Đau đầu buồn nôn khi mang thai
Đau đầu buồn nôn khi mang thai là biểu hiện thường gặp ở các mẹ bầu gây ra nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt. Tình trạng này thường là do thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi có thai, sẽ tự kết thúc sau vài tháng. Tuy nhiên, nếu kéo dài liên tục và tăng dần mức độ thì thai phụ cần phải hết sức lưu ý. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu một cách chi tiết về vấn đề này.
Đau đầu buồn nôn khi mang thai do đâu, có nguy hiểm không?
Triệu chứng nhức đầu, buồn nôn khi mang thai là tình trạng xảy ra vô cùng phổ biến ở các thai phụ. Hiện tượng này khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều thai phụ còn cảm thấy lo lắng và bất an rằng những triệu chứng này có gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và bản thân hay không? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn khi mang thai
Khi mang bầu, cơ thể nữ giới có rất nhiều thay đổi, những thay đổi này gây ra nhiều hiện tượng phiền toái trong đó có chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Thường gặp nhất là 6 nguyên nhân dưới đây:
- Nội tiết tố thay đổi
Khi mới mang thai, nồng độ Hormone nội tiết bên trong cơ thể của nữ giới sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi về ngoại hình, vóc dáng, cảm xúc,… Tiêu biểu nhất thể hiện phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi này chính là hiện tượng đau đầu buồn nôn. Biểu hiện dễ nhận biết ở thai phụ là đau nhói ở đầu, đau nửa đầu kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn và nôn.
- Trọng lượng thai nhi thay đổi
Tình trạng đau đầu ở thai phụ 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên một cách nhanh chóng. Kích thước của bé chèn ép gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong toàn cơ thể, cũng như tác động tới hệ thần kinh. Tình trạng thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra chứng đau đầu ở sản phụ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những thai phụ có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, uống ít nước, thường xuyên thức khuya cũng khiến thần kinh trở nên căng thẳng, mất ngủ và gây ra đau đầu. Ngoài ra, việc ăn đồ ăn và thức uống có chứa nhiều dầu mỡ, giàu đường, chất kích thích,… cũng có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu, làm xuất hiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai.
- Môi trường sống
Môi trường làm việc không lành mạnh như quá ồn, ô nhiễm hoặc khói bụi cũng là một trong những tác nhân gây ra căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ,… Về lâu dài những yếu tố này sẽ khiến thai phụ thường xuyên gặp các cơn đau đầu mệt mỏi, hay buồn nôn,…
- Bệnh lý khác
Một số bệnh lý nền khác có thể gây ra chứng đau đầu buồn nôn khi mang thai điển hình nhất là: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, cảm sốt, dị ứng, trầm cảm,..
Buồn nôn đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai khi gặp phải tình trạng đau đầu thường sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như: Buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với đồ ăn, giảm trí nhớ, thị lực, thiếu dinh dưỡng,… Những biểu hiện này gây ra không ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ở một số trường hợp, thai phụ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu mà không kèm theo bất cứ triệu chứng khó chịu nào khác. Tuy nhiên, chị em không vì thế mà chủ quan về hiện tượng này, bởi nếu mẹ bầu bị đau đầu trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có thể là một dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
Thông thường, tình trạng đau đầu buồn nôn sẽ tự động kết thúc sau 4 tháng mang thai và hoàn toàn không gây nguy hiểm. Lúc này cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh nội tiết, nên hiện tượng đau đầu buồn nôn khi mang thai cũng sẽ được cải thiện. Mặc dù vậy, khi đau đầu buồn nôn kèm theo những triệu chứng dưới đây, chị em cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng:
- Cơn đau đầu với cường độ dữ dội, đặc biệt ở trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ.
- Tình trạng đau đầu và buồn nôn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn tăng dần theo thời gian về tần suất và mức độ.
- Nhức đầu buồn nôn khi mang thai kèm theo một số triệu chứng như đau đầu sốt cao, cứng cổ, thay đổi về cảm giác, tri giác hoặc rối loạn thị giác, có cảm giác tê buốt,..
- Đau đầu sau khi bị va đập, tai nạn, sang chấn hoặc chấn thương.
- Khi đọc sách hoặc bắt đầu nhìn tập trung vào màn hình máy tính, điện thoại sẽ xuất hiện tình trạng đau đầu ngay lập tức.
- Sưng phù khuôn mặt, bàn tay, bàn chân.
- Đau đầu kèm theo cơn đau vùng bụng trên hoặc vùng dưới xương sườn.
- Cơn đau đầu kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.
Những biểu hiện trên cảnh báo nguy cơ sức khỏe của thai phụ có vấn đề, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bản thân mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, thăm khám bác sĩ định kỳ khi mang thai hoặc khi có dấu hiệu sức khỏe bất thường là việc làm quan trọng không thể chủ quan hay lơ là.
Điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai như thế nào an toàn?
Ở đa số thai phụ, hiện tượng đau đầu buồn nôn khi mang thai không phải là vấn đề đáng lo ngại và không cần thiết phải áp dụng phương pháp điều trị nào.
Trong trường hợp chứng nhức đầu và buồn nôn ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường cũng như thể trạng của thai phụ, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ hữu ích sau đây.
Dùng mẹo trị đau đầu buồn nôn khi mang thai
Mẹo dân gian có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế các cơn đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, uể oải thường gặp ở bà bầu. Phương pháp này vừa lành tính, không gây hại tới sức khoẻ của thai nhi và dễ dàng thực hiện. Dưới đây là những mẹo hay cho hiệu quả hỗ trợ điều trị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn:
- Uống trà gừng: Trong củ gừng tươi có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu rất tốt. Thai phụ có thể uống 1 cốc trà gừng ấm nóng khi gặp các cơn đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, sau đó nằm nghỉ ngơi 30 phút. Các triệu chứng ở thai phụ sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất.
- Dùng các loại tinh dầu: Đây là phương pháp tiện lợi được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng khi gặp các biểu hiện đau đầu mệt mỏi. Thai phụ có thể dùng các loại tinh dầu như bạc hà, tinh dầu quế, tinh dầu bưởi hay oải hương treo trong phòng ngủ, hoặc dùng thoa nhẹ vào hai bên thái dương.
- Tắm hoặc ngâm nước nóng: Đây không chỉ là cách thư giãn tinh thần mà còn là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề đau đầu, buồn nôn ở mẹ bầu. Việc tắm nước nóng giúp kích thích tuần hoàn máu, cơ thể được thả lỏng, giảm thiểu mệt mỏi. Bạn có thể thêm chút tinh dầu để ngâm cơ thể và cải thiện triệu chứng khó chịu.
Tây y trong điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai
Khi gặp các triệu chứng cơ thể bất thường khi mang thai, sử dụng Tây y chữa trị là điều luôn được cân nhắc. Bởi ngoài hiệu quả điều trị nhanh và tốt, các loại thuốc tân dược đều tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là với cơ thể vô cùng nhạy cảm ở mẹ bầu. Chính vì vậy, phương pháp chỉ dùng trong những trường hợp thực sự cần thiết do bác sĩ chỉ định.
Đa phần các loại thuốc Tây y giúp làm giảm cơn đau đầu buồn nôn hiện nay đều có thành phần chính là hoạt chất Paracetamol. Chưa có nhiều báo cáo khoa học chứng minh cho việc sử dụng Paracetamol trong thai kỳ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Trên thực tế, tại chỉ định lâm sàng hiện nay, thuốc chứa Paracetamol không hề nằm trong danh mục chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Do vậy, nếu gặp các cơn đau đầu buồn nôn khi mang thai làm phiền quá mức, mẹ bầu vẫn có thể sử dụng loại thuốc này để cắt giảm cơn đau. Tuy nhiên việc này luôn cần phải có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng và tự ý mua thuốc để sử dụng.
Khám chữa đau đầu buồn nôn ở đâu?
Khi mang bầu và gặp phải các vấn đề đau đầu và buồn nôn làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, tốt nhất chị em nên tới địa chỉ y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Dưới đây là top 5 các bệnh viện, trung tâm Đông y cho mẹ bầu tham khảo chữa bệnh một cách an toàn nhất:
- Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Đây là một trong số những bệnh viện chuyên sản – phụ khoa hàng đầu tại khu vực miền Bắc. Mẹ bầu có thể tới đây để thăm khám những vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳ như đau đầu, buồn nôn. Địa chỉ của bệnh viện tại số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (04) 8259281.
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Đây là địa chỉ bệnh viện chuyên khoa số 1 của thành phố, đồng thời là đơn vị đầu ngành chăm sóc sức khỏe khi mang thai của chị em phụ nữ. Để khám đau đầu buồn nôn, chị em có thể tới địa chỉ 929 La Thành, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ của bệnh viện: (84-24) 38 341 181.
- Bệnh viện Bạch Mai: Thế mạnh của bệnh viện Bạch Mai là sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, chuyên nghiệp. Trong trường hợp mẹ bầu bị đau đầu buồn nôn kéo dài và tăng cấp độ, có thể tới bệnh viện để làm các xét nghiệm thăm khám chuyên sâu. Thai phụ di chuyển tới số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được thăm khám. Điện thoại liên hệ với bệnh viện là: 096 985 1616.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Đây là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nổi tiếng và đáng tin cậy. Mẹ bầu có thể tới khám tại địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội (hoặc với mẹ bầu khu vực phía Nam có thể đến số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thuộc TP. HCM) – Điện thoại liên hệ và tư vấn: 024.7109.6699.
- Nhất Nam Y Viện: Thai phụ quan tâm đến cách điều trị và giảm đau đầu, buồn nôn bằng bài thuốc Đông y thì Nhất Nam Y Viện chính là một điểm đến uy tín hàng đầu. Địa chỉ cho mẹ bầu quan tâm tại khu vực miền Bắc là Biệt thự 16, Ngõ 168 đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (tại khu miền Nam tại số 3, đường 34, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức). Điện thoại liên hệ thăm khám: 024.8585.1102.
Lưu ý cho mẹ bầu khi bị đau đầu và buồn nôn thường xuyên
Mặc dù đau đầu và buồn nôn là điều khó có thể tránh trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, ngoài việc chịu đựng cơn đau “hoành hành” hoặc đắn đo việc sử dụng thuốc đau đầu, thì điều chỉnh lối sống và sinh hoạt là một việc quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt nhu sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Mẹ bầu cần có một thực đơn ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin, các thực phẩm bổ máu, nhiều đạm,… Ngoài ra, thai phụ cần tuyệt đối tránh các thực phẩm như socola, xúc xích, bia, rượu, cà phê, thuốc lá, nước ngọt có ga,… Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng đầy bụng, buồn nôn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, cân đối: Thai phụ nên đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya hoặc lạm dụng sử dụng điện thoại, máy tính. Với giấc ngủ buổi trưa cũng không nên quá dài, tốt nhất là dưới 1 giờ đồng hồ để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều tối. Đảm bảo giấc ngủ không có tiếng ồn, gối phù hợp và tư thế thỏa mái nhất.
- Mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng với các bài tập như Yoga, đi bộ, tập hít thở,…để tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế các cơn đau trong cơ thể.
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất có thể gây dị ứng, mùi hương khó chịu hoặc môi trường có ánh sáng không phù hợp, chứa nhiều bụi bẩn,…
- Không làm việc quá sức hoặc lao động với cường độ cao khi đang mang thai.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế các cơn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn khi mang bầu.
- Hạn chế việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại hoặc tivi, laptop,…
- Chia sẻ nhiều hơn các vấn đề của bản thân với người thân trong gia đình, hạn chế tối đa căng thẳng, mệt mỏi, stress,… Duy trì tinh thần thỏa mái, lạc quan và vui vẻ nhất là khi đang có thai để hạn chế tối đa các cơn đau đầu do stress gây ra.
- Khám thai định kỳ từ 2-5 tuần một lần hoặc bất cứ khi nào gặp những dấu hiệu đáng lo ngại.
- Luôn cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ biện pháp can thiệp giảm đau đầu, chóng mặt khi đang có thai.
Trên đây là những thông tin cần thiết về vấn đề đau đầu buồn nôn khi mang thai cho mẹ bầu tham khảo và lưu ý. Hy vọng với chia sẻ trên, chị em có thể an tâm hơn về tình trạng bản thân gặp phải hoặc có định hướng giải quyết phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!