Vảy nến đồng tiền
Vảy nến đồng tiền là một dạng của viêm da cơ địa mang đến sự bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày, nhất là về mặt thẩm mỹ. Làm thế nào để nhận biết triệu chứng bệnh, xử lý chúng ra sao để có thể phòng ngừa phần nội dung dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn.
Vảy nến đồng tiền là bệnh gì?
Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị, vảy nến đồng tiền là một dạng của bệnh vảy nến gây những tổn thương đặc trưng là mảng da màu đỏ có kích thước từ 1 đến 4cm như đồng xu.

Các tổn thương này gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ khiến bệnh nhân ngại giao tiếp do sự rào cản về mặt tâm lý. Nếu tác động cào gãi có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thể bệnh vảy nến này thường xuất hiện ở những bệnh nhân nam trong độ tuổi từ 55 đến 65, nữ giới cũng có thể mắc bệnh và thường là trong giai đoạn thanh thiếu niên.
Biểu hiện khi bị vảy nến đồng tiền
Vảy nến đồng tiền có những triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết như:
- Các tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở cánh tay, chân, mặt, đầu gối và xương cùng.
- Hình dáng tổn thương có dạng đồng xu với kích cỡ dao động từ 1 đến 4cm, thậm chí có thể lớn hơn.
- Bề mặt da tổn thương xuất đốm đỏ có xu hướng dày sừng, chuyển dần sang màu trắng bạc, hơi hồng và tróc vảy.
- Vị trí tổn thương thường tập trung theo từng đám, có thể đếm được, số lượng có thể giao động từ vài đám đến hàng chục.
- Màu sắc tổn thương đa phần là nâu, hồng hoặc đỏ.
- Bệnh nhân có cảm giác ngứa, bỏng rát theo mức độ, cơn ngứa thường bộc phát dữ dội về đêm gây mất ngủ.
- Vùng da bị tổn thương có thể tiết chất lỏng sau đó đóng thành vảy với nguy cơ nhiễm trùng cao.
[mrec_form id=”39991″]
Nguyên nhân gây vảy nến đồng tiền
Nguyên nhân gây vảy nến đồng tiền hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, các nhà khoa học chỉ có thể kết luận bệnh có liên quan đến gen di truyền và hệ miễn dịch cơ thể.

Nếu bệnh di truyền do gen có thể chiếm tỷ lệ từ 10 đến 30%. Trường hợp gen trội thì tỉ lệ mắc bệnh có thể lên đến 60%. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc vảy nến đồng tiền có thể kể đến như: Stress, căng thẳng, do môi trường kích thích, do tác dụng phụ của thuốc, do nhiễm trùng da, sự thay đổi của nhiệt độ,…
Phương pháp chẩn đoán vảy nến đồng tiền
Muốn xác định chính xác thể bệnh để điều trị bác sĩ cần phải khám lâm sàng kết hợp thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để có thể đưa ra phương án xử lý đúng cách:
- Xét nghiệm sinh thiết da.
- Xét nghiệm nuôi cấy nấm và các vi khuẩn da liễu.
- Xét nghiệm dị ứng xác định bệnh vảy nến.
- Xét nghiệm máu kiểm tra bệnh.
Bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm da khác để tránh trường hợp kết luận sai do tổn thương của vảy nến đồng tiền có thể gây nhầm lẫn với các thể bệnh khác.
Cách điều trị vảy nến thể đồng tiền
Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn vảy nến thể đồng tiền nên bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để cải thiện triệu chứng. Cụ thể như sau:
Tây y chữa vảy nến đồng tiền
Đa phần các trường hợp mắc bệnh bác sĩ đều chỉ định dùng thuốc tân dược để điều trị. Ưu điểm của thuốc Tây là mang đến hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi khi dùng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.

Nếu điều trị vảy nến tại chỗ bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau đây:
- Thuốc giúp bong sừng bạt vảy.
- Thuốc khử oxy Goudron.
- Thuốc anthralin ức chế hoạt động của các enzym.
- Thuốc có chứa corticoid bôi ngoài da bị vảy nến.
- Dẫn xuất vitamin D cho những bệnh nhân vảy nến đồng tiền.
Trường hợp bệnh nhân bị vảy nến toàn thân, diện rộng, mức độ nặng bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại như sau:
- Thuốc có chứa corticoid dùng ở dạng uống hoặc tiêm.
- Retinoid giúp làm chậm tăng tế bào biểu bì da, ngăn ngừa nhiễm trùng có vị trí tổn thương.
- Methotrexate ức chế miễn dịch, quá trình sinh trưởng của tế bào, làm chậm tốc độ tạo sừng của bệnh.
- Cyclosporin A ức chế hệ miễn dịch, giảm hoạt hóa tế bào lympo T, ngăn chặn quá trình tăng sản của tế bào thượng bì, ức chế viêm.
- Kháng sinh và thuốc chống nấm dùng cho những bệnh nhân bị vảy nến do nhiễm trùng, nhiễm nấm.
- Kháng sinh tổng hợp để bệnh nhân giảm ngứa và hiện tượng kích ứng da toàn thân.
- Một số loại vitamin A và C.
Khi dùng thuốc Tây y điều trị vảy nến người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Đối với thuốc bôi tại chỗ cần sử dụng một lượng nhỏ, không lạm dụng bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm da, teo da, mỏng da, tăng nguy cơ bị ung thư.
- Thuốc bôi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 4 tuần, không sử dụng kéo dài.
- Thuốc uống, tiêm chỉ sử dụng cho những người bị vảy nến mức độ vừa đến nghiêm trọng. Nếu lạm dụng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn chức năng gan, thận, ung thư,…
- Phụ nữ đang có thai, người cho con bú, trẻ nhỏ và người suy giảm hệ miễn dịch cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
Bên cạnh biện pháp điều trị dùng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một trong hai phương pháp dưới đây để chữa vảy nến đồng tiền:
- Phương pháp sinh học.
- Quang trị liệu chữa vảy nến đồng tiền.
Mẹo chữa bệnh vảy nến tại nhà
Nếu biết cách sử dụng thảo dược tự nhiên đúng cách người bệnh có thể đẩy lùi triệu chứng vảy nến ngay tại nhà mà không cần can thiệp y tế. Dưới đây là một vài mẹo chữa bệnh đơn giản để bạn tham khảo áp dụng:

Mẹo chữa vảy nến bằng lô hội
Nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vùng da bị kích ứng, sát trùng, giảm viêm, kích thích sự tái tạo tế bào mới ở vùng da bị tổn thương. Cách dùng nguyên liệu này để chữa bệnh tại nhà như sau:
- Chuẩn bị 1 lá lô hội tươi bỏ phần vỏ, lấy ruột bên trong để xay nhuyễn.
- Thoa hỗn hợp lên da bị vảy nến, lưu lại 20 phút rồi làm sạch với nước mát. Thực hiện ngày 3 đến 4 lần bạn sẽ thấy da có sự thay đổi.
Mẹo chữa vảy nến đồng tiền bằng lá trầu không
Trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên nên được dùng nhiều để chữa vảy nến tại nhà. Bài thuốc từ nguyên liệu này thực hiện khá đơn giản chỉ với vài bước như sau:
- Chuẩn bị 5 lá trầu bánh tẻ và 1 nắm rau răm làm sạch rồi cho vào nồi để nấu cùng 1,5 lít nước trong 10 phút.
- Tắt bếp đợi hỗn hợp nguội rồi cho muối vào khuấy tan rồi dùng để tắm, ngâm rửa hoặc gội đầu nếu bị vảy nến da đầu.
Mẹo chữa vảy nến bằng lá lốt tại nhà
Lá lốt có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, kích thích lưu thông máu để nuôi dưỡng làn da bệnh nhanh được hồi phục. Nếu có sẵn nguyên liệu này trong nhà bạn hãy tận dụng để điều trị vảy nến như sau:
- Chuẩn bị 10 lá lốt tươi cả phần thân làm sạch, cắt thành khúc rồi cho vào nồi nấu cùng 2 đến 3 lít nước.
- Sử dụng nước để tắm, vệ sinh vùng da bệnh trong thời gian từ 1 đến 2 lần trong ngày là được. Khi tắm có thể dùng lá chà xát nhẹ lên chỗ bị vảy nến để kích thích mảng vảy bong tróc ra ngoài, không làm tổn thương da.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến
Ngoài việc thực hiện các bước điều trị theo sự chỉ định nghiêm ngặt, người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề như sau:
- Chú ý vệ sinh da thường xuyên bằng nước sạch và các sản phẩm vệ sinh da an toàn, không có chứa thành phần chất tẩy rửa mạnh.
- Uống thuốc điều trị bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về uống hay ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất nên dùng sau khi tắm.
- Khi ra ngoài chủ động bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời.
- Không chà xát, cào gãi lên da bởi có thể khiến vùng da bị tổn thương càng nghiêm trọng hơn hơn.
- Sử dụng nước ấm để tắm, không nên tắm nước quá nóng. Tránh tắm quá 20 phút và dùng khăn để lau khô người sau khi tắm.
- Trong phòng nên có máy tạo độ ẩm nếu dùng điều hòa và thiếu bị sưởi.
- Quần áo mặc nên chọn loại may từ chất vải mềm, kích cỡ rộng để tránh hoạt động chà xát khiến vùng da bệnh toornt hương.
- Thư giãn, điều hòa cảm xúc sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
- Mỗi ngày nên luyện tập thể thao, dành khoảng 10 phút để tắm nắng trong khung giờ từ 7 đến 9h để da khỏe mạnh hơn.
- Trong chế độ dinh dưỡng nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3 và kẽm. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống có đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nên uống nhiều nước để tăng cường chức năng thải độc và cân bằng độ ẩm da.
- Tránh xa các loại thực phẩm và tác nhân dễ gây dị ứng da như thuốc lá, bia rượu, lông động vật,…
Vảy nến đồng tiền giống với các thể bệnh vảy nến khác hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị. Người bệnh hãy áp dụng các biện pháp trên đây để kiểm soát triệu chứng, hạn chế tình trạng tái phát. Nếu có biểu hiện lạ hoặc vấn đề bất thường khi đang điều trị hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được xử lý.