Vị Trí Huyệt Khúc Trì Và Những Công Dụng Với Sức Khỏe
Huyệt Khúc Trì là một trong những điểm quan trọng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Đây là huyệt vị được ứng dụng để điều trị đau nhức ở tay, cao huyết áp và các bệnh ngoài da, bệnh mắt,… Để biết thêm xác định được huyệt vị cũng như công dụng và cách tác động hiệu quả, mọi người có thể theo dõi thêm trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về huyệt Khúc Trì
Huyệt Khúc Trì thuộc kinh nào, huyệt Khúc Trì nằm ở đâu sẽ được thông tin chi tiết ở phần nội dung dưới đây:
Huyệt Khúc Trì là gì?
Huyệt Khúc Trì hay còn được gọi là huyệt Quỷ Cự, huyệt Dương Trạch và là huyệt đạo nằm trên tay người. Sở dĩ huyệt có tên gọi như vậy là bởi khi gập cong tay lại chúng sẽ tạo thành khúc. Bên cạnh đó, huyệt ở vào chỗ lõm giống với cái ao (Trì) nơi khuỷu tay.
Xem thêm: Huyệt Thần Môn – Cánh Cửa Thần Của Tạng Môn
Trong Y học cổ truyền, huyệt Dương Trạch là huyệt thứ 11 của kinh Thủ Dương minh Đại trường. Đồng thời là huyệt thuộc hành Thổ có tính chất toàn thể, có khả năng phối hợp linh hoạt với nhiều huyệt đạo khác để tăng khả năng điều trị bệnh toàn thân. Mặt khác, huyệt cũng khắc phục hiệu quả một số bệnh ngoài da, bệnh về mắt cùng một số vấn đề đau nhức ở chi trên.
Vị trí huyệt Khúc Trì
Cách xác định huyệt Khúc Trì rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể tìm đúng vị trí của huyệt. Theo ghi chép từ các tài liệu Y học cổ truyền, Khúc Trì huyệt nằm ở chỗ lõm ở bờ ngoài mặt sau khuỷu tay – nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay một và cơ ngửa ngắn của khớp khuỷu tay.
Xét theo giải phẫu học, dưới da vùng huyệt là các nhánh của dây thần kinh quay, dây thần kinh vận động cơ. Ngoài ra, mọi người có thể tìm huyệt vị này bằng cách co cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trước ngực sao cho nếp gấp khuỷu tay hiện rõ. Lúc này huyệt cần tìm chính là điểm lõm ở đầu ngoài nếp gấp của khuỷu tay.
Tác dụng của huyệt Khúc Trì
Huyệt Khúc Trì có tác dụng gì? Khi tác động đúng cách lên điểm huyệt Khúc Trì sẽ mang đến những tác dụng bất ngờ như sau:
- Cải thiện bệnh đường ruột: Có khả năng hỗ trợ điều trị chứng táo bón do nóng trong ruột già và giúp điều hoà ruột khi bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, nôn mửa hoặc kiết lỵ.
- Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt – tai – mũi – họng: Huyệt vị có tác dụng thanh nhiệt, bổ huyết, hỗ trợ trị đau răng, đỏ mắt, đau trước tai, thậm chí là cả bệnh viêm amidan. Bên cạnh đó, việc châm cứu có thể mang đến hiệu quả loại bỏ vật cản, dị vật gây đau cổ họng, tắc nghẽn cổ họng đột ngột, ngạt thở hoặc di chứng do đột quỵ để lại.
- Bổ ích gân và xương: Khi thực hiện bấm huyệt, xoa bóp tại Khúc Trì huyệt sẽ cải thiện tốt tình trạng đau tay, bàn tay không khép lại được, tao khuỷu tay hoặc khuỷu tay khó uốn duỗi, liệt chi trên, cứng cổ. Trong trường hợp được châm cứu cùng huyệt Hợp Cốc sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Không những thế, việc tác dụng lên huyệt còn giúp khắc phục chứng mỏi ở khuỷu tay, khắp vùng cánh tay.
- Tăng cường lưu thông máu: Bạn chỉ cần day ấn huyệt thường xuyên có thể thúc đẩy lưu thông máu, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau nhanh chóng.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Đây là một trong số ít huyệt đạo có khả năng hạ huyết áp điển hình. Cụ thể, việc day ấn lên huyệt sẽ giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm áp lực máu tác động lên thành mạch. Từ đó đưa chỉ số huyết áp dần quay trở về mức ổn định, phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: Huyệt Nội Quan Và Cách Tác Động Chữa Bệnh Hiệu Quả
Cách tác động lên huyệt Khúc Trì
Tương tự như nhiều huyệt đạo khác, để tác động lên huyệt Khúc Trì mang lại hiệu quả trị bệnh tốt, Y học cổ truyền thường tiến hành theo hai cách như sau:
Biện pháp bấm huyệt
Việc bấm huyệt Khúc Trì giúp mang đến hiệu quả trong việc điều trị cảm sốt, cải thiện tình trạng đau nhức mỏi tay một cách an toàn, ít tác dụng phụ. Cụ thể, phương pháp day ấn huyệt đúng cách sẽ được tiến hành theo các bước sau đây:
- Xác định huyệt vị bằng cách gập khuỷu tay lại và làm theo hướng dẫn bên trên.
- Sau khi đã xác định được huyệt, bạn dùng ngón tay cái bấm huyệt với lực vừa phải. Bấm liên tục khoảng 15 lần, mỗi lần giữ khoảng 1 – 2 giây.
- Trong quá trình bấm huyệt không nên giữ tay ở một tư thế mà cần cử động linh hoạt để các khớp khuỷu tay được vận động.
- Duy trì bấm huyệt từ 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Biện pháp châm cứu
Châm cứu là kỹ thuật phức tạp nên cần được thực hiện ở những cơ sở Y học cổ truyền uy tín, nơi có đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ có chuyên môn cao. Phương pháp tác động lên Khúc Trì huyệt bằng cách châm cứu được thực hiện như sau:
- Xác định vị trí huyệt.
- Châm thẳng kim sâu từ 1 – 1.5 thốn hoặc xuyên tới huyệt Thiếu Hải xuống khoảng 12 – 2.5 thốn.
- Cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu trong 5- 10 phút.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị liệt chi trên châm mũi kim hơi hướng xuống mặt cong của khớp khuỷu tay. Nếu châm đúng, người bệnh sẽ có cảm giác như điện giật xuống ngón tay.
Phối cùng các huyệt đạo khác
Thông thường các huyệt đạo trên cơ thể sẽ được phối với nhau để tăng hiệu quả trị bệnh, huyệt Khúc Trì cũng không ngoại lệ. Theo đó, Khúc Trì huyệt có thể phối cùng các huyệt đạo sau:
- Trị tím tái do tiểu cầu giảm bằng cách phối với huyệt Hợp Cốc, huyệt Đại Chùy, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thái Xung.
- Điều trị ban sởi thông qua việc kết hợp với huyệt Huyết Hải, huyệt Đại Chùy, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Âm Lăng Tuyền.
- Cải thiện bệnh phong ngứa, bệnh dị ứng bằng cách phối với huyệt Túc Tam Lý, huyệt Đại Chùy.
- Phối cùng huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nhân Nghênh trị huyết áp cao.
- Trị đau bụng khi phối cùng huyệt Hợp Cốc.
- Phối với huyệt Uyển Cốt, huyệt Can Du trị chảy nước mắt.
- Chữa bệnh ho do phong hàn bằng cách phối với huyệt Ủy Trung, huyệt Hạ Liêm.
- Trị lưng có nhọt bằng cách phối với huyệt Huyết Hải, huyệt Ủy Trung.
Đọc ngay: Tác Động Lên Huyệt Đại Trường Du Có Tác Dụng Gì?
- Phối cùng huyệt Ủy Trung, huyệt Khúc Trạch, huyệt Hợp Cốc trị phong ngứa, đơn độc.
- Điều trị đau cánh tay khi phối với huyệt Xích Trạch, huyệt Ngoại Quan, huyệt Thiên Tỉnh, huyệt Hợp Cốc.
- Phối với huyệt Đại Lăng , huyệt Khổng Tối, huyệt Hợp Cốc trị tay yếu mỏi.
- Trị đau khớp khuỷu tay khi phối với huyệt Xích Trạch.
- Điều trị vai đau không giơ lên được bằng cách phối cùng huyệt Thiên Liêu.
- Phối cùng huyệt Túc Tam Lý, huyệt Phục Lưu trị thương hàn sốt cao.
- Phối với huyệt Ngư Tế trị nôn ra máu.
- Trị bán thân bất toại bằng cách phối huyệt Dương Lăng Tuyền.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Khúc Trì
Xác định đúng huyệt vị, tác động đúng kỹ thuật là 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần tuân thủ khi điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe bằng huyệt vị này. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Chỉ châm cứu, bấm huyệt tại những cơ sở Y học cổ truyền được Bộ Y tế cấp phép và có đội ngũ thầy thuốc, bác sĩ, chuyên viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao.
- Trước khi châm cứu, bấm huyệt cần sát khuẩn tay, da vùng huyệt, y cụ hỗ trợ để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bội nhiễm.
- Tuyệt đối không tác động lên huyệt nếu cơ thể đang trong trạng thái quá đói, quá no hoặc vừa sử dụng chất kích thích như rượu, bia,… Đặc biệt, với những vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc có mụn nhọt cũng cần tránh thực hiện.
- Không tiến hành điều trị khi đang mang thai, bị chấn thương xương khớp, mắc bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh ngoại khoa như viêm vòi trứng, xuất huyết dạ dày,…
- Các biện pháp tác động nêu trên thường cho hiệu quả chậm nên cần tiến hành kiên trì trong thời gian dài theo chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc. Đồng thời có thể kết hợp với nhiều phương pháp điều trị bệnh khác theo tư vấn từ những người có chuyên môn.
Nhìn chung, huyệt Khúc Trì có khả năng điều trị nhiều bệnh lý trên toàn cơ thể. Bên cạnh đó, đây còn là huyệt đạo dễ xác định, bấm huyệt nên các bạn có thể tự chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhất là khi bị đau mỏi tay hay cảm sốt thông thường. Còn khi muốn châm cứu, các bạn nên tới các cơ sở Y học cổ truyền uy tín để thăm khám và trị liệu.