Nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mang thai nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Cụ thể hơn về vấn đề này trong nội dung bài đọc dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến chi tiết hơn.
Nổi mề đay khi mang thai là bệnh gì? Thường gặp giai đoạn mấy
Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng thai phụ xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ miễn dịch cơ thể đã phản ứng quá mức với các dị nguyên sản sinh hoạt chất histamin gây nổi mẩn, ngứa ngáy.
Giống như các bệnh mề đay khác, mề đay khi mang thai được chia làm 2 giai đoạn:
- Mề đay cấp tính có triệu chứng nhẹ, xuất hiện đột ngột, diễn biến bệnh lý kéo dài trong vài giờ hoặc dưới 6 tuần sẽ tự khỏi.
- Mề đay mãn tính có triệu chứng nặng hơn, bùng phát theo đợt và có thể tái nhiễm nhiều lần. Bệnh thường kéo dài trên 6 tuần hoặc cả tháng, cả năm.
Theo thống kê của các tổ chức y tế, có khoảng 0,25 đến 1% trường hợp thai phụ bị nổi mề đay đặc biệt là nhóm phụ nữ mới lần đầu mang thai. Triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ do cơ thể và tâm lý mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Một số trường hợp có thể bị nổi ngứa mày đay trong giai đoạn cuối thai kỳ, tuy nhiên con số này là rất ít.
Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mới mang thai hay trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình các mẹ cần nắm rõ để nhận biết bệnh lý sớm:
- Da có những vết phát ban màu đỏ, hồng hoặc có những nốt sẩn màu hồng, trắng nhạt. Các nốt này sẽ có kích thước khác nhau, ban đầu chúng sẽ mọc ở một vị trí sau đó lan rộng sang khu vực khác.
- Nổi mề đay khi mang thai sẽ có cảm giác ngứa âm ỉ, dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát và đau nhức. Đặc biệt vào ban đêm và chiều tối cảm giác ngứa sẽ càng khó chịu hơn.
- Tổn thương do chứng nổi mề đay khi mang thai gây ra không có hình dáng và kích thước nhất định.
- Nếu bệnh mày đay có tiến triển nặng hơn, mẹ bầu có thể bị sưng phù ở mí mắt, môi hoặc những vùng da mỏng.
- Mẹ bầu còn có thể mắc những triệu chứng khác khi nổi mề đay như đau họng, sốt cao, mệt mỏi, ra khí hư,…
Do đó ngay khi có triệu chứng bất thường mẹ bầu cần chủ động đi khám bác sĩ để điều trị ngay, tránh kéo dài thời gian vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân bị nổi mề đay khi mang thai
Nổi mề đay khi mang thai thường do những thay đổi đột ngột của cơ thể và tâm lý gây nên. Cụ thể một số tác nhân có thể kể đến như:
- Do mẹ bầu thay đổi nội tiết tố trong thời gian đầu mang thai, lượng hormone gia tăng kích thích triệu chứng mề đay mẩn ngứa bùng phát.
- Do chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi vừa ảnh hưởng đến cân nặng vừa làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay.
- Do sức đề kháng suy giảm của mẹ khi mang thai, hệ miễn dịch suy yếu các dị nguyên dễ tấn công, làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay.
- Do thời tiết thay đổi, nhiệt độ biến đổi thất thường đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa khiến mẹ bầu không kịp thích nghi từ đó gây mẩn ngứa mề đay.
- Do mẹ bầu dùng nhiều thuốc bổ, tiêm vacxin làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay.
- Do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phân hoa, lông động vật, hóa chất,…
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai ở mẹ bầu như nhiễm ký sinh trùng, côn trùng đốt, do cơ địa, sử dụng mỹ phẩm,…

Nổi mề đay khi mang thai có gây nguy hiểm gì không?
Nổi mề đay khi mang thai là một căn bệnh thường thấy ở phụ nữ với tỷ lệ người mắc lên đến 70%. Nếu mẹ tích cực điều trị, nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách thì triệu chứng mày đay sẽ được thuyên giảm chỉ sau vài ngày.
Tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài trong vài tuần, thậm chí vài tháng do mẹ bầu có hệ miễn dịch kém hoặc có cơ địa nhạy cảm. Phụ nữ khi mang thai bị nổi mề đay không nên chủ quan bởi bệnh lý có thể gây ra một số ảnh hưởng như:
Ảnh hưởng đối với mẹ bầu
- Gây mất ngủ do ngứa ngáy, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, lâu ngày sẽ bị stress, suy nhược cơ thể.
- Mẹ bầu có thể bị phù mạch và suy hệ hô hấp cấp tính.
- Có biến chứng vàng da hoặc nhiễm trùng da.
- Bệnh mề đay không điều trị sớm có thể khiến mẹ bầu sinh non,…
Ảnh hưởng đối với thai nhi
- Thai nhi sinh ra có thể mắc các tật về mắt như lác, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc,…
- Trẻ sau sinh có thể bị thiếu máu não hoặc bị bệnh tim bẩm sinh.
- Thai nhi có nguy cơ bị thiếu ngón ở chân tay, hở hàm ếch.
- Nổi mề đay khi mang thai có thể khiến trẻ sơ sinh bị dị dạng huyết quản, gây cản trở quá trình hô hấp.
- Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh mề đay bẩm sinh từ mẹ.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai
Mẹ bầu nên áp dụng biện pháp điều trị nổi mề đay khi mang thai phù hợp với tình trạng bệnh lý và số tuần thai nhi để hạn chế rủi ro, cải thiện triệu chứng bệnh và tác dụng phụ (nếu có).
Cách điều trị nổi mề đay khi mang thai bằng Đông y
Sách Đông y ghi lại, nổi mề đay là do yếu tố nội nhân (gan bị nóng) kết hợp ngoại nhân (nguyên nhân từ môi trường tác động đến như vi khuẩn, hóa chất, gió lạnh,…) gây nên.

Muốn điều trị khỏi tận gốc căn bệnh này, cần phải loại bỏ được căn nguyên gây bệnh, kết hợp với việc bồi bổ sức khỏe, cải thiện triệu chứng. Một vài ưu điểm của các bài thuốc Đông Y trị mề đay cho mẹ bầu gồm:
- Bài thuốc Đông y sử dụng các loại thảo dược tự nhiên kết hợp với nhau nên có độ an toàn và lành tính cao.
- Hiệu quả bài thuốc Đông y mang đến rất tốt, phù hợp với các chị em đang mang thai và người cho con bú sử dụng.
- Thuốc dùng không có tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài mà không gây hại cho sức khỏe.
Điều trị bệnh mày đay khi mang thai bằng Tây y
Mẹ bầu có thể áp dụng cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng biện pháp Tây y để làm dịu nhanh triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng có thể kể đến như:

- Thuốc dạng bôi ngoài da để cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
- Thuốc bôi có chứa steroid giúp giảm cảm giác ngứa, nổi mẩn đỏ. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc dạng uống.
- Thuốc corticoid dùng để bôi ngoài da hoặc uống theo chỉ định.
- Thuốc kháng histamin giúp ngăn ngừa phản ứng histamin có cả dạng bôi và uống.
Tùy theo tình hình bệnh nhân bác sĩ sẽ có sự chỉ định phù hợp. Tuy nhiên khi áp dụng, mẹ bầu không được tự ý thay đổi liều lượng bởi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Mẹo chữa nổi mề đay khi mang thai bằng thuốc nam
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng mẹo dân gian được nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi bài thuốc có cách thực hiện đơn giản, dễ áp dụng, kiểm soát nhanh các triệu chứng và đảm bảo sự an toàn.
Một số mẹo chữa bệnh mề đay cho bà bầu hay có thể kể đến như:
Mẹo chữa bệnh mề đay từ lá ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược liệu có tính ấm, giúp giải độc, chữa phong, điều trị mề đay rất tốt. Dưới đây là các bước để áp dụng bài thuốc này cho mẹ bầu.
- Chuẩn bị 1 lượng ngải cứu đủ, làm sạch, ngâm nước muối sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
- Rang ngải cứu cùng một ít muối hột trong 10 phút rồi cho vào miếng vải mỏng, chườm lên da cho đến khi hỗn hợp đã nguội là được.
Mẹo chữa bệnh mề đay cho mẹ bầu bằng lá hẹ
Nói đến các mẹo chữa bệnh mề đay dân gian tốt không thể không nhắc đến lá hẹ. Bài thuốc sử dụng dược liệu này được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 bó hẹ xanh đã làm sạch, rửa và ngâm nước muối sau đó cắt thành từng khúc.
- Cho lá hẹ vào nồi, đổ nước cao gấp đôi phần dược liệu rồi nấu cạn còn một nửa thì dừng.
- Dùng tăm bông hoặc miếng vải mềm để thấm dung dịch và đắp lên vùng da bị nổi mề đay là được.
Các mẹo chữa dân gian có tác dụng khá chậm như thuốc Đông y nên mẹ bầu cần có sự kiên trì khi thực hiện. Nếu bài thuốc nam áp dụng không có hiệu quả hoặc phát sinh biến chứng người bệnh cần ngừng sử dụng và đổi phương pháp điều trị khác.
Mẹo chữa bệnh mề đay khi mang thai bằng cây đơn lá đỏ
Cây đơn lá đỏ có thể chữa các bệnh về dị ứng như mề đay, nổi mẩn ngứa, phồng rộp da, tróc lở và các bệnh về đường tiêu hóa. Bài thuốc từ thảo dược thực hiện khá đơn giản với vài bước như sau:
- Chuẩn bị 1 lượng cây đơn lá đỏ vừa đủ làm sạch rồi phơi dưới ánh nắng cho héo bớt.
- Cắt nhỏ thảo dược thành từng khúc rồi nấu mỗi ngày 40g để uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn là được.

Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay cho mẹ bầu
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh nổi mề đay khi mang thai cho phụ nữ rất quan trọng. Các mẹ nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây để giữ sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi bị mề đay
Mẹ bị nổi mề đay khi mang thai nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm có nhiều vitamin C, E trong rau của quả tươi, các loại hạt, bông cải xanh,… để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp phòng bệnh hiệu quả hơn.
- Thực phẩm có chứa nhiều Omega 3 từ cá để ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường giải độc cơ thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm có chất kháng sinh tự nhiên như nghệ, gừng, tỏi,… để giải độc, tiêu viêm giúp giảm triệu chứng ngứa do nổi mề đay.
- Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như trà xanh, hành tây,… để hồi phục những tế bào tổn thương do nổi mề đay.
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, mẹ bầu cần tránh sử dụng những loại đồ ăn dưới đây:
- Tránh ăn đồ có nhiều chất đạm như đồ đóng hộp, thịt bò,… bởi chúng có thể gây kích ứng, khiến triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Tránh ăn đồ cay nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình giải độc gan, khiến bệnh mề đay càng bùng phát mạnh hơn.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và chức năng giải độc của gan.
- Không nên ăn đồ quá mặn hay ngọt bởi có thể khiến nốt mề đay càng bị mẩn đỏ, bị ngứa nặng hơn và không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Đọc thêm
- Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu chữa trị thế nào
- Cách chữa bệnh mề đay khi mang thai
Các biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay cho mẹ bầu
Ngoài vấn đề về chế độ dinh dưỡng thì các mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai dưới đây:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, chú ý thay quần áo mỗi ngày.
- Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng.
- Mẹ bầu cần tránh xa các loại hóa chất độc hại bởi chúng không tốt cho sức khỏe.
- Khi bị mề đay mẹ bầu nên tránh cào gãi, chà xát mạnh bởi sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm.
- Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Bà bầu nên giữ tinh thần vui vẻ, tránh bị căng thẳng, mệt mỏi.
- Phụ nữ khi mang thai nên có lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện sức đề kháng.
Chị em bị nổi mề đay khi mang thai nên đến cơ sở y tế ngay để khám và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời tránh để các biến chứng nghiêm trọng hơn. Nếu cần tư vấn thêm hãy click ngay để liên hệ với chuyên gia của Nhất Nam Y Viện.
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần