Đau đầu sau tai

Đau đầu sau tai là loại đau đầu không phổ biến nên khi gặp phải, người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ được nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng đau đầu sau tai.

dau dau sau tai
Đau đầu sau tai: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nguyên nhân gây tình trạng đau đầu sau tai

Các cơn đau đầu sau tai có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, rất khó để phán đoán một cách chính xác rằng tình trạng này xuất phát do đâu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau sau tai có thể kể đến như:

Các bệnh lý về răng miệng

Những bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, sâu răng, áp xe ổ răng,… có thể gây nên tình trạng đau đầu ở sau tai phải, trái. Người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau đầu sau tai, quanh hàm và sốt nhẹ.

Các bệnh lý về răng miệng có thể được chẩn đoán thông qua kiểm tra tình trạng răng miệng khi thấy những dấu hiệu ban đầu như hôi miệng, đau lợi, sưng lợi, khó nhai,…

Đau dây thần kinh chẩm

Viêm dây thần kinh chẩm là tình trạng xảy ra do chấn thương, hoặc do dây thần kinh tọa bị chèn ép ở trong khu vực cổ lâu ngày. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc người bệnh bị cong ở phần cổ họng lâu ngày. Ngoài ra, đau dây thần kinh chẩm cũng có thể là do viêm nhiễm ở khớp cổ hay vai tạo thành.

Khi bị đau dây thần kinh chẩm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói đầu sau tai phải hoặc trái. Cơn đau bắt nguồn từ cổ, đau lan dần lên phía trên đầu và ra sau tai. Một số trường hợp có thể xuất hiện thêm những cơn đau vùng trán hoặc trong hốc mắt.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm nằm ở vị trí cuối của hàm gần tai, giúp hàm thực hiện hoạt động đóng mở. Khi khớp thái dương hàm bị lệch hoặc mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm sẽ khiến cho người bệnh bị đau đầu phía sau mang tai và và gặp khó khăn trong việc nhai nuốt.

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh nhân sẽ cảm nhận khớp xương hàm đau nhức, khó há miệng rộng. Ngoài ra, bạn đọc có thể nghe được những tiếng khớp lục cục trong quá trình hàm hoạt động hoặc cứng hàm khiến miệng không thể đóng mở bình thường. Nếu tình trạng đau khớp thái dương hàm không tự hết sau vài ngày thì cần đến sự can thiệp của y tế.

Viêm xương chũm

Xương chũm là xương nằm ở phía sau tai, chúng thường rất dễ bị viêm nhiễm khi có vi khuẩn tấn công. Bệnh lý viêm nhiễm tại xương chũm rất dễ xảy ra do tình trạng viêm tai giữa không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Viêm xương chũm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Do cấu tạo ống tai của trẻ thường ngắn và hẹp. Khi bị viêm xương chũm, người bệnh thấy xuất hiện tình trạng niêm mạc đỏ, sưng tấy và dịch mủ chảy ra từ tai. Ngoài ra người bệnh bị đau đầu gây sốt, đau đầu sau tai và mất thính giác.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Một số người xuất hiện những cơn đau đầu sau tai và cho rằng không cần thiết phải đi khám. Tuy nhiên bạn đọc cần cảnh giác nếu:

  • Cường độ đau tăng lên.
  • Nghi ngờ viêm tai, đau đầu giật sau tai.
  • Đau kèm theo sốt.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số đánh giá như: Xét nghiệm máu, nuôi cấy dịch tiết từ tai. Trong trường hợp phát hiện viêm hoặc nhiễm trùng tai, người bệnh có thể được chuyển đến chuyên khoa tai – mũi – họng để thực hiện chẩn đoán chuyên sâu.

Nếu nghi ngờ đau dây thần kinh chẩm, người bệnh được tiến hành gây tê thần kinh. Khi cơn đau giảm sau khi tiến hành gây tê, bác sĩ sẽ xác nhận nguyên nhân gây đau đầu sau tai là do là viêm dây thần kinh chẩm.

Bên cạnh đó, để kết luận các trường hợp do khớp thái dương hàm thì cần kết hợp với phim X-quang. Nếu tình trạng đau đầu dai dẳng, kéo dài và không xác định được nguyên nhân được người bệnh chuyển đến chuyên khoa thần kinh để làm thêm các chẩn đoán dựa vào hình ảnh CT hoặc CT-scan, MRI,…

dau dau sau tai
Tuỳ vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp

Phương pháp điều trị tình trạng đau đầu sau tai

Sau khi được chẩn đoán được nguyên nhân gây đau nhức sau tai cũng như tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Các mẹo tại nhà giúp giảm đau tại chỗ

Với các trường hợp đau nhẹ, đau không quá dữ dội, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tại nhà nhằm giảm bớt cường độ đau nhức và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Chườm lạnh

Đau đầu sau tai dù bị gây ra bởi nguyên gì thì người bệnh cũng có thể làm giảm bớt tình trạng đau nhức và sưng tấy bằng biện pháp chườm đá lạnh. Đá lạnh sẽ giúp làm tê vùng bị đau để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện: Sử dụng một chiếc khăn bọc vài viên đá lạnh để chườm lên vùng sau tai trong 15 – 20 phút.

Chườm nóng

Bên cạnh dùng đá lạnh, chườm nóng cũng có khả năng giúp làm ấm tai, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, giúp làm giảm đau nhức tạm thời.

Cách thực hiện: Lấy một chiếc khăn sạch rồi nhúng qua nước ấm, vắt khô và chườm lên tai trong khoảng 15 – 20 phút.

Sử dụng tỏi

Tỏi được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, chứa thành phần hoạt chất allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện: Ăn từ 2 – 3 tép tỏi sống hoặc nấu cùng đồ ăn mỗi ngày để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức đầu vùng sau tai.

Kê cao đầu khi ngủ

Nếu người bệnh bị đau nhức sau tai, việc ngủ nằm ngửa khiến cho áp lực tại vùng tai tăng lên và khiến khó ngủ hơn.

Do vậy, để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể kê cao gối khi ngủ để giảm bớt áp lực trong tai, từ đó giúp giảm đau nhanh chóng.

dau dau sau tai
Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp giảm đau tức thời

Phương pháp điều trị bệnh đau đầu sau tai bằng Tây y

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu sau tai sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Đau dây thần kinh chẩm

Đối với tình trạng đau đầu sau tai trái hoặc phải do đau dây thần kinh chẩm gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị gồm:

  • Điều trị không phẫu thuật: Phương pháp phổ biến nhất là áp dụng các loại thuốc giảm đau. Nếu cơn đau nặng hơn, người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và kháng viêm. Ngoài ra, các loại thuốc chống co giật như Gabapentin, Carbamazepine cũng có thể làm giảm triệu chứng đau nhức này.
  • Phong bế dây thần kinh qua da: Phương pháp điều trị này có thể áp dụng tại các dây thần kinh chẩm hoặc tại các hạch thần kinh C2, C3, đồng thời sử dụng thêm steroid để phong bế dây thần kinh.
  • Kích thích thần kinh chẩm: Bác sĩ sẽ sử dụng các máy kích thích thần kinh để đưa xung điện đến thần kinh chẩm, giúp chặn các tín hiệu đau đưa đến não để ngăn chặn cơn đau.
  • Phẫu thuật: Đối với trường hợp đau nhiều, kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng thuốc, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân về lợi ích cũng như nguy cơ gặp phải khi phẫu thuật.
  • Giải ép mạch máu vi phẫu: Đây là kỹ thuật bộc lộ các dây thần kinh bị ảnh hưởng, xác định các mạch máu chèn ép dây thần kinh và tách chúng ra để điều trị bệnh.

Viêm xương chũm

  • Viêm xương chũm khi gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc thì được điều trị bằng kháng sinh. Nếu viêm xương chũm ở tình trạng nặng, bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định tiêm trực tiếp kháng sinh vào tĩnh mạch để kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.
  • Nếu sau khi sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm nhưng bệnh không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh sẽ được được phẫu thuật rạch màng nhĩ hoặc cắt xương chũm để loại bỏ ổ viêm.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Nếu đau đầu phía sau tai trái hoặc phải gây ra bởi tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc giãn cơ như corticosteroid sẽ làm thuyên giảm các cơn đau cơ vùng tai và viêm khớp hiệu quả.
  • Nẹp miệng hoặc bảo vệ miệng: Sử dụng một hoặc một số thiết bị mềm gắn trên răng để bảo vệ khớp cắn, ngăn ngừa răng va chạm với nhau cũng là phương pháp điều trị thường được chỉ định.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để thay thế các phần khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ tiềm ẩn một số rủi ro mà người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.
dau dau sau tai
Đối với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật

Nên khám và điều trị đau đầu sau tai ở đâu?

Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều có dịch vụ khám và điều trị các bệnh lý đau đầu sau tai. Nếu chưa biết lựa chọn bệnh viện nào chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo một số địa chỉ sau đây:

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã được thành lập và đi vào hoạt động hơn 10 năm. Tuy là một cơ sở y tế mới, nhưng tên tuổi cũng như uy tín của bệnh viện được nhiều bệnh nhân bị đau đầu sau tai đánh giá cao.

Nơi đây có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho các bệnh lý phức tạp thuộc nhiều chuyên khoa, trong đó có bệnh đau nội thần kinh. Ngoài ra, bệnh viện là nơi quy tụ của các y bác sĩ hàng đầu trong điều trị và giảng dạy.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, TP Hà Nội.
  • SĐT: 1900 6422.

Bệnh viện Quân đội Trung ương 108

Khoa Nội Thần kinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là đơn vị có kinh nghiệm đầu ngành về khám và điều trị các bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh. Trong đó, chẩn đoán và điều trị đau đầu sau tai là một trong những thế mạnh của bệnh viện.

Khoa Nội thần kinh đã ứng dụng nhiều kỹ thuật và trang thiết bị tiên tiến trong khám và điều trị như kỹ thuật đo điện thần kinh, cấy ghép tế bào gốc, máy chụp cộng hưởng từ 1.5T và 3.0T, máy chụp cắt lớp vi tính 320 dãy,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
  • SĐT: 096 775 16 16.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở y tế thuộc tuyến Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh có số lượng bệnh nhân thăm khám hàng ngày đông đảo nhất cả nước. Tại bệnh viện, bệnh nhân được cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất cũng như được điều trị bởi những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm hàng đầu.

Chuyên khoa thần kinh của bệnh viện Chợ Rẫy đã được phân thành 2 khoa chính là nội thần kinh và ngoại thần kinh. Các chuyên khoa này đều được trang bị đầy đủ cơ sở khang trang và hệ thống máy móc y tế hiện đại như máy MRI, máy điện cơ, điện não, hệ thống chụp cắt lớp CT-scan và chụp PET/CT hiện đại hàng đầu khu vực.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 028 3855 4137.

Nhất Nam Y Viện

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Nhất Nam Y Viện đã có chỗ đứng nhất định trong công tác thăm khám và điều trị theo định hướng y học cổ truyền. Những bước tiến nhảy vọt trong nghiên cứu và phát triển các bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn ngày càng mang niềm tin đến người bệnh.

Bên cạnh đó, nơi đây còn là địa chỉ công tác của nhiều thầy thuốc với chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, khám chữa bệnh và trị liệu. Tất cả các thầy thuốc tại đây đều đã từng công tác lâu năm ở những bệnh viện lớn tốp đầu trên cả nước.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ Hà Nội: Tại Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy – SĐT: 024.8585.1102.
  • Địa chỉ Thành phố Hồ Chí Minh: Tại số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức – SĐT: 02862791102.
dau dau sau tai
Nhất Nam Y Viện là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền ở nước ta

Phòng ngừa tình trạng đau đầu sau tai

Để phòng ngừa tình trạng đau đầu sau tai, bạn đọc cần lưu ý những thông tin sau đây:

  • Chú ý duy trì các tư thế khoa học khi sinh hoạt và làm việc. Không nên giữ đầu và cổ ở một vị trí quá lâu vì có thể dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị cầm tay như điện thoại, ipad, máy chơi game bởi khi sử dụng, bạn thường có xu hướng nghiêng cổ xuống trong thời gian dài.
  • Nên nghỉ ngơi, đứng dậy và đi bộ trong vài phút mỗi giờ nếu phải ngồi làm việc một chỗ cả ngày.
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm ở dạng lỏng hoặc cắt ra thành các miếng bé sẽ giúp giảm áp lực lên hàm.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng sau mỗi ngày làm việc vất vả.

Đau đầu sau tai là hiện tượng ít gặp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh dứt điểm, bạn đọc cần xác định nguyên nhân gây bệnh và kiên trì với phác đồ được chỉ định.

Nhiều người ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên đến mức coi đó là điều bình thường, không cần để ý. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng…

Xem chi tiết

Đau đầu là bệnh lý phổ biến và cũng có khá nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng này, trong đó có bấm huyệt. Bấm huyệt chữa đau đầu giúp giải tỏa căng…

Xem chi tiết

Đau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải nhiều lần trong đời. Khi gặp phải sẽ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi không còn xa lạ với mọi người. Tình trạng này xuất hiện để “nhắc nhở” cơ thể đang kiệt sức, cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đó có…

Xem chi tiết

Đau đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến nhất là người lớn và trẻ vị thành niên. Những cơn đau…

Xem chi tiết

Bị nhức đầu sau gáy bên trái là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Theo thống kê, những người làm văn phòng, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Để hiểu…

Xem chi tiết

Đau đầu khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ chất lượng giấc ngủ của người bệnh, hay do bị căng thẳng, áp…

Xem chi tiết

Đau đầu 2 bên thái dương là hiện tượng khá phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Chúng gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Bởi đau đầu ở…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *