Nguy cơ gặp biến chứng sốc phản vệ do mề đay tái đi tái lại
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênMề đay vốn là bệnh lành tính. Tuy nhiên, tình trạng tái phát mề đay liên tục có thể dẫn đến biến chứng sốc phản vệ không thể xem thường. Tình trạng này có thể gây khó thở, hạ huyết áp, suy tim, thậm chí là tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Tăng nguy cơ gặp biến chứng sốc phản vệ khi mề đay tái phát liên tục
Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết: Sốc phản vệ, còn được gọi là sốc phản vệ dị ứng (anaphylactic shock), là phản ứng dị ứng cấp tính do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh mẽ với các dị nguyên và giải phóng một lượng lớn histamin, các hợp chất hoá học khác vào huyết quản.
Tình trạng này gây ra những biểu hiện như:
- Mệt mỏi và hoa mắt, khó thở, sưng mô mạch máu trong phổi gây suy hô hấp;
- Ngứa và phát ban trên da;
- Đau ngực và cảm giác khó chịu, co giật;
- Huyết áp giảm sút mạnh, làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan chủ chốt.
- Thay đổi nhịp tim và nhịp thở không đều.
- Chóng mặt và hoa mắt, mất ý thức.
Sốc phản vệ là một phản ứng miễn dịch nhanh chóng và nguy hiểm, có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả.
Mề đay tái lại nhiều lần sẽ khiến cơ chế phản ứng miễn dịch trong cơ thể được “làm quen” với các dị nguyên khi tiếp xúc nhiều lần. Cơ chế này được gọi là phản ứng dị ứng gia tăng (priming effect), trong đó cơ thể đã được “làm quen” với dị nguyên sau lần tiếp xúc đầu tiên. Lần tiếp theo cơ thể gặp lại, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và mạnh hơn, tạo ra một lượng lớn histamin và các hợp chất hoá học khác, gây ra các triệu chứng của mề đay như ngứa, phù và phản ứng dị ứng cơ thể.
Khi mề đay tái phát nhiều lần, hệ miễn dịch đã trở nên rối loạn và mất khả năng nhận biết chất “lạ – quen” đối với cơ thể. Lúc này, cơ thể trở nên mất kiểm soát hơn trong việc giải phóng histamin và các hợp chất dị ứng, dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ cao.
Chia sẻ về nguyên nhân khiến mề đay tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ Phương cho biết: “Hệ miễn dịch yếu và hoạt động rối loạn chính là căn nguyên chính gây nên mề đay. Một thực tế phản ánh rõ điều này là giai đoạn sau dịch Covid-19.
Sau khi mắc Covid-19 và hệ miễn dịch suy giảm, tỷ lệ mắc mề đay tăng nhanh chóng. Những người từng mắc bệnh trước đó bị tái phát với tần suất cao, mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh cơ chế dị ứng, một yếu tố khác khiến mề đay thường tái phát chính là cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố, trong khi đó cơ quan thải độc lại suy yếu”.
Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, cơ thể tiếp nhận nhiều chất độc hại từ không khí, thực phẩm, nước uống và các tác nhân ô nhiễm khác. Khi cơ thể không thể loại bỏ các độc tố, chúng sẽ tích tụ ngày càng nhiều và ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, thậm chí là gây độc ngược hệ cơ quan thải độc.
Nếu chức năng của các cơ quan giải độc như gan và thận suy yếu, cơ thể phải tăng đào thải độc tố ngoài da. Các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy chính là dấu hiệu cơ thể đang bài trừ độc tố.
Thêm một nguyên nhân khiến mề đay thường tái phát chính là người bệnh mắc sai lầm trong điều trị. Các loại thuốc tây (thuốc kháng histamin, thuốc bôi,…) chỉ xử lý được các triệu chứng trên bề mặt da. Trường hợp người bệnh lạm dụng các loại thuốc corticoid còn khiến cơ thể tích tụ độc tố nhiều hơn. Nếu sử dụng thuốc tây để điều trị, người bệnh phải đặc biệt bổ sung các dưỡng chất để cải thiện hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh lại không chú ý đến vấn đề này.
Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Các dấu hiệu quá mẫn sốc phản vệ cần lưu ý bao gồm hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, phù mạch, thở khò khè, thở rít, tím tái và ngất. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút và bệnh nhân có thể co giật, không đáp ứng, và tử vong. Trụy tim mạch có thể xảy ra mà không có triệu chứng hô hấp hoặc các triệu chứng khác.
Tôi từng gặp bệnh nhân phải đi cấp cứu gấp sau khi ăn một ít hải sản. Bệnh nhân này không có bệnh lý nền nhưng đã mắc bệnh trong nhiều năm, toàn trạng suy yếu. Cơ địa nhạy cảm và ngày càng phản ứng mạnh với thực phẩm kích thích dị ứng”.
Vì vậy, những người bị mề đay tái đi tái lại nhiều lần nên tập trung điều trị chuyên , không nên chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng mề đay mà cần chú trọng tới nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Kiểm soát tốt mề đay và cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ sốc phản vệ và đảm bảo sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay
Chuyên gia mách cách xử lý mề đay mãn tính tận gốc, ngăn ngừa biến chứng
Bác sĩ Lê Phương cho biết: Để chấm dứt nguy cơ gây biến chứng sốc phản vệ, người bệnh cần điều trị tận gốc bệnh mề đay mãn tính, trong đó chú trọng thải độc cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch.
Nguyên tắc trị tận gốc mề đay mãn tính, ngăn ngừa bệnh tái phát
Muốn trị dứt điểm mề đay cần chú ý loại bỏ các nguy cơ khiến bệnh tái đi tái lại. Bác sĩ Lê Phương cho biết, như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này bao gồm: sự tích tụ độc tố, sự suy giảm miễn dịch và các tác nhân gây dị ứng. Do đó, nguyên tắc điều trị cần đảm bảo:
- Tăng cường đào thải độc tố: Khi cơ thể thải độc hiệu quả qua gan và thận, tình trạng thải độc qua da sẽ được hạn chế. Quá trình “làm sạch cơ thể” cũng cân bằng nội môi, đảm bảo các phản ứng sinh lý tự nhiên diễn ra bình thường. Điều này cũng hạn chế hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch dẫn đến cơ chế dị ứng.
- Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng: Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các dị nguyên một cách đúng đắn, hạn chế nguy cơ hình thành dị ứng gây nổi mề đay. Mặt khác, hệ miễn dịch cũng có vai trò điều trị trong mề đay, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, sửa chữa các tổn thương.
- Tránh xa các chất gây dị ứng: Nếu người bệnh đã thực hiện test dị nguyên và tìm ra chất gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với dị nguyên. Trong trường hợp mề đay vô căn, người bệnh cũng nên tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng cơ địa như hải sản, rượu, thuốc lá,…
Trong điều trị mề đay mãn tính, y học cổ truyền là phương pháp có thế mạnh nổi trội. Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y để thanh thải độc tố trong cơ thể, cải thiện sức khỏe toàn trạng. Hơn nữa, thuốc đông y còn được bào chế từ thảo dược tự nhiên, phù hợp với cả những người bệnh có cơ địa đặc biệt nhạy cảm. Chẳng hạn như trẻ nhỏ, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh,…
Một giải pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo là bài thuốc mề đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang của Nhất Nam Y Viện. Đội ngũ chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện, đứng đầu là bác sĩ Lê Phương dành nhiều năm để nghiên cứu ra một bài thuốc đáp ứng tốt trong điều trị mề đay mãn tính, phù hợp với đa dạng đối tượng người bệnh. Phác đồ trị mề đay bằng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang giúp xử lý bệnh toàn diện theo ba giai đoạn: Điều trị triệu chứng – Điều trị căn nguyên – Điều trị dự phòng.
Phác đồ trị mề đay mãn tính an toàn, hiệu quả của Nhất Nam Y Viện
Phác đồ điều trị mề đay của Nhất Nam Y Viện tác động toàn diện và chuyên sâu giúp điều trị bệnh tận gốc, nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Đồng thời, phác đồ này được thiết kế mang tính cá nhân hóa, bám sát tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý, đảm bảo an toàn và tương thích tốt với cơ địa người bệnh.
Theo đó, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được xây dựng theo phác đồ điều trị 3 giai đoạn, tác động đồng thời để xử lý bệnh toàn diện, cùng lúc, nâng cao hiệu quả. Cụ thể:
- Giai đoạn điều trị triệu chứng:
Giai đoạn này tập trung cải thiện triệu chứng, giảm ngứa, mẩn đỏ nhanh chóng hạn chế phù nề da và cảm giác khó chịu trên da. Các bác sĩ sẽ ứng dụng nguyên tắc thanh nhiệt, giải độc, khu phong tán hàn, chống dị ứng trong YHCT để tăng cường tác động, điều trị tại chỗ. Thành phần bài thuốc sẽ kết hợp một số vị thuốc có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, thanh lọc, giảm tình trạng ngứa, đau rát, phù nề trên da như: Thuyền thoái, ngưu bàng tử, phù bình, đơn đỏ, kinh giới, diệp hạ châu,…
Từ 1 – 2 tuần đầu, người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng nặng hơn do tác dụng của công thuốc. Tuy nhiên, chúng sẽ nhanh chóng biến mất và cải thiện rõ rệt sau khoảng 1 tuần. Kết thúc giai đoạn điều trị này ( từ 1 – 1,5 tháng) người bệnh sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu, làn da bớt nhạy cảm và khỏe mạnh hơn.
- Giai đoạn điều trị căn nguyên:
Mục tiêu của giai đoạn này là loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Để làm được điều này, bác sĩ Lê Phương cho biết, nguyên tắc điều trị cần tập trung bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng của can thận. Bởi căn nguyên bệnh là do can huyết hư sinh phong, chức năng tạng can rối loạn gây ra phong ngứa. Bài thuốc kết hợp sử dụng nhiều vị thuốc bồi bồ gan thận, tăng cường chức năng của các cơ quan thải độc và nâng cao miễn dịch như: Ngũ vị tử, Hạ khô thảo, Cà gai leo, Cát cánh, Sinh địa,…
>>> ĐỌC THÊM: Giải mã công dụng các vị thuốc “vàng” trong bài thuốc chữa mề đay Tiêu ban hoàn bì thang
Sau khoảng 1 – 1,5 tháng điều trị, công năng tạng phủ được phục hồi, cơ thể được đào thải sạch độc tố ra bên ngoài một cách an toàn và không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng khi thấy cơ thể nhẹ nhõm, thư thái hơn, hấp thụ tốt hơn, ăn ngon, ngủ ngon hơn.
- Giai đoạn dự phòng bệnh:
Trong giai đoạn này, việc sử dụng các vị thuốc như Thục địa, Đan sâm, Tang diệp, Ngũ vị tử, Cà gai leo và nhiều loại thuốc khác nhằm mục tiêu ôn bổ tạng phủ, cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng và vực dậy chính khí trong cơ thể. Đây là các vị thuốc có tác dụng bổ can dưỡng thận, dưỡng huyết, nhuận phế và tăng cường hệ miễn dịch.
Sau khoảng 1 tháng sử dụng thuốc, chức năng trao đổi chất của cơ thể diễn ra trơn tru, cơ thể đạt trạng thái tốt nhất, làn da và cơ thể đều khỏe mạnh, thiết lập cơ chế tự phòng vệ, hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập. Người bệnh cũng sẽ thấy da dẻ hồng hào, thần sắc tươi sáng, cơ thể hạn chế mắc các bệnh ốm vặt như viêm họng, cảm cúm,… đồng thời cải thiện tình trạng các bệnh lý nền.
Bên cạnh đó, để tối ưu hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, phác đồ điều trị sẽ được cá nhân hóa theo thể bệnh của từng người để gia giảm vị thuốc cho phù hợp. Chẳng hạn:
- Thể phong nhiệt sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiệt, như sốt cao, đỏ nóng và ngứa ngáy trên da, cơ thể sưng phù, mẩn đỏ, tiết nhiều mồ hôi. Thành phần trong bài thuốc chủ yếu là các vị thuốc tính mát giúp thanh nhiệt giải độc.
- Thể phong hàn sẽ cảm thấy cơ thể lạnh, da có thể có màu xanh, tím, các dấu hiệu của viêm đau như đau nhức, khó chịu, đầu đau, nhức mỏi. Thành phần thuốc chủ yếu là các vị thuốc có tính cay ấm để khu phong tán hàn.
- Thể âm huyết bất túc (khí huyết yếu kém) thường xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng, da mờ mờ, mỏi gối, chóng mặt, tóc rụng nhiều, có thể có các triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt không ổn định ở phụ nữ. Người bệnh cần sơ tán phong tà kết hợp bồi bổ khí huyết nên thành phần thuốc chủ yếu là các thảo dược giúp tư âm nhuận huyết.
Với những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, người có bệnh nền,… đơn thuốc cũng được điều chỉnh linh hoạt để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe cùng lúc.
>>> ĐỌC THÊM: Bài nam dược Tiêu ban hoàn bì thang “XÓA SỔ” mề đay AN TOÀN cho trẻ nhỏ, mẹ bầu, mẹ sau sinh
- Với đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú: Đây là các đối tượng cơ cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu nên việc kê đơn cũng được chú ý để cân đối thêm các thảo dược bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng như Đương quy, Bạch truật, Hoàng kỳ…. Đặc biệt, với phụ nữ có thai, các vị thuốc như Bồ công anh, Hoa cúc, Sinh khương, Bạch truật, Hoàng cầm… sẽ được bổ sung giúp an thai hoặc Thông thảo, Đinh lăng, Đăng tâm, Ý dĩ.. được gia thêm để lợi sữa cho các mẹ bỉm
- Với những người mắc các bệnh lý nội khoa như: viêm gan siêu vi, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm mạch, lupus ban đỏ, tiểu đường, cường giáp,… Các bệnh lý này là tác nhân thứ phát làm tăng sinh các chất gây dị ứng hoặc rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể, gây rối loạn miễn dịch và thích kích các phản ứng dị ứng, làm trầm trọng hơn các triệu chứng mề đay. Các bác sĩ sẽ cân đối, sử dụng thêm các vị thuốc phù hợp vừa giải quyết nhanh mề đay, vừa hỗ trợ điều trị các bệnh lý nội khoa.
Như vậy, ngoài tập trung điều trị tận gốc mề đay, ngừa bệnh tái phát và biến chứng, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang còn tăng cường bổ sung các vị thuốc bồi bồ khác cho phù hợp và tối ưu với cơ địa người bệnh.
>> XEM VIDEO: Chị Hương Quỳnh chia sẻ hiệu quả điều trị mề đay tại Nhất Nam Y Viện
Sốc phản vệ là tình trạng cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe, người bệnh mề đay mãn tính cần cảnh giác. Để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng này, bệnh nhân cần nhanh chóng điều trị tận gốc bệnh, ngừa nguy cơ mề đay tái phát nhiều lần.
Liên hệ bác sĩ Lê Phương ngay để được giải đáp những thắc mắc về bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp:
TÌM HIỂU THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!