Á sừng liên cầu

Á sừng liên cầu là một loại bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này thường có tính chất kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về á sừng liên cầu cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Á sừng liên cầu là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh á sừng liên cầu là một thể của á sừng. Đây là một dạng viêm da cơ địa mãn tính khá phổ biến, thường gặp ở đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh. Da của bé sẽ bị viêm dẫn đến xuất hiện lớp sừng kém. 

a sung lien cau
Á sừng liên cầu da tay gây khó khăn cho người bệnh khi sinh hoạt

Tổn thương càng để lâu sẽ khiến da của trẻ bị hăm kẽ, chốc lở và loét da,… Thời điểm thích hợp khiến bệnh dễ bùng phát nhất là khi thời tiết hanh khô. 

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bởi lớp biểu bì còn non, sức đề kháng kém. Bệnh càng kéo dài thì sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Nếu phát hiện sớm, chữa trị đúng cách các tổn thương sẽ được làm lành nhanh chóng, hết bệnh. 

Những vị trí thường xuất hiện á sừng liên cầu là: 

Những khu vực này rất dễ bị á sừng tấn công, vi khuẩn, liên cầu khuẩn và tụ cầu thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, bã nhờn. Khi có điều kiện thích hợp chúng sẽ xuất hiện, phát triển ở lớp sừng và khô nẻ da. 

So với các thể bệnh da liễu khác, triệu chứng á sừng liên cầu biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết. Cụ thể như sau: 

  • Khô da: Những vùng da bị tổn thương sẽ sần sùi, dày sừng, khô cứng hơn những vùng da khác. 
  • Bong tróc: Các lớp sừng hình thành và chồng lên nhau sau đó bong tróc thành từng mảng da màu trắng với kích thước khác nhau. 
  • Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội: Bệnh nhân bị bong tróc da sẽ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, đau đớn, khó chịu. Việc này khiến bệnh nhân gãi nhiều, tăng nguy cơ trầy xước, tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây biến dạng móng và da. 
  • Nứt nẻ, chảy máu da: Biểu hiện này thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông, nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh hoặc có thể do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa,…
  • Xuất hiện mụn nước: Da của bệnh nhân sẽ có những mụn nước li ti xuất hiện do bệnh nhân gãi nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào da sau khi cào gãi. Sự xuất hiện của mụn nước khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, cào gãi nhiều, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Nếu kéo dài có thể khiến da bị biến dạng, mòng xù xì và lỗ chỗ. 
  • Mệt mỏi, khó chịu: Cơn ngứa ngáy, đau rát sẽ khiến bệnh nhân bị mất ngủ, chế độ sinh hoạt thất thường, gây mệt mỏi. Trẻ nhỏ sẽ có thêm những biểu hiện khác như quấy khóc, biếng ăn, suy dinh dưỡng,…

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân gây á sừng liên cầu

Các bác sĩ và chuyên gia da liễu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm bác sĩ đã chỉ ra một số tác nhân có thể khiến bệnh bùng phát như sau: 

a sung lien cau
Có nhiều yếu tố tác động gây nên bệnh á sừng
  • Yếu tố di truyền: Á sừng liên cầu cũng như các thể bệnh á sừng khác có thể di truyền từ những người trong gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh thì trẻ nhỏ có khả năng bị á sừng lên đến 45%. 
  • Do sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Do cơ địa: Những người có tiền sử mắc bệnh cơ địa như viêm da dị ứng, gan, thận, viêm da tiết bã có nguy cơ cao bị á sừng liên cầu. 
  • Do hóa chất: Các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, mỹ phẩm, nước hoa, độ mạ kim loại,…có thể tác động và gây bệnh á sừng liên cầu. 
  • Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sừng, làm suy yếu chức năng bảo vệ da. 
  • Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm sâu hoặc tăng cao đột ngột sẽ khiến da bị mất nước, bong tróc. Nếu không cung cấp nhanh, chăm sóc kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng phát triển. 

Bệnh á sừng liên cầu có lây không? Có gây nguy hiểm không?

Có không ít bệnh nhân thắc mắc về vấn đề “bệnh á sừng liên cầu có lây không?”. Theo ý kiến của bác sĩ Vi Văn Thái – Nguyên Giám đốc bệnh viện Y Dược học cổ truyền TW cho biết, bệnh lý này không lây nhiễm từ người này sang người khác nên mọi người có thể yên tâm, nhất là những phụ huynh đang có con mắc bệnh. 

a sung lien cau
Bệnh lý không có tính chất lây nhiễm từ người sang người và có thể chữa được

Á sừng liên cầu hình thành do cơ địa nên dù người khỏe mạnh có tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ cá nhân với  những người bị bệnh thì khả năng lây nhiễm vẫn là không. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý thêm, bệnh lý này có tính di truyền nên con cái của bố mẹ bị á sừng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường sống, sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Về cơ bản, á sừng liên cầu là bệnh da liễu lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác như: 

  • Có nguy cơ bội nhiễm, hoại tử: Á sừng sẽ làm bí tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng viêm da tổn thương nghiêm trọng hơn, nặng nề, gây cảm giác đau đớn và hoại tử. 
  • Gây biến chứng nhiễm trùng máu: Vi khuẩn tấn công vào các vết nứt bị rỉ máu và dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, nặng hơn có thể dẫn đến bại liệt. 
  • Gây ra những hạn chế chức năng da như: Mất cân bằng điện giải dẫn đến cơ thể suy kiệt, giảm miễn dịch, mất sức. 
  • Gây ảnh hưởng thẩm mỹ: Da khô sần sùi, khô nứt ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, tạo ra cản trở về mặt tâm lý, khiến bệnh nhân tự ti, ám ảnh, mặc cảm và ngại giao tiếp với những người xung quanh. 

Á sừng liên cầu có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả

Á sừng liên cầu có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm tuy nhiên thời gian áp dụng cần dài, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể tùy theo mức độ viêm nhiễm, tình trạng phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh á sừng thể liên cầu bằng thuốc Tây y

Để cải thiện nhanh các triệu chứng của á sừng liên cầu bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây. Thành phần của thuốc tác động nhanh vào cơ thể từ đó làm dịu các biểu hiện khó chịu. 

a sung lien cau
Thuốc dùng để chữa bệnh cần sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh á sừng có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh histamin giúp cải thiện triệu chứng ngoài da nhưng có thể gây nên tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt. 
  • Nhóm thuốc chống viêm chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nặng. Loại thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, quá trình sừng hóa ở da. Thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc chống viêm như prednisolon, fexofenadin,…
  • Thuốc kháng sinh và điều hòa miễn dịch giúp cải thiện triệu chứng, tăng cường hệ miễn dịch như tacrolimus, pimecrolimus,…
  • Thuốc salicylic acid bôi ở ngoài da, làm dịu da, chống khuẩn, hạn chế viêm nhiễm vùng da đang bị á sừng. 
  • Thuốc chống nấm như nizoral, imidazol,…được bác sĩ khuyên dùng. 
  • Một số loại thuốc bổ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. 

Thuốc Tây y có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng bệnh, cải thiện hoạt động trên da. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bệnh nhân cần phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ. 

Mẹo dân gian chữa á sừng liên cầu

Ngoài hai phương pháp trị liệu trên thì bệnh nhân có thể áp dụng mẹo dân gian dưới đây để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh. 

a sung lien cau
Mẹo dùng tỏi chữa bệnh da liễu tại nhà, cải thiện triệu chứng bong tróc

Một số mẹo dân gian hay dùng để chữa á sừng liên cầu bạn có thể tham khảo thêm như sau: 

  • Mẹo chữa bệnh bằng tỏi: Tỏi có rất nhiều hoạt chất chống Oxy hóa như phytonutrients, vitamin C, allicin, nên có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm, khuẩn hiệu quả. Lấy một vài tép tỏi bóc bỏ vỏ, giã nhuyễn lấy nước cốt rồi dùng tăm bông bôi lên vùng da bị bệnh. Hoạt chất có trong nước tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và sát trùng tốt. 
  • Mẹo chữa bệnh bằng trầu không: Với thành phần acid hữu cơ dồi dào, trầu không là một trong những nguyên liệu chữa bệnh á sừng hiệu quả hiện nay. Chuẩn bị vài lá trầu không giã nhuyễn sau đó ép lấy nước cốt để thoa đều lên vùng da bị bệnh. Nhờ dược tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt nên cách chữa á sừng bằng trầu không được đánh giá rất cao. 
  • Mẹo chữa bệnh bằng hành hoa: Bệnh nhân có thể nấu nước hành hoa để ngâm rửa vùng da bệnh để loại bỏ các triệu chứng. 

Khi áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh á sừng liên cầu bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây: 

  • Chỉ nên áp dụng với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, chưa có vết thương hở. 
  • Hiệu quả của mẹo chữa còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu áp dụng trong khoảng từ 7 đến 10 ngày không thuyên giảm nên đổi sang cách khác. 
  • Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần thận trọng khi áp dụng. 
  • Những trường hợp bệnh nhân bị á sừng liên cầu nặng hoặc mãn tính cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị chuyên khoa. 

Lưu ý phòng ngừa và chăm sóc bệnh á sừng

Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị, bệnh nhân cần thực hiện thêm những biện pháp phòng ngừa dưới đây: 

  • Tránh tác động cào gãi hay dùng vật cứng chà xát lên vùng da đang bị tổn thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Luôn bảo vệ da, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Khi đang bị á sừng chỉ nên dùng sữa tắm, dầu gội được chiết xuất tự nhiên, có thành phần dịu nhẹ và không chứa chất tẩy hóa học. 
  • Trang phục khi mặc cần phù hợp với thời tiết, giày dép phù hợp, đảm bảo thoáng mát, tránh mặc đồ quá bó sát. 
  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, tránh để đất bẩn và vi khuẩn tích tụ. 
  • Dưỡng da thường xuyên, đặc biệt khi chuyển sang mùa đông cần chú ý chăm sóc da tránh gây hiện tượng mất nước, khô và nứt nẻ. 
  • Chị em phụ nữ khi dùng mỹ phẩm chăm sóc da cần chú ý về nguồn gốc, tránh sử dụng kem trộn. 
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin, chất xơ để tăng cường sức đề kháng. 
  • Uống nước thường xuyên, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. 
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya. 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Khi đang bị bệnh nên hạn chế đến nơi đông người và khu vực ô nhiễm. 
  • Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa các tác nhân ô nhiễm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Hẹn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng, kích ứng như thuốc tẩy, xà phòng, thú nuôi,…
a sung lien cau
Tăng cường bổ sung các chất chống viêm để điều trị bệnh hiệu quả hơn

Những địa chỉ chữa á sừng tốt

Ở đâu chữa á sừng liên cầu tốt là thắc mắc của không ít bệnh nhân hiện nay. Dưới đây là một số địa chỉ bệnh viện, trung tâm y tế uy tín đã được chúng tôi tổng hợp lại để bạn đọc có thể tham khảo thêm:  

Bệnh viện Da liễu Trung Ương chữa bệnh á sừng 

Có thể nói đây là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực chữa bệnh da liễu được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn hiện nay. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị cho các bệnh nhân. 

  • Địa chỉ bệnh viện Da liễu Trung Ương ở: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 
  • Giờ làm việc: 7h – 12h và 13h30 – 18h30.

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Thu Cúc là một trong những bệnh viện ngoài công lập được đánh giá cao về chất lượng của các dịch vụ khám chữa bệnh. Đơn vị chủ yếu sử dụng công nghệ cao từ Hàn Quốc, Singapore nên rất uy tín trong khám chữa da liễu. Hơn thế nữa với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Thu Cúc đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân á sừng liên cầu.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 286, đường Thụy Khuê, Tây Hồ.

Á sừng liên cầu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Căn bệnh này còn là rào cản về mặt tâm lý khiến người bệnh mặc cảm, tự ti.Do vậy mọi người cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để kịp thời nhận biết và tìm cách xử lý. 

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Bệnh á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có nhiều người mắc phải hiện nay tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý không gây nguy hiểm…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh ngoài da, tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vậy vảy nến có tự khỏi không, cách điều trị như thế…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Bình luận (26)

  1. Phạm Thị Mai Linh says: Trả lời

    Mình nghe nói trong TP.HCM cũng có chi nhánh miền Nam của Nhất Nam Y Viện mà bạn, sao lại không có cơ hội đến tận nơi khám mà phải khám onl ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *