Vảy nến thể mảng

Vảy nến thể mảng là tình trạng viêm da cơ địa có tính chất kéo dài dai dẳng và có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc theo chu kỳ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ để lại không ít ảnh hưởng đến ngoại hình và cuộc sống hàng ngày. Mọi người cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để có thể tìm biện pháp xử lý kịp thời.

Vảy nến thể mảng là gì?

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – Chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu, vảy nến thể mảng là một hình thức của bệnh vảy nến. Có khoảng 80 đến 90% trường hợp bệnh nhân trải qua giai đoạn này. Khi mắc bệnh, da sẽ có những mảng vảy màu trắng bạc phủ lên mảng da màu đỏ. Thường những tổn thương này sẽ xuất hiện ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, lưng với kích cỡ như đồng xu đến lòng bàn tay. 

vay nen the mang
Vảy nến thể mảng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Các tổn thương này chính là hệ quả của quá trình tăng sinh tế bào thượng bì, tăng giãn phân dẫn đến hiện tượng rút ngắn chu chuyển tế bào còn 2 đến 4 ngày. Sự tăng sinh quá mức của lớp sừng sẽ dẫn đến triệu chứng da đỏ, viêm và bong nhiều vảy trắng hơn. 

Bệnh lý có tính chất kéo dài dai dẳng nhưng lành tính, không quá nguy hại. Thường những người trong độ tuổi từ 10 đến 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao, tỷ lệ nam nữ nhiễm bệnh tương đối đồng đều. 

Biểu hiện của vảy nến thể mảng

Tổn thương của vảy nến mảng khá điển hình, bạn có thể nhận diện bằng mắt thường thông qua những triệu chứng sau: 

  • Trên da xuất hiện những đám đỏ có đường kính từ 5cm trở lên. 
  • Những tổn thương trên da có giới hạn rõ ràng, nổi cộm hơn các thể bệnh khác. 
  • Bề mặt da có những mảng vảy trắng bong tróc mạnh. 
  • Tổn thương của bệnh thể mảng thường khu trú tại khuỷu tay, lưng, ngực, xương cùng, mặt trước cẳng chân và đầu gối. 
  • Tổn thương xuất hiện ở ngực có thể lan rộng thành mảng lớn. 
  • Có 20 đến 40% trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tăng thân nhiệt, da đổi mồ hôi khi bị vảy nến thể mảng. 
  • Triệu chứng bệnh có thể giảm hoặc tăng theo giai đoạn phát triển của bệnh. 

[mrec_form id=”39991″]

Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, vảy nến thể mảng hình thành di truyền gen dưới tác động của các yếu tố khởi động. Những tác động này sẽ kích thích gen gây bệnh trên nhiễm sắc thể 6, hoạt hóa tế bào lympo T dẫn đến sự bất thường trong quá trình miễn dịch, tăng sinh tế bào thượng bì. 

vay nen the mang
Tăng sinh tế bào thượng bì là nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến

Tổn thương lâm sàng thực chất là do sự tăng sản tế bào sừng. Thông thường, một chu chuyển tế bào thượng bì sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 ngày. Riêng đối với người bị vảy nến thì chỉ kéo dài trong 2 đến 4 ngày gây hiện tượng da viêm đỏ, thâm nhiễm, cứng cộm, bong nhiều vảy trắng. 

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác kích thích gây bệnh như: 

  • Yếu tố di truyền ở những người mang nhiễm sắc thể số 6. 
  • Căng thẳng dây thần kinh kích thích bệnh khởi phát mạnh. 
  • Do sự chấn thương cơ học vật lý như đè nén, chấn thương, ma sát,…đã kích thích gen gây bệnh, chuyển hóa tế bào gây viêm, thúc đẩy thành phần trung gian làm tăng sinh tế bào sừng. 
  • Viêm nhiễm do liên cầu khuẩn và virus ARN có men sao mã ngược tham gia vào quá trình phát sinh và giai đoạn phát triển của bệnh vảy nến. 
  • Rối loạn chuyển hóa da ở những người mắc bệnh đã thúc đẩy hoạt động tổng hợp ADN lớp đáy, kích thích phân gián và tăng sinh tế bào thượng bì. 
  • Bên cạnh đó có có một số yếu tố khác như rối loạn chuyển hóa đường đạm, suy giảm hệ miễn dịch, thể trạng suy nhược,…

Vảy nến thể mảng có lây không? Có gây nguy hiểm không?

Vảy nến thể mảng không phải bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra nên mọi người có thể yên tâm sẽ không bị lây nhiễm từ người sang người. 

Các triệu chứng bệnh chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan mà phải tìm cách xử lý trước khi có biến chứng xuất hiện. 

Nếu không điều trị vảy nến thể mảng có thể để lại các biến chứng như: 

  • Biến chứng suy giảm chức năng lọc cầu thận, tăng nguy cơ suy thận
  • Biến chứng rối loạn chuyển hóa và thay đổi nội tiết tố cơ thể. 
  • Biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người bệnh. 
  • Biến chứng về mắt như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, ảnh hưởng về mặt thị lực,…
  • Gây cản trở về mặt tâm lý khiến bệnh nhân mặc cảm, ngại giao tiếp, xấu hổ, ngại tiếp xúc với những người xung quanh.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng

Do hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị vảy nến thể mảng nên các biện pháp hiện tại chỉ có thể cải thiện triệu chứng, hạn chế nguy cơ biến chứng và số lần tái phát. Các phương pháp chữa bệnh hiện đang được áp dụng bao gồm: 

Điều trị vảy nến theo phương pháp Tây y

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân để chỉ định đơn thuốc sao cho phù hợp. Nếu dùng thuốc chữa trị không có hiệu quả có thể cân nhắc sang liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh. 

vay nen the mang
Điều trị vảy nến bằng thuốc tân dược dạng uống theo sự chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc thường được dùng để chữa vảy nến thể mảng bao gồm có: 

  • Thuốc bôi như corticosteroid, vitamin A, D,…dùng để giảm viêm, giảm sự phát triển của các tế bào da. 
  • Thuốc dạng uống như acitretin, methotrexate,…sử dụng trong những trường hợp bị vảy nến nghiêm trọng. Loại thuốc này sẽ ức chế, cải thiện hoạt động hệ miễn dịch cơ thể, làm chậm sự phát triển của các tế bào da. 
  • Thuốc sinh hoạt tác động lên hệ miễn dịch cơ thể người bệnh làm giảm viêm, cản trở quá trình tăng sinh của tế bào. Loại thuốc này chỉ được cân nhắc sử dụng trong trường hợp bị vảy nến từ mảng vừa đến nặng. 

Khi dùng thuốc Tây trị vảy nến bạn cần chú ý đến liều lượng bởi nếu dùng sai có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như giãn tĩnh mạch dưới da, teo da, viêm da, mỏng da. Những loại thuốc uống có thể ảnh hưởng đến chức năng gan thận,….

Với liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) có thể dùng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để cải thiện triệu chứng ngoài da. Phương pháp này sẽ áp dụng cho các tổn thương kích thước lớn, lan rộng nhiều vùng trên cơ thể. 

Các liệu pháp hiện đang được áp dụng trong điều trị vảy nến đó là PUVA, ánh sáng mặt trời tự nhiên và laser. Hiệu quả của phương pháp này tốt nhưng không cao, triệu chứng có thể tái phát bất cứ khi nào. 

Mẹo chữa vảy nến thể mảng tại nhà

Các mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà có tác dụng tốt không kém gì thuốc tân dược. Bệnh nhân có thể tham khảo một vài mẹo điều trị dưới đây của chúng tôi để thực hiện ngay tại nhà. 

  • Chữa vảy nến mảng bằng trầu không: Làm sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nấu cùng vài lít nước trong 15 phút sau đó dùng ngâm rửa vùng da cần điều trị. Bã trầu có thể dùng để chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Chữa vảy nến mảng bằng nha đam: Hãy lấy phần gel trong nha đam để thoa trực tiếp lên vùng da bệnh trong nhiều ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy triệu chứng được thuyên giảm trông thấy. 

Lưu ý, với phương pháp điều trị này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng mới bộc phát. Tuyệt đối không áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, diện tích tổn thương da lớn, có vết thương hở hoặc nhiễm trùng,…

Cách chăm sóc khi bị vảy nến

Do tính chất của bệnh có thể tái phát nên người bệnh rất có thể phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Để hạn chế nguy cơ tái phát hãy chú ý đến một số vấn đề sau đây: 

vay nen the mang
Rau xanh rất cần thiết với người đang bị bệnh da liễu

Bị vảy nến nên ăn gì? 

  • Bổ sung rau xanh để tăng cường chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết. 
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 tốt cho hệ tim mạch, chống viêm chống lão hóa. 
  • Uống nhiều nước lọc để cân bằng độ ẩm cho da. 
  • Bổ sung thực phẩm nhiều kẽm để hỗ trợ điều trị bệnh về da. 
  • Sử dụng trà xanh để tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, chống lão hóa, điều trị ung thư. 
  • Nên ăn nhiều trái cây đặc biệt là bơ để cung thêm vitamin cho da. 

Bị vảy nến nên kiêng ăn gì? 

  • Người bệnh cần tránh ăn gia vị cay nóng. 
  • Không ăn trứng khi đang bị bệnh da liễu. 
  • Tránh tiêu thụ đồ ngọt, đồ nhiều đường bởi chúng không tốt cho sức khỏe. 
  • Không ăn thức ăn nhanh, chất béo và nội tạng động vật. 
  • Tránh ăn hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. 
  • Kiêng rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh vảy nến thể mảng. 
  • Các loại thịt đỏ không tốt đối với bệnh nhân đang bị vảy nến thể mảng. 

Ngoài vấn đề ăn uống, trong quá trình sinh hoạt bạn nên chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Dùng thuốc chữa vảy nến theo sự chỉ định của bác sĩ. 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao, kiểm soát cân nặng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Chăm sóc da bằng các sản phẩm tự nhiên vừa tăng độ ẩm tự nhiên, giúp da dịu nhẹ và cân bằng độ đàn hội. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại vì chúng có thể khiến tổn thương da càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng từ vi khuẩn, ký sinh trùng. 
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Hạn chế cảm xúc tiêu cực, tránh căng thẳng, lo âu vì không tốt cho sức khỏe và việc phòng bệnh. 

[pr_middle_post]

Dù chưa có thuốc đặc trị vảy nến thể mảng nhưng bệnh vẫn có thể kiểm soát được bằng nhiều phương pháp khác nhau kết hợp chế độ chăm sóc và lối sống khoa học. Nếu bạn có biểu hiện ngoài da bất thường hãy đi khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị. 

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc của bệnh nhân là bị vảy nến có…

Xem chi tiết

Vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng nó có thể gây khó chịu cho trẻ, thậm chí còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh vảy nến ở…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết