Thuốc Kháng Sinh Trị Mụn Tốt Không? 8 Loại Thuốc Tốt Nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong số các phương pháp điều trị mụn, sử dụng thuốc kháng sinh đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kiểm soát và loại bỏ các tác nhân gây mụn từ sâu bên trong da. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn đúng cách là điều không hề đơn giản. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về 8 loại kháng sinh tốt nhất và cách dùng đúng để cải thiện tình trạng mụn. 

Dùng thuốc kháng sinh trị mụn có tốt không?

Khi tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng các phương pháp chăm sóc da thông thường, việc sử dụng kháng sinh trở thành một giải pháp quan trọng.

Kháng sinh hoạt động bằng cách giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium acnes – loại vi khuẩn chính gây mụn. Nhờ khả năng kiểm soát vi khuẩn và viêm nhiễm, thuốc kháng sinh giúp giảm số lượng mụn sưng đỏ, hạn chế sự phát triển của các nốt mụn mới và làm khô cồi mụn nhanh hơn. Khi sử dụng đúng cách và theo chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng sinh có thể mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, giảm mụn đáng kể trong vòng vài tuần.

Dùng thuốc kháng sinh trị mụn giảm viêm nhiễm
Dùng thuốc kháng sinh trị mụn giảm viêm nhiễm

Tuy nhiên thuốc kháng sinh cũng tồn tại một số hạn chế như:

  • Kháng thuốc: Việc sử dụng kháng sinh lâu dài có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, khiến quá trình điều trị mụn trở nên khó khăn hơn và giảm hiệu quả của kháng sinh trong tương lai.
  • Tác dụng phụ: Kháng sinh đường uống có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt và đau dạ dày. Một số người có thể phát ban hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng kháng sinh.
  • Làm da nhạy cảm: Kháng sinh có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn trước ánh nắng mặt trời, dẫn đến nguy cơ bỏng nắng cao hơn. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cũng có thể làm da bị khô.

Đừng bỏ qua: Thuốc Tránh Thai Trị Mụn Hiệu Quả Không? Có Những Loại Nào?

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dùng cần hiểu rõ cách sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn đúng cách:

  • Mụn trứng cá trung bình đến nặng: Trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định kháng sinh đường uống như Tetracycline hoặc Macrolid. Các loại kháng sinh này có tác dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
  • Mụn đầu đen và mụn đầu trắng: Nếu bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, việc sử dụng kháng sinh thường không cần thiết. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic để tẩy tế bào chết và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Mụn mủ và da phức tạp: Khi đối diện với các loại mụn mủ hoặc tình trạng da phức tạp với nhiều loại mụn khác nhau, việc sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp với Retinoids hoặc Benzoyl peroxide tại chỗ thường được khuyến nghị.
Trường hợp mụn mủ có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị
Trường hợp mụn mủ có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị

Top 10 thuốc kháng sinh trị mụn hiệu quả nhất

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh trị mụn dạng bôi và dạng uống được đánh giá cao về hiệu quả:

Thuốc kháng sinh trị mụn dạng bôi

Thuốc kháng sinh trị mụn dạng bôi được ưu tiên lựa chọn vì hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn.

Clindamycin

Clindamycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid, được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn trên da. Với khả năng khuếch tán rộng trong các mô và dịch cơ thể, Clindamycin thường được sử dụng để điều trị các loại mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Thành phần: Hoạt chất Clindamycin hydrochloride cùng tá dược vừa đủ.

Công dụng: 

  • Clindamycin được biết đến với công dụng chính là điều trị mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ do vi khuẩn.
  • Khi sử dụng, Clindamycin giúp giảm viêm, sưng tấy và ngăn ngừa sự hình thành mụn mới bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da.

Cách dùng: Thoa Clindamycin trực tiếp lên da mỗi ngày 2 lần sau khi đã vệ sinh và lau khô mặt. 

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử dị ứng với Clindamycin hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid.
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột non hoặc viêm ruột kết mãn tính.
  • Phụ nữ mang thai hoặc chị em cho con bú cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ: Khô da, bong tróc hoặc kích ứng da, tăng tiết dầu, có cảm giác châm chích, ngứa hoặc nóng rát trên da, phát ban, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. 

Tham khảo: 9 Kem Trị Mụn Nội Tiết Giảm Sưng Viêm Và Mờ Thâm Hiệu Quả

Clindamycin được nhiều người lựa chọn để trị mụn
Clindamycin được nhiều người lựa chọn để trị mụn

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là một trong những loại thuốc kháng sinh trị mụn được tin dùng nhiều hiện nay. Thuốc được điều chế ở dạng gel hoặc kem bôi, với nhiều nồng độ khác nhau phù hợp với từng loại da và mức độ mụn.

Thành phần: Hoạt chất  Benzoyl peroxide với các nồng độ từ 2.5%, 5% đến 10% cùng tá dược khác.

Công dụng:

  • Benzoyl Peroxide hoạt động với cơ chế tiêu diệt vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) – nguyên nhân chính làm xuất hiện mụn trứng cá.
  • Thuốc cũng giúp làm bong lớp sừng, tăng tốc độ thay thế tế bào da, từ đó giúp da mịn màng hơn và ngăn ngừa mụn mới hình thành. 
  • Thuốc này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các dạng mụn nhẹ đến trung bình.

Cách dùng: 

  • Bạn vệ sinh sạch vùng da bị mụn, lau khô rồi thoa một lượng gel nhỏ lên vùng da mụn.
  • Nên bắt đầu ở nồng độ thấp nhất là 2.5% và bôi một lần mỗi ngày hoặc cách ngày. Sau khi da đã quen với sản phẩm, có thể tăng tần suất sử dụng lên 2 lần mỗi ngày và chuyển sang nồng độ cao hơn nếu cần thiết.

Chống chỉ định:

  • Những người có da nhạy cảm hoặc từng bị dị ứng với Benzoyl peroxide.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nếu muốn dùng Benzoyl Peroxide cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ: Khô da, đỏ da, bong tróc và cảm giác châm chích. 

Thuốc kháng sinh trị mụn Erythromycin

Erythromycin là một trong những loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị các trường hợp mụn trứng cá nặng. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, được biết đến với khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Thuốc thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da và được sử dụng rộng rãi trong điều trị các vấn đề da liễu.

Thành phần: Hoạt chất Erythromycin cùng một số tá dược khác.

Công dụng:

  • Với cơ chế hoạt động là ức chế sự phát triển của vi khuẩn, thuốc giúp giảm viêm, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và cải thiện tình trạng mụn trứng cá.
  • Erythromycin còn được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng da khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách dùng:

  • Thoa thuốc lên vùng da bị mụn 1 – 2 lần mỗi ngày, sau khi đã làm sạch da và lau khô.
  • Thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 12 tuần tùy theo phản ứng của da với thuốc.

Chống chỉ định:

  • Những người có tiền sử dị ứng với erythromycin hoặc các thành phần khác của thuốc. 
  • Người đang sử dụng các loại thuốc gây tương tác mạnh hoặc những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tác dụng phụ: Kích ứng da, đỏ da, ngứa, cảm giác nóng rát tại chỗ bôi, phát ban, khó thở và sưng mặt.

Có thể bạn quan tâm: Top 12 Thuốc Trị Mụn Viêm Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc kháng sinh trị mụn Erythromycin cho hiệu quả cao
Thuốc kháng sinh trị mụn Erythromycin cho hiệu quả cao

Dapsone

Dapsone thuộc nhóm kháng sinh sulfone, là một loại gel bôi ngoài da có khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp cải thiện tình trạng da mụn hiệu quả. Loại thuốc này thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị mụn trứng cá.

Thành phần: Hoạt chất Dapsone cùng một số tá dược khác. 

Công dụng:

  • Dapsone giúp giảm viêm, giảm sưng đỏ và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, từ đó cải thiện tình trạng mụn trứng cá.
  • Loại thuốc này cũng được dùng để điều trị viêm da Herpetiformis và bệnh phong. 

Cách dùng: 

  • Bôi một lượng nhỏ gel lên vùng da bị mụn sau khi đã vệ sinh và lau khô, nhẹ nhàng massage để gel thẩm thấu vào da. 
  • Sử dụng Dapsone từ 1 – 2 lần/mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử quá mẫn cảm với thành phần Dapsone hoặc bất kỳ thành phần nào khác của sản phẩm. 
  • Trường hợp có lượng oxy trong máu thấp nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ: Da khô, bong tróc, kích ứng da, phản ứng dị ứng,…

Thuốc kháng sinh trị mụn dạng uống

Một số loại thuốc kháng sinh trị mụn dạng uống phổ biến là:

Doxycycline

Doxycycline là loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, được dùng rộng rãi trong điều trị các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả việc trị mụn trứng cá. Tuy nhiên Doxycycline chỉ được dùng với người trên 18 tuổi để đảm bảo an toàn. 

Thành phần: Hoạt chất Doxycycline hyclate cùng một số tá dược khác. 

Doxycycline là thuốc kháng sinh trị mụn dạng uống
Doxycycline là thuốc kháng sinh trị mụn dạng uống

Công dụng:

  • Thuốc có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram dương, Gram âm và một số loại vi khuẩn khác. 
  • Doxycycline hỗ trợ giảm viêm và sưng do mụn trứng cá, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây mụn.
  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, đặc biệt là mụn có mủ và viêm.

Cách dùng:

  • Liều khởi đầu thông thường là 100-200mg mỗi ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi các triệu chứng giảm, liều duy trì thường là 100mg mỗi ngày.
  • Uống thuốc cùng với nước và ngồi hoặc đứng thẳng ít nhất 30 phút sau khi uống để tránh kích ứng thực quản.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú vì thuốc này có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
  • Người có tiền sử dị ứng với Doxycycline hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người mắc bệnh lupus ban đỏ và suy gan nặng.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, da dễ bị cháy nắng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nổi mề đay, phát ban, ngứa, chóng mặt, đau đầu.

Xem thêm: 10 Thuốc Bôi Trị Mụn Nước Hiệu Quả Nhanh Chóng Và Lành Tính

Thuốc kháng sinh trị mụn nội tiết Tetracyclin

Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ rộng, được sử dụng phổ biến trong điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc này được phát hiện từ các loài vi khuẩn Streptomyces và đã được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn. 

Thành phần: Hoạt chất Tetracycline hydrochloride cùng một số tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Tetracyclin có tác dụng chính trong việc điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng da, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường hô hấp và một số loại bệnh lây qua đường tình dục. 
  • Đối với mụn trứng cá, Tetracyclin giúp giảm số lượng vi khuẩn trên da, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng mụn trở nặng.

Cách dùng:

  • Liều dùng thông thường cho điều trị mụn trứng cá là 500mg, uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc nên được uống cùng một ly nước đầy và tránh dùng cùng với các sản phẩm chứa canxi, sắt hoặc magnesium, vì chúng có thể giảm hiệu quả của thuốc.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, do nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em dưới 8 tuổi, vì có thể gây ra tình trạng biến màu răng vĩnh viễn.
  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với Tetracyclin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, vì thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Tác dụng phụ: Da dễ nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, tiêu chảy, viêm dạ dày, rối loạn gan và thận, phát ban, ngứa,…

Thuốc kháng sinh trị mụn nội tiết Tetracyclin được bác sĩ khuyên dùng
Thuốc kháng sinh trị mụn nội tiết Tetracyclin được bác sĩ khuyên dùng

Zalenka

Đây là một trong những loại kháng sinh trị mụn phổ rộng được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá và các nhiễm khuẩn khác. Với cơ chế tác dụng mạnh mẽ trên nhiều loại vi khuẩn, Zalenka mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu các triệu chứng mụn và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thành phần: Minocycline hydrochloride và các tá dược khác vừa đủ.

Công dụng:

  • Zalenka hỗ trợ điều trị mụn trứng cá từ mức độ trung bình đến nặng.
  • Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn khác đã đề kháng với tetracyclin.

Cách dùng:

  • Liều dùng thông thường là 50 mg x 2 lần/ngày hoặc 100 mg x 1 lần/ngày.
  • Thời gian điều trị ít nhất 6 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với Minocycline, tetracycline hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy thận, lupus ban đỏ, trẻ dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

Tác dụng phụ: Choáng váng, chóng mặt, sốt, buồn nôn, đau đầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, chán ăn.

Tham khảo: Top 12 Thuốc Trị Mụn Lưng Hiệu Quả, An Toàn Hiện Nay

Minocycline

Minocycline là một loại kháng sinh trị mụn thuộc nhóm Tetracycline, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là trong điều trị mụn trứng cá. Đây là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các trường hợp mụn viêm khi các loại kháng sinh khác không mang lại hiệu quả mong muốn.

Minocycline thuộc nhóm Tetracycline, được dùng nhiều để trị mụn
Minocycline thuộc nhóm Tetracycline, được dùng nhiều để trị mụn

Thành phần: Hoạt chất Minocycline hydrochloride cùng tá dược vừa đủ.

Công dụng: Thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn mà còn có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đỏ da do mụn viêm gây ra. 

Cách dùng:

  • Liều ban đầu uống 50 – 100 mg, chia thành 2 lần/ngày, dùng trong 3 – 6 tuần hoặc cho đến khi tình trạng mụn được cải thiện.
  • Liều duy trì uống 50 – 100 mg, 1 lần/ngày.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với Minocycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline khác.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có tiền sử mẫn cảm với thành phần trong Minocycline
  • Trẻ em dưới 12 tuổi, do nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng.

Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, ngứa, thay đổi màu da hoặc móng tay, tê tay, đau cơ hoặc khớp, rụng tóc, đau đầu,….

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách. Để đạt hiệu quả cao và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất trước khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, cách chăm sóc tại nhà. 

Mụn thâm tụ máu khi xuất hiện trên da không chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Bởi thế, việc loại bỏ chúng…

Xem chi tiết

Mụn thâm ở mông là một trong những mối bận tâm của chị em phụ nữ. Bởi lẽ mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng mụn lại gây ra những…

Xem chi tiết

BHA kết hợp cùng các thành phần khác là giải pháp lý tưởng để tăng cường sức mạnh chăm sóc da. Tuy nhiên nếu không biết cách xây dựng một quy trình chăm sóc da…

Xem chi tiết

Trong quá trình chăm sóc da chắc hẳn chị em đã nghe nhiều về công thức kết hợp BHA và Retinol. Được biệt, nếu kết hợp đúng cách 2 hoạt chất này, làn da sẽ…

Xem chi tiết

Lột mụn cám là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn để nhanh chóng lấy đi nhân mụn, bã nhờn, tế bào chết trên da. Tuy nhiên nên dùng loại lột mụn nào và…

Xem chi tiết

Mụn đầu đen là loại mụn cứng đầu, gây mất thẩm mỹ, tự ti cho rất nhiều chị em phụ nữ. Để loại bỏ tình trạng này, các bạn có thể tham khảo ngay 7…

Xem chi tiết

Thành phần hoạt chất Arbutin được tìm thấy khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc và làm trắng da. Điều này cho thấy mức độ hiệu quả cũng như tính an toàn của…

Xem chi tiết

Một làn da mịn màng, trắng sáng luôn là niềm ao ước của các cô nàng châu Á. Thế nên việc kết hợp và sử dụng các thành phần có khả năng làm trắng da…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *