Vảy phấn hồng gibert
Vảy phấn hồng gibert là căn bệnh da liễu có những tổn thương đặc trưng dễ dàng nhận biết thông qua làn da bên ngoài. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ biến mất sau một thời gian mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên mọi người cũng không nên chủ quan trước căn bệnh da liễu này.
Vảy nến phấn hồng gibert là gì? Có nguy hiểm không?
Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm trị bệnh da liễu, vảy phấn hồng gibert (vảy hồng gibert) là tình trạng tổn thương da cấp tính. Đây là dạng bệnh lành tính và có khả năng tự khỏi chỉ sau một thời gian. Nếu có triệu chứng bộc phát bạn cũng không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này đặc biệt là phụ nữ đang mai thai, trẻ nhỏ. Một số trường hợp không điều trị đúng cách, kịp thời đã gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, đối tượng thường bị vảy nến hồng gibert là những người trẻ tuổi trong giai đoạn từ 10 đến 35 tuổi. Trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và chiếm tỷ lệ khoảng 60%.
Bệnh vảy nến phấn hồng gibert có nguy hiểm không, theo ý kiến bác sĩ da liễu cho biết là không. Đây là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian. Nhưng đối với những bệnh nhân là thai phụ, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý chữa trị bởi có thể xuất hiện một số biến chứng như:
- Trẻ ngứa ngáy liên tục dẫn đến quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn từ đó khiến cơ thể bị suy nhược.
- Phụ nữ bị vảy nến hồng gibert có nguy cơ cao sinh non, trẻ sinh ra có thể trạng yếu ớt.
Mức độ ảnh hưởng của bệnh không quá lớn nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng cuộc sống và chế độ sinh hoạt thường nhật do các triệu chứng gây ra.
Triệu chứng vảy nến phấn hồng
Vảy phấn hồng gibert giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng nên bệnh nhân có thể bị nhầm lẫn với các loại bệnh da liễu khác như dị ứng tiếp xúc, viêm da cơ địa,…
Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh bạn nên nắm bắt để có thể sớm phát hiện tình trạng của bản thân:
- Cơ thể có dấu hiệu sốt nhẹ, kèm theo đó là cảm giác đau đầu.
- Trên da xuất hiện các tổn thương đặc biệt là vùng ngực, lưng, cổ và bụng.
- Những tổn thương ngoài da thường có hình tròn, hình bầu dục.
- Mép xung quanh vảy có màu hồng tươi, phần giữa sẽ có màu nhạt hơn và nhăn nheo.
- Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng da bị tổn thương.
Người bệnh cần chú ý, những tổn thương xuất hiện trên da theo trình tự từ lớn đến bé. Nếu có một đám da lớn xuất hiện thì sau 1 đến 2 tuần sẽ có những tổn thương nhỏ hơn, màu đỏ, sẩn, nề tương tự như nốt ban mề đay xuất hiện, đôi khi sẽ có vảy khô màu xám phủ lên. Sau một khoảng thời gian phát bệnh các tổn thương ngoài da sẽ xếp lên nhau tạo thành đường song song như cây thông.
Một số trường hợp mắc bệnh còn có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ăn uống kém. Những biểu hiện này sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày, một vài ca bệnh đặc biệt có thể kéo dài hơn 2 tháng.
Nguyên nhân vảy nến phấn hồng
Nguyên nhân gây vảy phấn hồng gibert đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, dựa trên dịch tễ học và các hình ảnh lâm sàng, các chuyên gia nhận định đây là một dạng bệnh truyền nhiễm. Một số giả thuyết khác cho rằng bệnh lý có sự liên quan đến một số loại thuốc như ketotifen, griseofulvin,…
Phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng vảy phấn hồng gibert
Để xác định cách điều trị bệnh vảy phấn hồng gibert phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý dựa trên các cuộc xét nghiệm và biểu hiện lâm sàng. Cụ thể như sau:
Khám chẩn đoán lâm sàng
Triệu chứng của vảy phấn hồng gibert có thể nhận biết dễ dàng nhưng nếu người bệnh không có các biểu hiện tiêu biểu trên đây thì rất có thể gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán.

Để có thể nhận diện bệnh lý một cách chính xác thì người bệnh cần phải phân biệt được giữa vảy hồng gibert với các bệnh dưới đây:
- Bệnh viêm da đầu thường xuất hiện ở ngực, má, lưng, da đầu với các biểu hiện như vảy mỡ, vảy vụn và chân lông sẩn.
- Bệnh giang mai 2 có hạch xuất hiện trên da, các tổn thương ăn sâu vào niêm mạc. Khi xét nghiệm huyết thanh xác định bệnh cho kết quả dương tính.
- Nhiễm độc da do dị ứng thuốc cần phải xét nghiệm inVito.
- Bệnh vảy nến thể chấm giọt có các vảy trắng xà cừ xuất hiện trên da.
Chẩn đoán cận lâm sàng xác định vảy phấn hồng gibert
Chẩn đoán cận lâm sàng xác định vảy phấn hồng gibert gồm những xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm phân tích mô bệnh học không đặc hiệu.
- Xét nghiệm hóa mô miễn dịch, các tế bào dương tính với TCD4.
- Xét nghiệm tìm nấm âm tính vảy phấn hồng gibert.
Tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để khám, chữa trị để cải thiện các triệu chứng.
[pr_middle_post]
Điều trị vảy nến phấn hồng gibert
Thời gian bệnh vảy phấn hồng gibert kéo dài không quá 12 tuần nên bệnh nhân có thể không phải điều trị. Tuy nhiên để chấm dứt nhanh các triệu chứng, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì người bệnh hãy áp dụng một vài phương pháp điều trị dưới đây.
Điều trị vảy phấn hồng gibert bằng Tây y
Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng, vượt trội, xoa dịu nhanh các triệu chứng ngoài da. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc điều trị như:
- Thuốc bôi có chứa corticoid giúp làm giảm cảm giác sưng, cải thiện cơn ngứa và tình trạng viêm da.
- Thuốc kháng histamin làm giảm nhanh các phản ứng dị ứng, nổi bật nhất là cảm giác ngứa ngáy.
- Người bệnh nên kết hợp dùng thêm kem dưỡng ẩm, làm dịu da để cân bằng độ ẩm, cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sẩn rát.
Lưu ý, khi điều trị bệnh bằng thuốc Tây người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời tái khám theo lịch để đạt kết quả trị liệu tốt nhất.
Mẹo dân gian chữa vảy phấn hồng gibert
Nếu triệu chứng bệnh mới bộc phát, chưa có biến chuyển nghiêm trọng người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để kiểm soát bệnh lý. Cụ thể như sau:

- Mẹo chữa vảy nến hồng bằng lô hội: Lấy phần gel trong của lá lô hội để bôi đều lên vùng da đang bị tổn thương đã được làm sạch. Giữ nguyên như vậy trong vòng 20 phút sau đó rửa lại với nước mát là được.
- Mẹo chữa vảy nến hồng bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da đang bị vảy nến sau đó lấy khoảng 2 giọt dầu dừa bôi lên vùng da đang bị tổn thương. Lưu lại trong 10 phút sau đó làm sạch da với nước ấm.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng các nguyên liệu khác như bột yến mạch, giấm táo, cây muồng trầu, muối epsom,…để chữa bệnh vảy nến.
Khi áp dụng mẹo dân gian chữa vảy nến, người bệnh hãy chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Không áp dụng mẹo chữa dân gian cho vết thương hở.
- Mẹo dân gian phát huy hiệu quả khá chậm nên người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
- Khi áp dụng mẹo chữa bệnh tại nhà nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện hãy áp dụng phương pháp trị liệu khác.
Vảy nến phấn hồng ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh cần có sự kết hợp giữa quá trình điều trị và chế độ ăn uống để nhanh chóng đạt hiệu quả tốt khi chữa vảy phấn hồng gibert.
Nên ăn gì khi bị vảy phấn hồng gibert?
Trong thời gian mang bệnh, làn da thường yếu ớt, thiếu sức sống, sức đề kháng cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm dưới đây trong chế độ dinh dưỡng:
- Các loại rau xanh như cải xanh, cải xoăn, rau họ cải,…để cơ thể được cung cấp thêm vitamin.
- Các loại trái cây tươi có nhiều vitamin như bơ, đu đủ, cà rốt,…sẽ cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, E cho những ai đang gặp vấn đề về da.
- Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn omega 3 như cá trích, cá hồi,…bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể, chống viêm, cải thiện tình trạng da khi bị kích ứng.
- Bệnh nhân bị vảy phấn hồng gibert có thể bổ sung thêm các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều,…
- Các loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, đồng thời có thể cải thiện các tình trạng ngoài da.
Một vấn đề khác mà bệnh nhân cần chú ý đó là sử dụng các loại thực phẩm được kể trên một cách hiệu quả, khoa học, tránh lạm dụng quá mức.
Nên kiêng gì khi bị vảy phấn hồng gibert?
Dưới đây là những thực phẩm người bệnh vảy nến nên hạn chế trong quá trình điều trị.
- Thịt đỏ: Loại thực phẩm này có chứa chất axit arachidonic khiến cho các triệu chứng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Thành phần trong nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn casein protein sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị như ớt, tiêu và các món cay nóng khác không tốt cho da vì vậy bệnh nhân bị vảy phấn hồng gibert cần hạn chế.
- Thực phẩm chứa Gluten: Đây là một loại protein có nhiều trong ngũ cốc khi ăn nhiều có thể khiến cho các triệu chứng bộc phát nghiêm trọng hơn.
- Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích cần được hạn chế để tránh những tác động xấu đến vùng da bị tổn thương.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Để hạn chế nguy cơ mắc vảy phấn hồng gibert, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

- Có chế độ sinh hoạt phù hợp, mỗi ngày luôn ngủ đủ giấc, tránh sự căng thẳng thần kinh, stress và hạn chế sử dụng các loại chất kích thích.
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da có thành phần dịu nhẹ, an toàn.
- Không cào gãi hay chà xát quá mạnh lên vùng da bị bệnh bởi có thể gây vết thương hở dẫn đến nhiễm trùng.
- Tránh tắm nước quá nóng, không ngâm mình quá lâu sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên dưới da.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để da không bị khô, hạn chế nguy cơ vảy nến hồng trở lại.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể nắm bắt tình trạng bệnh lý trong từng giai đoạn một cách chính xác.
- Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được tự ý thay đổi khi chưa có sự chỉ định.
Khám chữa vảy phấn hồng gibert ở đâu?
Sự tác động của vảy phấn hồng gibert đến cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh là không hề nhỏ vì vậy bạn cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm nhất có thể. Dưới đây là những địa chỉ thăm khám được nhiều bệnh nhân tin tưởng để mọi người tham khảo thêm:
- Bệnh viện Da liễu Trung Ương (15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) – Đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực điều trị bệnh ngoài da trong đó có vảy phấn hồng gibert. SĐT: 1900 6951.
- Bệnh viện Bạch Mai – một trong những bệnh viện lớn của Hà Nội được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là nơi điều trị bệnh vảy hồng gibert. Đơn vị y tế có địa chỉ tại số 78 Phương Mai, Đống Đa. SĐT: 0869 587 728.
Trên đây là các thông tin liên quan đến vảy phấn hồng gibert chúng tôi đã tổng hợp chi tiết để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào hãy chủ động đi khám để được điều trị y tế.