Đau đầu về đêm

Đau đầu về đêm là hiện tượng khá thường gặp ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là người trung và cao niên. Bệnh tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về chứng đau đầu ban đêm qua bài viết sau đây.

dau dau ve dem
Đau đầu về đêm là bệnh gì, biểu hiện thế nào?

Đau đầu về đêm là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu về đêm thường xuất hiện một cách không báo trước sau khi trời tối gây ra rất nhiều phiền hà, khó chịu cho người bệnh. Cơn đau có thể bắt đầu ngay sau bữa tối, trong lúc nghỉ ngơi thư giãn, sau khi ngồi xuống rồi đứng dậy thậm chí là sau cơn tỉnh giấc giữa đêm,…

Vị trí của những cơn đau đầu cũng không cố định, cơn đau có thể ở nửa đầu trái hoặc phải, đau sau gáy, đau đầu vùng thái dương hoặc toàn bộ vùng đầu. Cũng vì thế, tính chất của các cơn đau này cũng đa dạng như: Đau nhói, đau giật, đau từng cơn, đau theo mạch đập hay đau bó chặt. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây ra bệnh mà thời gian của các cơn đau đầu không giống nhau.

Các cơn đau đầu về đêm luôn khiến người bệnh mệt mỏi, cản trở giấc ngủ dẫn đến thiếu tập trung, buồn ngủ, uể oải, cáu kỉnh vào những ngày sau đó.

Nguyên nhân và biểu hiện chính của đau nhức đầu về đêm

Chứng đau đầu về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu được phân thành hai nhóm chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Cụ thể:

  • Đau đầu nguyên phát diễn ra một cách độc lập, không kéo dài cũng như  không kèm theo các triệu chứng kèm theo của một số bệnh lý liên quan.
  • Đau đầu thứ phát là dạng đau đầu xảy ra khi cơ thể chịu nhiều tác động từ bên ngoài như lối sống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, môi trường, áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress,…

Theo các chuyên gia, có 4 loại đau đầu vào ban đêm phổ biến thường gặp với các biểu hiện như sau:

Biểu hiện đau đầu mất ngủ về đêm là bệnh gì? – Đau đầu về đêm do căng thẳng kéo dài

Hầu hết mọi người ai cũng từng trải qua cơn đau đầu do căng thẳng ít nhất một lần trong đời. Cơn đau có tần suất từ nhẹ đến nặng được tạo ra bởi căng thẳng, kiệt sức, stress hoặc căng cơ. Tất cả những biểu hiện này dồn nén và diễn ra vào cuối ngày dài mệt mỏi. Nếu cơn đau đầu với cường độ cao có thể khiến người bệnh tỉnh giấc.

Biểu hiện chủ yếu của cơn đau đầu do mệt mỏi, căng thẳng là:

  • Cơn đau bộc phát về buổi tối âm ỉ, đau nhức hoặc nhói đầu, choáng váng
  • Thường xảy ra ở nửa đầu, vùng cổ, vai gáy, vùng trán, sau tai…
  • Cơn đau có thể lan ra toàn đầu.
dau dau ve dem
Căng thẳng kéo dài gây ra đau đầu về đêm

Đau đầu đêm từng cụm/ vận mạch

Đau đầu từng cụm là hiện tượng đau đầu, gây cảm giác đau phân theo từng khu vực. Những người từng mắc bệnh đau đầu này cho biết họ có cảm giác như bị đang một cục đá đè chèn vào mắt.

Ở rất nhiều trường hợp, đau đầu từng cụm sẽ xuất hiện dưới dạng từng cơn đau, phát tác thường vào ban đêm, khoảng vài giờ đồng hồ trước khi đi ngủ. Các triệu chứng thường gặp khác của bệnh đau đầu này bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, thường quanh một mắt cố định.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt vùng đầu đau

Hiện tượng có thể lặp nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người bị bệnh da thường nhợt nhạt hoặc đỏ bừng, rất khó ngồi yên mỗi khi cơn đau xuất hiện.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu gây ra các cơn đau đầu căng cơ dữ dội một bên trái hoặc phải kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, cảm giác thường xuyên thấy những tia sáng. Thêm vào đó, người gặp chứng bệnh này vô cùng nhạy cảm với tiếng ồn và những ánh sáng nhấp nháy, chuyển động.

Nguyên nhân chính của hiện tượng đau nửa đầu vào ban đêm thường do những yếu tố sau:

  • Do nội tiết tố thay đổi, mất cân bằng ở nữ giới tuổi dậy thì, mãn kinh, sau sinh,…
  • Do ảnh hưởng từ một số loại thực phẩm, chất phụ gia thiếu an toàn trong thực phẩm,…
  • Do tác động bên ngoài từ môi trường: Quá ồn, quá bụi, chứa mùi kích thích, …Ngoài ra còn phụ thuộc vào nguyên nhân như thời tiết và áp suất khí quyển.
  • Những người thường xuyên chịu căng thẳng, áp lực tâm lý, stress lâu ngày.

Đau đầu về đêm hạ thần kinh

Đây là loại đau đầu có tần suất xảy ra vào ban đêm rất cao. Nó chỉ xảy ra khi đối tượng bệnh nhân đang ngủ, và thường có xu hướng xảy ra lặp lại trong cùng một thời điểm mỗi đêm. Tuy nhiên, dạng đau đầu này rất hiếm gặp ở người trẻ và thường bắt đầu sau 50 tuổi. Cơn đau có nhiều cấp độ từ nặng, tới nhẹ, xảy ra ở cả hai bên đầu. Các triệu chứng khác của đau đầu hạ thần kinh có thể gặp là:

  • Thức dậy với cơn đau đầu hơn 10 đêm/ tháng.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, uể oải, thậm chí là đau nhức cơ thể, đau đầu sốt về đêm.
  • Cơn đau đầu nửa đêm sẽ kéo dài từ 15 phút đến khoảng 4 giờ sau khi bị đánh thức.

Hầu hết các bệnh lý đau đầu kể trên là do ảnh hưởng của các yếu tố như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn nội tiết tố, huyết áp thấp và các yếu tố bên ngoài như môi trường, thời tiết, âm thanh, ánh sáng khác thường dài ngày,…

Chứng đau đầu về đêm có nguy hiểm không?

Chứng đau đầu về đêm khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, thần kinh suy nhược. Nếu không phát hiện điều trị bệnh sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Theo một số nghiên cứu, đau đầu kéo dài trong khoảng từ 2-3 tháng liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như gây ra những tổn thương cho não bộ. Cụ thể, đau đầu về đêm trong thời gian dài sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn lo âu, hay quên, suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể gây đột quỵ, tử vong,…
  • Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, không thể tập trung trong công việc và học tập.
  • Người bệnh dễ gặp các cơn co giật, đặc biệt ở người không có tiền sử mắc bệnh động kinh.
  • Gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, suy giảm thính lực, thị lực nặng nề.
  • Các cơn đau đầu về đêm kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, suy sụp tinh thần gây ra trầm cảm, dễ cáu gắt, khiến các mối quan hệ trở nên rạn nứt.
  • Đau đầu ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của đau đầu về đêm, người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế khi có những biểu hiện đau đầu kéo dài và lặp lại thường xuyên. Khi bệnh phát hiện càng sớm, việc điều trị sẽ nhanh chóng, dễ dàng và ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn.

Đau đầu về đêm điều trị như thế nào?

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh đau đầu ngày trở nên phổ biến bởi cuộc sống áp lực và luôn đè lên vai nhiều gánh nặng. Phương pháp điều trị đau đầu về đêm tốt nhất là phương pháp trị bệnh đi theo đúng nguyên nhân gây ra bệnh, thích hợp với mức độ bệnh lý và cơ địa của mỗi đối tượng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến cho bạn đọc tham khảo.

Cách chữa đau đầu về đêm với mẹo dân gian

Chữa đau đầu với mẹo dân gian là phương pháp rất nhiều người áp dụng thành công. Việc điều trị bệnh nhờ vào dược tính và dinh dưỡng của một số loại cây, rau tự nhiên giúp khống chế cơn đau đầu tốt. Những mẹo này phù hợp với những bệnh nhân mắc đau đầu thứ phát. Các mẹo dân gian thường được sử dụng trong điều trị đau đầu đêm là:

  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu là một loại dược liệu giúp thư giãn thần kinh, giảm đau đầu mất ngủ về đêm hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu sấy khô hoặc sao khô uống như một loại trà hàng ngày. Hoặc sử dụng ngải cứu trong các món ăn như gà tần ngải cứu, trứng rán ngải cứu,…
  • Tinh dầu lá bưởi: Thành phần dược liệu trong tinh dầu của lá bưởi giúp người bệnh giảm đau đầu về đêm, an thần, trừ hàn, cải thiện giấc ngủ và thông kinh lạc. Cách chữa bệnh khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị lá bưởi và củ hành tím rửa sạch, sau đó giã nhỏ đắp lên hai bên thái dương hàng ngày trước khi ngủ trong 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại với nước. Ngoài ra người bệnh có thể đun sôi lá bưởi với nước sau đó xông hơi hàng ngày để cải thiện chứng đau đầu về đêm.
  • Tỏi: Tỏi là loại gia vị lâu đời chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như dược tính mạnh. Trong củ tỏi có chất kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ và giúp giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu để chữa trị chứng đau đầu về đêm. Người bệnh dùng các nhánh tỏi lớn, bóc vỏ sau đó đặt tỏi nhẹ nhàng vào trong hai lỗ tai. Sức nóng của tép tỏi sẽ giúp máu được lưu thông, trí não thư giãn, giảm đau đầu.
dau dau ve dem
Mẹo dân gian với ngải cứu, lá bưởi và tỏi.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc tân dược là biện pháp khắc phục chứng đau đầu tức thời mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Tác dụng chính của thuốc là làm cắt cơn đau hiệu quả, tuy nhiên không nên sử dụng kéo dài dễ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như nhiều tác dụng phụ. Một số loại thuốc Tây y trong điều trị đau đầu về đêm là:

  • Nhóm thuốc điều trị cắt cơn: Các nhóm thuốc dạng này là Paracetamol hay các loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng ức chế cơn đau dữ dội nhanh chóng. Ngoài ra, còn có các thuốc nhóm Triptans khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ serotonin trong não khiến cho các mạch máu giãn nở. Từ đó ngăn chặn tín hiệu đau được gửi đến não và trì hoãn việc giải phóng một số chất tự nhiên gây ra cơn đau, buồn nôn và các triệu chứng đau đầu về đêm khác.
dau dau ve dem
Paracetamol là loại thuốc cứu cánh của rất nhiều bệnh nhân đau đầu.
  • Nhóm thuốc điều trị cơn đau đầu Ergotamin: Dùng cho các bệnh nhân mắc chứng đau đầu nghiêm trọng. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là làm co mạch ngoại vi và chống mất trương lực động mạch. Chính vì vậy giúp cải thiện triệu chứng đau nửa đầu, đau đầu hiệu quả.
  • Nhóm thuốc dự phòng cơn đau: Nhóm thuốc này chủ yếu là các loại thuốc chống trầm cảm, chống động kinh và đối kháng CGRP. Các loại thuốc này có thể làm giảm mức độ phát triển nặng và mật độ cơn đau nhưng không triệt được hoàn toàn các cơn đau đầu. Vì vậy vẫn cần bổ sung điều trị những triệu chứng kèm theo, nếu có. Thời gian điều trị đau đầu ít nhất là 2-3 tháng kể cả khi không còn cơn đau.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chứng đau đầu triệt để, vì vậy để chữa bệnh tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Khám đau đầu về đêm ở đâu uy tín

Các địa chỉ uy tín cho người bệnh bị chứng đau đầu về đêm kéo dài tham khảo là:

  • Khoa nội thần kinh của Bệnh viện 108: Bệnh viện 108 là đơn vị bệnh viện cấp trung ương có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Thần kinh trong đó có chứng đau đầu. Địa chỉ tham khảo: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện là đầu ra của các bác sĩ Việt Nam hàng đầu miền Bắc, được đào tạo chuyên sâu. Người bệnh có thể tìm đến để chữa trị đau đầu về đêm tại đây, an tâm về chất lượng và hiệu quả điều trị. Địa chỉ cụ thể tại số 1 Phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện lão Khoa Trung Ương: Bệnh viện là tuyến cao nhất về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân mọi lứa tuổi đặc biệt là trung và cao niên. Bệnh viện nổi tiếng với thế mạnh về Nội khoa nói chung, trong đó có chứng đau đầu. Địa chỉ bệnh viện tọa lạc tại số 1A Đống Đa, Phương Mai, Hà Nội.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc: Đây là địa chỉ chuyên nghiên cứu và chữa bệnh bằng y học cổ truyền với các bài thuốc dân gian điều chế chất lượng và an toàn. Địa chỉ của trung tâm là Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội (hoặc tại địa chỉ số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM- cơ sở phía Nam).
  • Nhất Nam Y Viện: Hội tụ đội ngũ y dược sĩ được đào tạo chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu y học cổ truyền, đây là điểm đến giúp người bệnh giải quyết chứng đau đầu vô cùng công hiệu. Địa chỉ của Nhất Nam Y Viện là: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội (hoặc chi nhánh phía Nam tại số 3, đường 34, Phường An Khánh, Q. Thủ Đức).

Cách phòng ngừa và hạn chế đau đầu về đêm

Để hạn chế các ảnh hưởng của chứng hay nhức đầu về đêm, đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh nên thực hiện nếp sinh hoạt như sau:

  • Rèn thói quen đi ngủ khoa học, ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, không ngủ quá ít hoặc quá nhiều, ở người lớn, giấc ngủ đảm bảo 7 tiếng mỗi ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, khoa học giúp lưu thông máu huyết, kiểm soát tốt căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, đủ chất và không bỏ bữa. Bổ sung đủ đường vì khi lượng đường trong máu giảm có thể gây ra chứng đau nửa đầu, đau đầu kéo dài.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh mất nước gây ra đau đầu, đau đầu về đêm.
  • Hạn chế các căng thẳng, lo âu và áp lực kéo dài, bằng cách thư giãn và giải tỏa chúng.
  • Không nên dùng các chất kích thích gây hại đến hệ thần kinh như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…

Trên đây là tất cả thông tin về chứng đau đầu về đêm cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề cơ thể gặp phải cũng như định hướng được phương pháp điều trị phù hợp.

Đau đầu về chiều là một hiện tượng phổ biến, chúng khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng vì không biết chính xác nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau đầu vào buổi chiều…

Xem chi tiết

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi không còn xa lạ với mọi người. Tình trạng này xuất hiện để “nhắc nhở” cơ thể đang kiệt sức, cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đó có…

Xem chi tiết

Trên thực tế khá nhiều mẹ bầu đang phải đối mặt với hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa. Vậy tình trạng này khởi phát do đâu, có nguy hiểm hay không…

Xem chi tiết

Đau đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến nhất là người lớn và trẻ vị thành niên. Những cơn đau…

Xem chi tiết

Đau đầu khi ngủ dậy là tình trạng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Chúng có thể bắt nguồn từ chất lượng giấc ngủ của người bệnh, hay do bị căng thẳng, áp…

Xem chi tiết

Nhiều người ngủ dậy bị đau đầu thường xuyên đến mức coi đó là điều bình thường, không cần để ý. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng…

Xem chi tiết

Đau đầu mệt mỏi là tình trạng phổ biến, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về vận mạch hoặc…

Xem chi tiết

Đau đầu là bệnh lý phổ biến và cũng có khá nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng này, trong đó có bấm huyệt. Bấm huyệt chữa đau đầu giúp giải tỏa căng…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *