Viêm Amidan Có Mủ Ở Người Lớn
Viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng viêm amidan nặng, kèm theo các hốc mủ trắng tại chỗ viêm. Đây là triệu chứng viêm amidan rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khiến người bệnh có nhiều nguy cơ bị biến chứng. Vậy amidan có mủ là gì, các nguyên nhân và dấu hiệu bệnh ra sao?
Tổng quan tình trạng viêm amidan có mủ ở người lớn
Amidan có vị trí nằm phía sau thành họng, là cầu nối giữa đường thở và đường tiêu hóa. Đây là bộ phận khá quan trọng trong hệ miễn dịch, được coi là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về đường hô hấp và tác nhân gây hại xâm nhập từ môi trường bên ngoài.
Chính vì thế, amidan là cơ quan dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus nhất. Khi amidan bị kích thích sẽ gây ra viêm. Ngoài ra, khi ăn uống hàng ngày sẽ dẫn tới tiếp xúc gây cọ xát và tích tụ thức ăn tại các hốc amidan dẫn tới hình thành mủ.
Viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng mãn tính, việc điều trị sẽ phức tạp hơn so với đợt viêm amidan cấp tính.
Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ ở người lớn
Viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng viêm amidan diễn tiến nặng. Hầu hết tình trạng viêm amidan đều xuất phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus đường hô hấp. Các nguyên nhân chính gây viêm amidan có mủ là:
- Do viêm amidan kéo dài: Khi các đợt viêm amidan cấp tính kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh trở nặng hơn khiến vi khuẩn tấn công vào các hốc amidan kín hình thành mủ.
- Do cấu tạo của amidan có nhiều hốc và các khe rãnh tạo điều kiện lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh hình thành và phát triển.
- Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào thời điểm giao mùa có nhiều nguy cơ bị viêm amidan.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất công nghiệp là nguy cơ khiến người bệnh bị viêm amidan có mủ.
- Một số bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị triệt để có thể khiến vi khuẩn tấn công amidan gây sưng, viêm.
- Ngoài ra, do chế độ ăn uống và yếu tố vệ sinh cũng tác động đến nguy cơ bị viêm amidan ở người lớn.
Các triệu chứng
Việc điều trị viêm amidan có mủ có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm bệnh lý. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng điển hình sau đây:
- Triệu chứng đau ngứa họng: Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau và ngứa họng, có cảm giác muốn khạc nhổ, ho.
- Amidan bị sưng to, có mủ trắng: Đây là triệu chứng bệnh điển hình nhất, có thể quan sát bằng mắt thường khi há miệng. Người bệnh có thể quan sát được cả ổ mủ do viêm khi thấy các vết lấm tấm trắng.
- Xuất tiết đường mũi họng: Khi bị viêm amidan có mủ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng xuất tiết qua đường họng, đặc trưng là chảy nước mũi, ho có đờm.
- Có triệu chứng nghẹn họng, khó nuốt do amidan bị sưng to gây cản trở đường họng.
- Khi bị viêm amidan mủ tức là người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng, có thể gặp phải tình trạng sốt, mệt mỏi.
- Người bệnh bị khàn tiếng do sưng đau amidan kéo dài và hơi thở có mùi khó chịu.
NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA NGAY
Các biến chứng khi bị viêm amidan có mủ
Viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, được xếp vào thể viêm amidan mãn tính. Người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm khi mắc phải tình trạng này như sau:
- Các biến chứng tại họng: Khi khối amidan bị sưng to có thể gây chèn ép ở cổ họng, khiến người bệnh ăn uống khó khăn và thường xuyên bị sặc hoặc nghẹn. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh, khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể.
- Có thể gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm xoang, viêm mũi hoặc viêm tai giữa…
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải biến chứng ngưng thở khi ngủ, biến chứng tại thận, tim và khớp.
Như vậy, viêm amidan có mủ là bệnh lý rất nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời và dứt điểm.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương
- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII
- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông
- Hơn 40 năm kinh nghiệm
Cách điều trị
Việc điều trị amidan có mủ ở người lớn cần được thực hiện sớm và điều trị tích cực. Khi điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị. Người bệnh cần đến bệnh viện để được tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc
Khi bị viêm amidan và hình thành mủ tức là người bệnh bị nhiễm khuẩn tương đối nặng. Do đó, sử dụng thuốc điều trị là phương pháp tối ưu, đem lại hiệu quả rất tốt. Các nhóm thuốc có thể được chỉ định điều trị bệnh là:Nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc chính, giúp loại bỏ các ổ viêm và ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh từ đó điều trị hiệu quả tình trạng sưng amidan. Khi người bệnh xuất hiện mủ tại các hốc amidan, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh hoạt lực mạnh, liều cao để điều trị.Việc sử dụng kháng sinh rất quan trọng, người bệnh cần phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng sinh thường dùng là nhóm kháng sinh Macrolid bao gồm Erythromycin hoặc Clarithromycin. Người bệnh cần dùng kháng sinh đúng liều lượng, không được tự ý dừng sử dụng thuốc hoặc thay đổi thuốc.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê đơn một số nhóm thuốc điều trị như sau:
- Nhóm thuốc kháng viêm dạng uống hoặc dạng tiêm tùy vào mức độ bệnh.
- Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau giúp cải thiện các triệu chứng sốt và đau họng ở người bệnh.
- Nhóm thuốc chống phù nề để ngăn ngừa tình trạng sưng đau, tấy đỏ amidan.
- Nhóm thuốc giảm ho, long đờm để cải thiện các biểu hiện ho dẫn tới ngứa rát cổ họng.
Cắt amidan
Cắt amidan là thủ thuật cắt bỏ amidan được áp dụng rất nhiều trong điều trị viêm amidan. Đối với tình trạng viêm amidan có mủ ở người lớn, việc can thiệp ngoại khoa cắt bỏ amidan có thể điều trị dứt điểm, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.Đây là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện ở người lớn và ít gây biến chứng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Người bệnh bị viêm amidan mủ kéo dài, tái phát nhiều lần.
- Việc điều trị nội khoa bằng thuốc không đem lại kết quả.
- Viêm amidan dẫn tới chèn ép cơ quan khác và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu lây lan sang cơ quan khác và có nguy cơ biến chứng.
Người bệnh cần lựa chọn cắt bỏ amidan ở các bệnh viện có uy tín và có chế độ chăm sóc sau phẫu thuật.
Tìm hiểu chi tiết:
- Có nên cắt amidan không? Khi nào cần cắt?
- Chuyên gia gợi ý giải pháp trị dứt viêm amidan không cần cắt
Mẹo dân gian trị viêm amidan có mủ ở người lớn
Các mẹo dân gian tại nhà hầu như được sử dụng để điều trị viêm amidan ở thể nhẹ, bệnh chưa diễn tiến nặng. Do đó, người bệnh khi bị viêm amidan có mủ không nên áp dụng các phương pháp này mà chỉ nên sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, kết hợp với các phương pháp điều trị tích cực. Các biện pháp chữa viêm amidan hốc mủ theo dân gian có thể kể đến là:
- Súc miệng nước muối: Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Nên ngậm nước trong miệng và họng sau đó nhổ ra từ từ, không khạc nhổ mạnh gây tổn thương họng.
- Sử dụng lá húng chanh: Chuẩn bị lá húng chanh và đường phèn, sơ chế và chưng cách thủy trong vòng 15 phút để sử dụng giúp giảm sưng, đau.
- Trị ho với mật ong và lá xương sông: Rửa sạch lá xương sông, để ráo nước và thái nhỏ. Cho vào bát cùng mật ong sau đó chưng cách thủy 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm để giảm các triệu chứng bệnh.
Cách phòng ngừa viêm amidan có mủ
Viêm amidan có mủ là tình trạng mãn tính, bệnh diễn tiến sau các đợt viêm amidan cấp. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh cần thực hiện những điều sau:
- Khi có các triệu chứng bệnh, cần thăm khám bác sĩ và tiến hành điều trị triệt để, tránh để bệnh tái phát.
- Sau khi điều trị viêm amidan cấp, cần tái khám thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng có mủ.
- Giữ ấm cơ thể ở vùng cổ khi thay đổi thời tiết.
- Cần hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải làm việc tại đây, cần có đồ bảo hộ kỹ càng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và hàng ngày, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng.
- Điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng chỉ định và không được tự ý thay đổi thuốc.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng mãn tính, khó điều trị và cần điều trị trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì, thực hiện việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám thường xuyên để có thể cải thiện bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!