hàn, có khả năng giải nhiệt nhưng nếu quá lạm dụng rong biển có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, mất nước. Bên cạnh đó, những đối tượng có tiền sử dị ứng với rong biển hoặc các loại hải sản như tôm, cua, gạch thì không không nên sử dụng thực phẩm này. 
  • Nóng trong, thường xuyên mọc mụn nhọt: Hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể có thể bị mất cân bằng nếu ăn quá nhiều rong biển. Lúc này, bệnh nhân rất dễ bị mụn nhọt, nhiều trường hợp còn bị sốt, đau nhức. Khi mụn sưng, chúng sẽ khiến thai phụ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và cũng gây khó khăn hơn cho việc điều trị. 

Lợi ích của rong biển đối với sức khỏe mẹ bầu

Với câu hỏi “có bầu ăn rong biển được không”, chắc hẳn các bạn đã có lời giải đáp. Khi ăn với liều lượng hợp lý, rong biển có thể mang tới những công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể gồm có:

  • Giảm táo bón cho mẹ bầu

Khi mang bầu, thai phụ rất dễ bị táo bón hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa khác. Trong khi đó, rong biển lại có chứa nhiều hoạt chất cellulose – thành phần chất xơ hòa tan nên có tác dụng làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ. 

Bên cạnh đó, chúng cũng giúp đường ruột co bóp hiệu quả để thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cellulose có trong rong biển còn hạn chế sự hình thành, phát triển của tế bào gây ung thư ở hệ tiêu hóa. Đặc biệt là ung thư đường ruột và bệnh ung thư trực tràng. 

  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Hàm lượng omega-3 khi mẹ bầu ăn rong biển sẽ gián tiếp được cung cấp cho thai nhi. Từ đó, hệ thần kinh, não bộ, thị giác của thai nhi sẽ được phát triển tốt. Bé sinh ra cũng trở nên thông minh hơn, sức đề kháng ở trẻ cũng được cải thiện, nhờ đó tránh được tình trạng ốm vặt hoặc mắc các bệnh lý khác.

Đọc thêm: Bầu Ăn Đậu Bắp Được Không, Có Tác Dụng Gì Với Thai Phụ?

Ăn rong biển giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh
Ăn rong biển giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh
  • Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng

Mẹ bầu bị chảy máu chân răng phần lớn do sự thay đổi hormone. Lúc này, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin C, vitamin K để cải thiện tình trạng. Được biết, đây là 2 loại vitamin tốt cho răng miệng, chúng giúp thúc đẩy cơ chế hình thành collagen và hỗ trợ khắc phục – phòng ngừa nguy cơ bị chảy máu chân răng. 

Một trong những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K mà bà bầu có thể sử dụng là rong biển. Trung bình, hàm lượng vitamin có trong rong biển có thể cung cấp tới 80% nhu cầu mà cơ thể cần. 

  • Hạn chế tình trạng rạn da

Cùng với sự phát triển của thai nhi, làn da của người mẹ bầu cũng có những thay đổi để thích nghi với quá trình này. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất chính là hiện tượng da bị rạn. Khoảng 90% trường hợp mang thai có thể bị rạn da ở giai đoạn từ tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. 

Thai nhi càng lớn, tình trạng rạn da ở mẹ bầu sẽ càng nghiêm trọng. Vì thế, ngoài việc dùng các loại kem dưỡng, mẹ bầu cũng có thể thêm rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi loại thực phẩm này rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K. Đây đều là những thành phần dưỡng chất tốt cho da và có khả năng giúp phục hồi làn da bị rạn, để da trở nên hồng hào, mịn màng hơn.

  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý sau sinh cho mẹ bầu

Rất nhiều bà mẹ sau sinh gặp phải tình trạng đau xương khớp, đau lưng, các khớp lạo xạo do trọng lượng cơ thể tăng đáng kể trong lúc mang bầu. Khi ăn rong biển, thực phẩm này sẽ giúp cung cấp một lượng lớn canxi để giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, ngăn chặn tình trạng loãng xương sau sinh. 

Ăn rong biển thường xuyên giúp làm giảm tình trạng đau lưng sau sinh
Ăn rong biển thường xuyên giúp làm giảm tình trạng đau lưng sau sinh

Song song với đó, rong biển còn được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp cơ thể chống lại bệnh trầm cảm. Một trong những căn bệnh tâm thần mà nhiều mẹ bỉm thường mắc phải. 

Một số món ngon từ rong biển cho mẹ bầu

Sau khi giải đáp được thắc mắc “mẹ bầu ăn rong biển khô được không”, mọi người cũng có thể tham khảo thêm một số món ngon từ rong biển như sau:

Canh rong biển sườn non

Canh rong biển sườn non là một món ăn thơm ngon, được nhiều bà bầu yêu thích. Thêm vào đó cách chế biến cũng rất đơn giản nên có thể nấu ăn thường xuyên. 

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 45g rong biển Genkai.
  • 150g sườn non. 
  • 1 hộp đậu hũ non. 
  • Rau mùi, nấm hương, cà rốt, hành lá. 
  • Gia vị vừa ăn. 

Cách thực hiện:

  • Ngâm rong biển trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút cho tới khi mềm thì vớt ra, để ráo nước. 
  • Đậu hũ bạn cắt miếng nhỏ, cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. 
  • Rau thơm, nấm sơ chế sạch.
  • Sườn non rửa sạch, chặt thành khúc vừa ăn rồi cho vào nồi cùng 1.5 lít nước, tiến hành đun sôi với lửa nhỏ. 
  • Hầm sườn khoảng 20 phút, sau đó cho thêm cà rốt và đun thêm 5 phút cho chín nhừ. 
  • Cuối cùng, bạn cho rong biển, đậu hũ, nấm vào nồi và đun thêm 5 phút. Tắt bếp, rắc hành lá, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được. 

Rong biển cuộn nấm

Rong biển cuộn nấm mặc dù ngon nhưng là món ăn chiên qua nhiều dầu mỡ nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. 

Nguyên liệu:

  • 15 miếng rong biển khô. 
  • 100g nấm kim châm.
  • 1 quả trứng gà.
  • 100g bột chiên giòn.
  • Dầu ăn. 

Tìm hiểu thêm: Đang Bầu Ăn Rau Dền Được Không, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Món rong biển cuộn nấm chiên giòn
Món rong biển cuộn nấm chiên giòn

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ phần gốc của nấm kim châm rồi mang rửa sạch, để cho ráo nước. 
  • Cắt rong biển sấy khô thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật. 
  • Cho trứng gà vào chén nhỏ, đánh tan rồi cho thêm chút tiêu, muối. 
  • Trải miếng rong biển ra, phết một lớp trứng gà mỏng lên trên. Sau đó chia nấm kim châm thành từng phần nhỏ, đặt vào miếng rong biển rồi cuộn lại. 
  • Nhúng rong biển cuộn nấm kim châm vào chén trứng gà rồi lăn qua một lớp bột chiên giòn. 
  • Làm nóng chảo dầu, cho nấm đã cuộn rong biển vào chảo và chiên cho tới lúc vàng đều là được. 
  • Mẹ bầu có thể ăn kèm nấm cuộn kim chi với tương cà hoặc tương ớt. 

Salad rong biển wakame

Bà bầu có ăn được rong biển không hay bầu ăn rong biển khô được không? Đương nhiên là có. Mẹ bầu có thể làm món salad rong biển wakame để thưởng thức theo hướng dẫn dưới đây. 

Nguyên liệu:

  • 30g rong biển wakame. 
  • Tỏi băm. 
  • Hành lá thái mỏng. 
  • Đường, nước tương, giấm gạo, dầu mè.
  • Gừng tươi đập dập.
  • Hạt vừng rang. 
  • Rau mùi tươi cắt nhỏ. 

Cách thực hiện:

  • Ngâm rong biển sấy khô với nước ấm trong khoảng 10 phút. 
  • Khi rong biển đã mềm, bạn vớt ra, để cho ráo nước rồi cắt nhỏ. 
  • Lấy một bát tô to cho rong biển, đường, nước tương, dầu mè, giấm gạo, gừng, tỏi vào trộn đều tay. 
  • Cuối cùng bỏ thêm hành lá, rau mùi, mè rang là có thể thưởng thức ngay món salad rong biển wakame. 
Salad rong biển wakame
Salad rong biển wakame

Nước sâm rong biển

Nước sâm rong biển là thức uống bổ dưỡng, rất tốt cho mẹ bầu trong những ngày hè nóng bức.

Nguyên liệu:

  • 100g rong biển.
  • 10g thục địa.
  • Lá dứa.
  • Đường phèn.
  • Vani. 

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rong biển, thục địa cùng 2 lít nước vào nồi và đun sôi.
  • Bỏ lá dứa, đậy kín nắp rồi đun trong khoảng 5 phút. 
  • Sau khi lọc lấy phần nước, bạn để cho nguội rồi mới thêm vani, đường phèn để uống. 

Chè đậu xanh rong biển

Rong biển và đậu xanh đều là những thực phẩm rất tốt cho bà bầu. Vậy nên bạn không nên bỏ qua món ăn này, nhất là vào những ngày hè để làm thanh mát cơ thể. 

Nguyên liệu:

  • 300g đậu xanh.
  • 30g rong biển.
  • 200g đường trắng.
  • ½ muỗng cà phê muối.
  • 2 ống vani. 

Cách thực hiện:

  • Ngâm đậu xanh trong nước ấm trong khoảng 15 phút. 
  • Bỏ đậu xanh vào nồi đun với 500ml nước cho tới khi chín mềm với lửa nhỏ. 
  • Cho thêm vào nồi đậu xanh ít đường, muối, vani và rong biển rồi khuấy đều, đun thêm 5 phút. 
  • Cho chè ra bát, để nguội và thưởng thức. 

Cơm cuộn rong biển

Cơm cuộn rong biển là món ăn ngon, đa dạng với nhiều nguyên liệu khác nhau. Mẹ bầu có thể tùy chọn nhân và thay đổi nhân theo sở thích để không bị nhàm chán khi ăn. 

Cơm cuộn rong biển được nhiều mẹ bầu yêu thích
Cơm cuộn rong biển được nhiều mẹ bầu yêu thích

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 2 bát cơm dẻo. 
  • 4 – 6 tờ rong biển. 
  • 2 thìa canh đường.
  • Các nguyên liệu trong nhân tùy chọn như cà rốt, dưa leo, tôm, trứng, cá hồi, rau cải, xà lách,… 

Cách thực hiện:

  • Đặt một tờ rong biển lên một tấm gỗ hoặc khay sạch.
  • Dùng thìa hoặc cọ phết một lớp cơm dẻo lên tờ rong biển nhưng trừ một khoảng trống nhỏ ở mép của tờ rong biển. 
  • Bỏ nhân mong muốn vào bên trên lớp cơm, tuy nhiên không nên cho quá nhiều vì khi cuộn lại sẽ khó. 
  • Dùng 2 tay cuộn chặt từ phía dưới lên trên để đảm bảo miếng cơm cuộn được chắc. 
  • Lấy dao sắc cắt cơm cuộn thành từng miếng khoảng 2 – 3 cm và ăn cùng nước sốt tùy thích. 

Bà bầu ăn rong biển cần lưu ý những gì?

Khi bà bầu ăn rong biển, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như sau:

  • Hạn chế lượng rong biển ăn hàng ngày: Rong biển chứa nhiều iodine, việc tiêu thụ quá nhiều iodine có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần hạn chế ăn quá nhiều rong biển để tránh gây hại cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, hàm lượng i-ốt có trong rong biển có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp. 
  • Chọn loại rong biển an toàn: Chọn rong biển từ nguồn cung cấp tin cậy và an toàn, tránh ăn phải các loại rong biển chứa chất ô nhiễm hoặc các chất hoá học, chất bảo quản khác. Đặc biệt không nên mua và sử dụng rong biển được nhập từ vùng biển bị ô nhiễm, có chứa chất độc hại. 
  • Nấu chín kỹ: Trước khi ăn, hãy chắc chắn rằng rong biển đã được nấu chín kỹ để loại bỏ vi khuẩn và giảm thiểu nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
  • Liên hệ với bác sĩ: Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, tốt nhất mẹ bầu nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Câu hỏi “có bầu ăn rong biển được không” đã được Nhất Nam Y Viện giải đáp chi tiết. Tuy rong biển là một nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe mẹ bầu nhưng không nên lạm dụng. Ngoài việc dung nạp rong biển, thai phụ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. 

Trong suốt quá trình mang thai, việc bổ sung trái cây vô cùng quan trọng, bởi chúng rất dồi dào vitamin, khoáng chất và các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mẹ. Nhưng trong…

Xem chi tiết

Bòn bon là loại quả thơm ngon, khá phổ biến ở nước với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những chị em đang mang bầu, việc bổ sung bất…

Xem chi tiết

Mắm tôm là một trong những gia vị quen thuộc và đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, được sử dụng để ăn kèm cùng nhiều món khác như cà pháo, bún riêu, bún thang,…

Xem chi tiết

Lá lốt là nguyên liệu khá phổ biến, được dùng cho nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc mẹ bầu không nên ăn loại…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà bà bầu…

Xem chi tiết

Có rất nhiều thông tin về việc ăn bắp (ngô) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bài viết sau đây chuyên gia của Nhất…

Xem chi tiết

Dứa là trái cây thơm ngon và khá phổ biến ở nước ta. Nhiều chị em đang mang bầu cũng rất thích ăn loại quả này nhưng lo lắng liệu có gây hại cho sức…

Xem chi tiết

Giá đỗ là một trong những thực phẩm tự nhiên dễ ăn, giàu dinh dưỡng và xuất hiện nhiều trong bữa ăn của gia đình người Việt. Vậy bầu ăn giá được không? Cần lưu…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *