Nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau thai kỳ. Thông thường các triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi không cần phải xử lý. Tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan và cần tìm biện pháp xử lý để tránh liên lụy đến các bé. 

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Mề đay là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, ai cũng có thể bị ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo thống kê có khoảng 15 đến 20% dân số mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời, kể cả phụ nữ sau sinh. 

noi me day sau sinh
Nổi mề đay sau sinh và các thông tin mẹ bỉm sữa cần biết

Nổi mề đay sau sinh 3 tháng đầu là triệu chứng phổ biến ở các chị em sau khi mang thai. Bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động xấu đến quá trình chăm sóc trẻ. 

Nổi mề đay có thể khởi phát trong trường hợp sinh thường và sinh mổ. Với trường hợp sinh mổ các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng hơn, lan rộng và gây ngứa ngáy hơn  do thể trạng cũng như sức đề kháng của mẹ lúc này đã bị suy giảm. 

Bệnh nổi mề đay sau sinh được phân chia thành các loại như sau: 

  • Phân loại theo thời gian tái phát giữa các đợt: Mề đay cấp tính và mãn tính. 
  • Phân loại dựa theo đặc điểm bệnh lý: Mề đay thông thường, mày đay vật lý và phù quincke. 

Nguyên nhân bị nổi mề đay sau sinh

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu, nguyên nhân bị nổi mề đay sau sinh có thể do: 

  • Do thay đổi nội tiết tố: Sau sinh tình trạng rối loạn nội tiết tố của phụ nữ càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị dị ứng với các loại thực phẩm chưa từng kích ứng trước đó.
  • Do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống: Một số người mẹ sau sinh nhạy cảm với thực phẩm, giữ chế độ ăn kiêng quá mức. Khi kết hợp với việc chăm sóc con vô tình tạo ra áp lực, căng thẳng và thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể từ đó gây hiện tượng nổi mề đay sau sinh mổ. 
  • Do rối loạn chức năng gan và thiếu máu: Mẹ sau sinh ăn uống không điều độ, mất máu, sử dụng thuốc nhiều khiến chức năng gan bị ảnh hưởng. Cơ thể bị suy nhược, thiếu máu, độc tố không thể đào thải hết ra bên ngoài, hình thành nên mảng dị ứng da tạm thời. 
  • Do dị ứng thuốc: Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sinh mổ do phải sử dụng thuốc giảm đau liên tục trong một tuần đầu. Bên cạnh đó, việc tiêm thuốc chống viêm huyết thanh sau sinh  cũng có thể gây ra phản ứng nhất thời trên da. 
  • Do vệ sinh kém: Theo dân gian mẹ sau sinh cần phải ở cữ, hạn chế tắm gội, mặc đồ ấm, hơ than và hạn chế tiếp xúc với gió lạnh. Theo quan niệm này có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, làm bí tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy, viêm đỏ và nổi mẩn. 
  • Do giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn: Phụ nữ sau sinh giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn do phải thức dậy đột ngột để cho con bú, thay tã,… Điều này vô tình khiến mẹ bị mất ngủ, rối loạn nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến bị nổi mề đay. 

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có một vài tác nhân khác khiến mẹ sau sinh bị nổi mề đay có thể kể đến như: Do sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần kích ứng, do tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo,…

Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Triệu chứng sau sinh bị nổi mề đay có thể quan sát được bằng mắt và cảm nhận qua da. Nếu giải quyết bệnh kịp thời, nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính được hạn chế tối đa.

noi me day sau sinh
Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là nổi mẩn đỏ và kèm ngứa ngáy

Một số biểu hiện nhận biết nổi mề đay sau sinh mà các mẹ nên biết như sau: 

  • Da bị sẩn phù thể hiện rõ trên bề mặt da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kích thước có sự thay đổi khác nhau. Triệu chứng sẽ tự thuyên giảm sau 24 giờ nhưng nếu mẹ bầu gãi sẽ khiến chúng lan rộng sang những vùng da khác. 
  • Có biểu hiện phù mạch chủ yếu xuất hiện tại môi, mí mắt hoặc cả bộ phận sinh dục. Triệu chứng này do thể do bị nổi mề đay thông thường hoặc phù quincke gây sưng to cả vùng. Các mẹ cần thận trọng bởi phù mạch có thể gây khó thở, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ cần được cấp cứu gấp.
  • Có cảm giác ngứa da, người bệnh càng gãi thì nốt mẩn càng lan rộng. Triệu chứng này thường xuất hiện về đêm hoặc khi cơ thể có nhiều mồ hôi do không khí nóng bức. 
  • Ngoài ra, mẹ bị mề đay sau sinh có thể mắc những triệu chứng khác như đỏ rát, nóng da, sốt phát ban,…

Nếu có bất kỳ một trong các triệu chứng trên các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm cách xử lý kịp thời. 

KIỂM TRA SỨC KHỎE – NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Mẹ bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau sinh là bệnh lý ngoài da cơ bản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan không xử lý sẽ có thể dẫn đến các biến chứng như: 

  • Gây phù nề ở mí mắt và môi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 
  • Một số trường hợp sau sinh bị nổi mề đay có thể gây phù đại tại dạ dày người bệnh sẽ bị khó tiêu, đau bụng và mệt mỏi. 
  • Có thể khiến mẹ sau sinh bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng. 
  • Làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, sốc phản vệ và co thắt phế quản. 

Nổi mề đay snh sinh bao lâu thì hết? Tắm được không

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh lý, mức độ lan rộng của sẩn ngứa, phương pháp xử lý và chế độ sinh hoạt. Bệnh nhân cần có sự kết hợp dùng thuốc chữa bệnh và ăn uống, nghỉ ngơi để rút ngắn thời gian hồi phục. 

Về bản chất, mề đay là một bệnh ngoài da mãn tính, bệnh lý bùng phát nhanh và dễ tái phát khi gặp dị nguyên. Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay cấp kéo dài trên 6 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi sau vài tiếng mà không cần dùng biện pháp xử lý với điều kiện người bệnh không cào gãi hay tác động lên da. Trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính cần phải xử lý từ 1 đến 2 tháng. Quá trình xử lý bệnh mề đay càng chậm trễ, kéo dài thì khả năng xử lý bệnh càng khó vì vậy các mẹ cần chú ý. 

Ngoài ra mẹ bầu cần lưu ý, nổi mề đay sau sinh các mẹ vẫn có thể tắm nhưng chỉ dùng nước ấm, tránh sử dụng nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ khiến da bị khô, triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm nhớ dùng khăn mềm để lau khô cơ thể, mặc quần áo rộng rãi và thoải mái. 

Cách giải quyết nổi mề đay sau sinh hiệu quả và an toàn

Nổi mề đay sau sinh phải làm sao để cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh lý. Các mẹ hãy tham khảo thêm một số biện pháp giải quyết bệnh mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây để áp dụng ngay tại nhà. 

Giải quyết nổi mề đay cho phụ nữ sau sinh bằng thuốc Tây

Cách giải quyết bệnh nổi mề đay sau sinh cho mẹ bằng thuốc Tây không được khuyến khích sử dụng bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa nuôi con. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết các bác sĩ vẫn sẽ chỉ định một số loại thuốc cần thiết cho mẹ bầu. 

Một số loại thuốc xử lý chứng nổi mề đay sau khi sinh dành cho phụ nữ là: 

  • Thuốc dạng bôi có chứa corticoid, steroid hoặc menthol ở nồng độ phù hợp như eucerin
  • Thuốc dạng uống gồm kháng sinh, kháng histamin,… giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc khiến bé bỏ bú. 

Mẹo dân gian xử lý bệnh mày đay cho phụ nữ sau sinh

Cách xử lý nổi mề đay sau sinh bằng thuốc tân dược chỉ có tác dụng nhất thời, không thể sử dụng lâu dài bởi có thể gây tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Vì vậy các sản phụ có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để kiểm soát triệu chứng của bệnh ngay tại nhà. 

Dùng lá kinh giới 

Kinh giới có dược tính như dầu nóng giúp làm ấm cơ thể cho sản phụ sau sinh. Dược liệu này vừa có thể kiểm soát nhanh các chứng bệnh vừa đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. 

Mẹ có thể dùng kinh giới để xử lý bệnh mề đay tại nhà theo cách sau:

  • Cách làm số 1: Chuẩn bị 1 lượng lá kinh giới vừa đủ, dùng rửa sạch, phơi khô rồi cho lên chảo để rang nóng cùng ít muối hột. Cho dược liệu vào một chiếc khăn mỏng để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa là được. 
  • Cách làm số 2: Chuẩn bị 1 ít lá kinh giới cùng gừng, sả cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước để xông hơi, các triệu chứng ngứa do nổi mề đay sẽ được giảm hẳn. 

Dùng mướp đắng 

Cách xử lý nổi mề đay sau sinh từ mướp đắng được các chị em áp dụng nhiều bởi hiệu quả tương đối tốt. Bài thuốc từ thảo dược này có tác dụng giải độc, loại bỏ tế bào gây hại và làm mát cơ thể hiệu quả. 

noi me day sau sinh
Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên giúp giảm ngứa hiệu quả

Các mẹ có thể sử dụng mướp đắng để xử lý bệnh tại nhà bằng cách: 

  • Chuẩn bị 1 ít mướp đắng tươi, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu trong 10 phút. 
  • Cho ít muối vào hỗn hợp đã nấu, đợi nguội bớt để ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay. 
  • Bã mướp đắng có thể dùng để chà xát lên da sau đó rửa lại với nước ấm để cải thiện triệu chứng. 

Ngoài ra các mẹ cũng có thể dùng mướp đắng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để làm mát cơ thể và giúp lợi sữa tốt hơn. Riêng với những trường hợp đang mắc bệnh dạ dày, gan và thận thì cần cân nhắc trước khi áp dụng. 

Phòng bệnh nổi mày đay sau sinh cho phụ nữ

Nổi mề đay sau sinh có thể tái phát nếu các mẹ không xử lý bệnh chuyên sâu và chăm sóc đúng cách. Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây: 

  • Mỗi ngày đều tắm và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, tránh dùng nước nóng. 
  • Hạn chế cào gãi, chà xát lên vùng da đang bị tổn thương. 
  • Không nên mặc quần áo bó sát bởi có thể kích thích vùng da sẩn ngứa, khiến mầm bệnh lan rộng sang những khu vực xung quanh. 
  • Khi đang xử lý nổi mề đay sau sinh các mẹ nên tránh các món ăn cay nóng, đồ đóng hộp, hải sản và các loại thực phẩm có thể gây dị ứng. 
  • Nên uống nhiều nước, bổ sung rau củ quả tươi để tăng cường chất xơ và vitamin giúp cơ thể có sức đề kháng, kiểm soát triệu chứng bệnh được tốt hơn. 
  • Sản phụ đang bị nổi mề đay nên tránh sử dụng các loại thuốc tây khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi dùng kem dưỡng các mẹ nên chọn những loại có thành phần tự nhiên, phù hợp với da nhạy cảm. 
  • Nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong để nâng cao khả năng thẩm thấu. 
  • Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh các mẹ cần giữ ấm cơ thể. Sản phụ tránh để cơ thể ẩm ướt do mồ hôi để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Các mẹ cần ngủ đủ giấc để các hệ cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải cặn bã và độc tố ra bên ngoài cơ thể. 
  • Người bị nổi mề đay hoặc có tiền sử bị dị ứng nên tránh xa các dị nguyên. 
  • Mẹ đang bị nổi mề đay khắp người nên hạn chế ra ngoài khi chưa có biện pháp bảo vệ và nên kiêng gió để bệnh được nhanh khỏi. 
  • Phụ nữ sau sinh cần được chia sẻ nhiều hơn để tránh có suy nghĩ tiêu cực, stress dẫn đến trầm cảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Thường xuyên giặt quần áo, ga giường, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Nổi mề đay sau sinh ở các chị em phụ nữ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Do đó chỉ cần áp dụng đúng biện pháp xử lý bệnh và chăm sóc đúng cách các triệu chứng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Nếu mẹ bỉm sữa có triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách xử lý kịp thời. Đừng bỏ lỡ TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ bác sĩ Lê Phương, liên hệ ngay:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay

Triệu chứng của bạn?
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng dị ứng thường gặp. Vậy các mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm hay không? Làm thế nào…

Xem chi tiết

Nổi mề đay có được tắm không là câu hỏi thường gặp ở những người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian thì người mề đay cần phải kiêng cữ khá nhiều thứ…

Xem chi tiết

Nổi mề đay khắp người có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của bệnh nhân. Trong bài đọc này chúng tôi…

Xem chi tiết

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn nhiều với hàng loạt biểu…

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, nếu cho ti thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ là vấn đề các chị em rất quan tâm. Nội…

Xem chi tiết

Nổi mề đay sưng môi thường xảy ra do dị ứng thức ăn, thời tiết, hóa - mỹ phẩm, thậm chí là yếu tố di truyền. Tuy không phải bệnh da liễu nguy hiểm, đe…

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay là một bệnh lý thường gặp mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Khi nổi mề đay sức khỏe và việc sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng.…

Xem chi tiết

Mề đay có lây không là thắc mắc của nhiều người khi mắc bệnh. Một số người nghĩ rằng mề đay cũng như một số bệnh ngoài da khác có khả năng lây lan khi…

Xem chi tiết

Bình luận (63)

  1. Nguyễn Đăng Khải says: Trả lời

    Vợ em cũng vừa sinh em bé xong cũng bị nổi mề đay vì thời tiết bên này, hiện bọn em lại đang định cư ở nước ngoài, không biết trung tâm có hỗ trợ việc chuyển phát quốc tế k?

    1. Minh Khang says:

      giờ văn mình lịch sự thời đại phát triển thì kiểu gì chả có chuyển phát quốc tế hỏi thừa thế

    2. Khôi Dương says:

      Có đó ông ơi! tui bên Mỹ lâu lâu vẫn đặt liều nhắc lại trung tâm vẫn hỗ trợ ship qua bên này đó. Thường thì tui hay nhắn tin qua app Nhất Nam Y Viện cho bác sĩ để được hỗ trợ, ông thử tải app rồi nhắn xem hoặc liên hệ số điện thoại cũng được

    3. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Đăng Khải!
      Đối với bà con đang ở nước ngoài, Trung tâm sẽ hỗ trợ tư vấn online và gửi thuốc đến nơi cho mọi người, bạn yên tâm nhé!
      Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *