Viêm VA cấp

Viêm VA cấp là một dạng bệnh lý hô hấp nhẹ rất phổ biến, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối cũng không được chủ quan. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về viêm VA ai cũng cần nắm vững.

Viêm VA có mấy cấp độ? Viêm VA cấp là gì?

Viêm VA là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực tổ chức lympho sau phía sau vòm miệng. Viêm VA được chia làm 4 cấp độ:

  • Viêm VA cấp độ 1: Mức che lấp cửa mũi sau chiếm 25%
  • Viêm VA cấp độ 2: Mức che lấp cửa mũi sau chiếm 50%
  • Viêm VA cấp độ 3: Mức che lấp cửa mũi sau chiếm 75%
  • Viêm VA cấp độ 4: Mức che lấp cửa mũi sau chiếm trên 75%

Thông thường viêm VA chỉ xảy ra ở mức độ cấp tính, tức là tình trạng viêm, xuất tiết hoặc có mủ ở amidan Luschka, bệnh sẽ tự động thuyên giảm sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất phải kể đến trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, trẻ cũng không thể chủ động phòng ngừa bệnh nên rất dễ mắc bệnh và lây từ trẻ này sang trẻ khác.

viem va cap
Viêm VA cấp thường gặp nhất ở đối tượng trẻ dưới 6 tuổi

Nguyên nhân gây viêm VA cấp tính

Tương tự như các bệnh lý Tai mũi họng khác, viêm VA là do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu hoặc “không đề phòng”. Các nhóm vi sinh vật được xác định là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm VA mũi họng là:

  • Vi khuẩn: tụ cầu vàng, vi khuẩn Haemophilus, liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A.
  • Virus: Rhinovirus, Adenovirus, Myxovirus,…

Nguyên nhân khiến các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào cơ thể là do những thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người như:

  • Không giữ ấm cơ thể: Khi chuyển sang mùa đông là thời điểm cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh do vẫn giữ các thói quen như không giữ ấm cơ thể hay uống đồ quá lạnh. Nhiễm lạnh gây viêm họng, là cơ hội tốt để các nhóm vi khuẩn gây hại tấn công vào vùng tổ chức lympho.
  • Không bịt khẩu trang khi tiếp xúc môi trường ô nhiễm: Môi trường là một trong những tác nhân chính của sự lây lan virus, vi khuẩn. Môi trường ô nhiễm khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, liên tục tấn công con người nếu không được bảo vệ. Thói quen không bịt khẩu trang khi đi ra ngoài khiến vi khuẩn dễ dàng thông qua đường thở và xâm nhập vào bên trong.
  • Trẻ nhỏ có thói quen ngoáy mũi: Đường mũi rất dễ nhiễm khuẩn do trẻ hiếu động chạm tay vào nhiều vật thể rồi ngoáy mũi. Hành động này vô tình dẫn truyền và đưa vi khuẩn vào trong. Cũng bởi vậy mà đối tượng trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người lớn.
  • Do các bệnh lý Tai mũi họng liên quan: Nếu người bệnh đã hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng nhưng không được chữa trị tận gốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm VA cấp. Bởi các vi khuẩn đã có sẵn tại các ổ viêm sẽ tấn công VA và gây viêm nhiễm.
viem va cap
Những thói quen xấu khiến bệnh lý mũi họng dễ bùng phát

Biểu hiện của viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp tính thường đi kèm với các triệu chứng như:

  • Sốt cao: Thường xuất hiện ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh, trẻ nhỏ có thể sốt rất cao, lên đến 39 – 40 độ.
  • Nghẹt mũi: Khu vực tổ chức lympho VA sẽ che lấp cửa sau mũi nên bệnh nhân viêm VA cấp sẽ có triệu chứng nghẹt mũi kéo dài. Tình trạng có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên. Nghẹt mũi khiến trẻ nhỏ phải thở bằng miệng, thở khó, thường xuyên sụt sịt,… Trẻ đang bú sẽ bỏ bú vì việc nuốt gặp khó khăn.
  • Chảy nước mũi: Dịch nước mũi của bệnh nhân viêm VA cấp sẽ có màu trong suốt và dần chuyển trắng đục. Nếu bệnh kéo dài trong nhiều ngày, nước mũi sẽ có màu vàng, xanh.
  • Ho: Dịch nước mũi sẽ chảy xuống vùng cổ họng và dẫn đến viêm họng, gây ho. Thường sau 1 – 2 ngày bị chảy nước mũi thì người bệnh sẽ bị ho liên tục.
  • Trẻ nhỏ thường sẽ kèm theo các triệu chứng như bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể gầy gò mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa kéo dài,…

Chẩn đoán viêm VA cấp tính

Khi tiến hành thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng của viêm VA.

Dựa vào việc quan sát các triệu chứng bằng mắt thường, các bác sĩ sẽ phần nào đưa ra nhận định ban đầu về bệnh lý cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh nhân mắc viêm VA cấp thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Triệu chứng toàn thân: Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường sẽ bị sốt cao đột ngột kèm theo phản ứng co giật. Trẻ có độ tuổi lớn hơn sẽ bị sốt kèm co thắt thanh quản nhưng không quá nghiêm trọng như trẻ sơ sinh.
  • Triệu chứng cơ năng: Người bệnh có biểu hiện nghẹt mũi, thở bằng miệng, thở gấp, thở không đều; chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú,.. Ở người lớn còn có thể bị ù tai, suy giảm khả năng phản ứng với âm thanh.
  • Triệu chứng thực thể: Quan sát nhận thất hốc mũi chứa đầy mủ, dịch nhầy. Sau khi vệ sinh sạch hốc mũi có thể nhìn thấy khu vực VA cũng bị dịch nhầy bao phủ. Niêm mạc họng ửng đỏ, có lớp nhầy vàng trắng phủ lên trên Khám màng nhĩ tai nhận thấy màng nhĩ mất độ bóng, xám đục, hơi bị lõm vào. Cạnh góc hàm, ránh cảnh, sau cơ ức đòn chũm,… xuất hiện hạch.

Bác sĩ có thể tiến hành nội soi mũi sau hoặc cửa mũi sau và làm một số xét nghiệm công thức máu để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh.

viem va cap
Viêm VA có khá nhiều biểu hiện dễ dàng phân biệt

Điều trị viêm VA cấp

Ở trường hợp mắc viêm VA cấp, các bác sĩ sẽ chú trọng tập trung vào việc điều trị các triệu chứng và nâng cao thể trạng cho người bệnh. Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh vì có thể gây nhờn thuốc. Cụ thể:

Điều trị bằng Tây y

Ban đầu sẽ điều trị tương tự như với bệnh viêm mũi họng cấp, sử dụng hút mũi, rỏ mũi và thuốc sát trùng để làm sạch niêm mạc mũi. Thuốc sát trùng thường dùng là ephedrin 1% và argyron 1%.

Sử dụng khí dung mũi: corticoid và kháng sinh. Kháng sinh toàn thân chỉ được chỉ định trong những trường hợp bệnh nặng hoặc có tiên lượng biến chứng.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Viêm VA cấp tính không quá nguy hiểm nên có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị. Các mẹo dân gian thường rất lành tính, dùng hàng ngày mà không lo lắng về phản ứng phụ:

  • Dùng nghệ tươi: Rửa sạch, giã nhỏ, thêm một chút nước rồi cho lên bếp chưng cách thủy. Dùng nước nghệ uống 3 lần trong ngày. Trẻ nhỏ chỉ nên uống nửa thìa cafe mỗi lần.
  • Dùng lá trà xanh: Lá trà rửa sạch, cho vào nước đã đun sôi và hãm từ 15 – 20 phút. Chắt lấy nước trà uống, có thể thêm vào vài lát chanh để dễ uống hơn.
  • Dùng gừng tươi: Gừng rửa sạch, thái lát, cho vào cốc nước sôi nóng và đậy nắp hãm trong khoảng 10 phút. Hòa thêm 1 thìa mật ong và uống khi còn ấm.
viem va cap
Nước hãm trà xanh rất tốt để làm dịu cổ họng

Cách chăm sóc trẻ bị viêm VA cấp

Như đã biết, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm VA cấp tính hơn cả, Khi bị bệnh, trẻ thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, quấy khóc. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ tại gia cũng vô cùng quan trọng:

  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, giúp làm giảm sự viêm nhiễm. Tránh các loại quả có vị chua, chát vì rất dễ khiến cổ họng bị rát, gấy viêm mũi họng cấp ở trẻ em.
  • Ăn các loại đồ ăn giàu dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, bột mì, trứng gà, đậu phụ,…
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để kịp thời bổ sung những dưỡng chất thiếu hụt và khó lấy lại qua đường ăn uống.
  • Bé bị viêm VA cấp dễ bị mất nước nên cần cho trẻ uống nhiều nước hơn
  • Hạn chế cho quá nhiều gia vị vào đồ ăn của trẻ, đồ ăn quá mặn khiến cơ thể dễ bị viêm hơn, đồ ăn quá ngọt hoặc quá cay đề không tốt.
viem va cap
Các loại rau củ, trái cây là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ trong giai đoạn mắc viêm VA

Phòng ngừa viêm VA ở trẻ nhỏ và người lớn

Viêm VA không quá nguy hiểm và cũng không quá khó để điều trị. Tuy nhiên bệnh cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơ thể gặp nhiều vấn đề không thoải mái. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh là luôn luôn cần thiết, đặc biệt đối với trẻ nhỏ:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trong đó có hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về đường họng và viêm VA cấp tính. Người lớn được khuyến cáo uống 2 lít nước mỗi ngày, trẻ nhỏ sé tùy vào nhu cầu cơ thể. Nên sử dụng nước ấm là tốt nhất.
  • Ăn uống lành mạnh: Đồ ăn sẽ trực tiếp đi qua cổ họng, tiếp xúc với niêm mạc họng trước khi xuống dạ dày. Do vậy việc ăn uống sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về họng. Đồ ăn mềm giúp niêm mạc họng không phải chịu nhiều cọ xát gây tổn thương, đồ ăn ấm giúp làm dịu cổ họng,… Bên cạnh đó, những loại đồ ăn chứa nhiều vitamin, chất kháng viêm cũng cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
  • Vệ sinh không gian sống: Rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường ngay xung quanh chúng ta, thông qua đường thở để tấn công vùng họng và gây nên viêm VA cấp tính. Do vậy, việc vệ sinh, hút bụi, lọc không khí trong không gian sống sẽ giúp phòng bệnh tốt hơn.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Trước khi đi ngủ, sau khi ăn, sáng sớm ngủ dậy là những thời điểm cần đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng. Với đối tượng trẻ nhỏ chưa chủ động được trong việc này, các phụ huynh nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn.
  • Giữ ấm cổ họng: Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, cần chú ý giữ ấm cổ họng để tránh bị viêm họng. Bởi khi bị viêm họng, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công ra các vùng niêm mạc khác gây viêm VA, viêm amidan,…

Nếu chủ động trong phòng ngừa và phát hiện sớm, chúng ta sẽ không cần quá lo lắng về hiện tượng viêm VA cấp. Giao mùa là thời điểm các bệnh Tai mũi họng dễ bùng phát nhất, các bậc phụ huynh nên đặc biệt cần chú ý để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần và khiến trẻ chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Vậy viêm amidan ở trẻ…

Xem chi tiết

Cắt amidan giúp tránh tình trạng đau rát, sưng tấy và một số biến chứng do viêm amidan gây nên. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của một số người bệnh không đáp ứng được các…

Xem chi tiết

Amidan là gì? Được biết, amidan được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể. Amidan liên quan mật thiết với đường hô hấp của mỗi người. Bài viết hôm nay sẽ giúp…

Xem chi tiết

Cắt amidan bao lâu thì lành vốn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn đọc những giải đáp…

Xem chi tiết

Biến chứng viêm amidan là bệnh lý không thể xem nhẹ. Viêm amidan mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người bệnh. Trong khi đó, những biến chứng do viêm amidan gây ra…

Xem chi tiết

Cắt amidan giá bao nhiêu, nên cắt ở đâu tốt vốn là thắc mắc của phần lớn người bệnh viêm amidan. Phẫu thuật cắt amidan nên được thực hiện ở những cơ sở y tế…

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là tình trạng các triệu chứng của bệnh lý viêm amidan kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần trong năm khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi. Một trong…

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý đường hô hấp biểu hiện ở tình trạng sưng tấy amidan, đau rát họng, sốt và hôi miệng… Tình trạng này khiến người bệnh rất khó chịu và…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *