Huyệt Kiên Trung Du: Cách Xác Định, Tác Dụng Với Sức Khỏe
Huyệt Kiên Trung Du là huyệt đạo quan trọng với cơ thể và sức khỏe con người. Theo Đông Y, khi tác động lên huyệt vị này, bệnh lý đau cổ vai gáy, viêm phế quản sẽ được cải thiện rõ rệt. Để biết thêm vị trí huyệt đạo và cách tác động chuẩn xác, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.
Vị trí huyệt Kiên Trung Du
Huyệt Kiên Trung Du hay còn được gọi là Kiên Trung, huyệt có tác dụng rót kinh khí vào khu vực giữa vai. Kiên Trung thuộc Giáp Ất Kinh và là huyệt thứ 15 thuộc kinh Tiểu Tường. Thông thường, huyệt được sử dụng trong phương pháp châm cứu, xoa bóp, đốt nhiệt để điều chỉnh năng lượng, hỗ trợ lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Khi tác động lên huyệt vị, chúng sẽ giúp điều hòa cơ thể, làm giảm nhanh chóng tình trạng đau vai gáy, giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như cải thiện sức khỏe nói chung.
Huyệt Kiên Trung cách khu vực giữ lưng 2 thốn, nằm ngang đốt sống cổ thứ 7, thuộc đường nối giữ huyệt Đại Chùy và huyệt Kiên Tỉnh. Trong giải phẫu, phía dưới da có cơ thang, cơ răng bé sau, cơ răng bé trên, cơ ngang sườn và cơ chậu sườn lưng cổ, cơ gian mỏng ngang.
Bên cạnh đó còn có thần kinh vận động cơ gồm các nhánh thần kinh sọ não số XI, nhánh dây chấm lớn, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh dây sống cổ, nhánh dây gian sườn số 1. Vùng da khu vực huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Công dụng của huyệt Kiên Trung Du
Huyệt Kiên Trung Du thường được ứng dụng để điều trị các bệnh lý sau đây:
- Đau vai, lưng, cổ gáy.
- Bệnh hen suyễn.
- Viêm phế quản.
- Hóa đờm.
- Tuyên phế, thanh nhiệt, minh mục.
- Giảm căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ lưu thông khí huyết.
Cách tác động lên huyệt Kiên Trung Du
Huyệt đạo này được tác động theo 2 cách là châm cứu và bấm huyệt để làm giảm triệu chứng đau lưng, đau mỏi vai gáy, cứng cổ, suyễn, viêm phế quản,… Cách thực hiện như sau:
- Bấm huyệt: Rửa tay thật sạch, dùng ngón tay cái/ngón trỏ để tạo áp lực lên huyệt Kiên Trung Du với độ mạnh và thời gian tùy ý. Các bạn có thể dùng lực nhẹ, trung bình hoặc mạnh theo sự thoải mái của bản thân. Thời gian day ấn có thể tùy chỉnh từ vài dây cho tới vài phút.
- Châm cứu: Dùng kim châm xiên một khoảng 0.5 – 0.8 thốn, ôn cứu từ 5 – 10 phút/lần. Lúc này, đắc khí sẽ căng – tức tại chỗ hoặc lan rộng ra vùng da xung quanh.
Phối cùng huyệt đạo khác
Huyệt Kiên Trung Du có thể phối cùng huyệt đạo khác để gia tăng hiệu quả cải thiện bệnh lý như sau:
- Phối cùng huyệt Thiếu Hải, huyệt Nhu Hội, huyệt Khúc Viên trị thần kinh quanh vai viêm, đau.
- Phối với huyệt Túc Tam Lý, huyệt Phế Du, huyệt Nội Quan trị phế quản viêm.
- Trị vai lưng đau thông qua huyệt Đại Chùy, huyệt Chi Câu, huyệt Kiên Tỉnh.
- Trị thần kinh quanh vai đau với huyệt Đại Trữ, huyệt Kiên Ngoại Du.
- Hỗ trợ điều trị khí quản giãn với huyệt Khổng Tối, huyệt Chí Dương, huyệt Thân Trụ.
Lưu ý khi tác động lên huyệt Kiên Trung Du
Để hạn chế các rủi ro khi tiến hành bấm huyệt, châm cứu lên huyệt vị Kiên Trung Du, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ tiến hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt tại những cơ sở Đông y có giấy phép kinh doanh – nơi có đội ngũ thầy thuốc/bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật tốt.
- Trước khi tiến hành châm cứu, bấm huyệt cần vệ sinh tay – vùng da xung quanh. Dụng cụ châm cứu phải được khử khuẩn theo đúng quy định để đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Điều chỉnh lực khi bấm huyệt theo tình trạng – phản hồi của cơ thể. Không dùng lực quá mạnh và cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản để tránh gặp tổn thương.
- Nếu có các dấu hiệu bất thường trong quá trình châm cứu, bấm huyệt thì cần dừng lại ngay lập tức và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế.
- Kiên trì thực hiện châm cứu, bấm huyệt đạo Kiên Trung Du một cách đều đặn để sớm đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về huyệt Kiên Trung Du và cách tác động mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng, việc day ấn, châm cứu lên huyệt vị nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh những rủi ro đáng tiếc, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tham khảo thêm:
- Huyệt Ế Phong Ở Đâu? Có Công Dụng Gì Với Sức Khỏe?
- Huyệt Phong Phủ Và Những Công Dụng Cụ Thể Mà Bạn Nên Biết
- Huyệt Địa Thương: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động