Huyệt Phong Phủ Và Những Công Dụng Cụ Thể Mà Bạn Nên Biết

Huyệt Phong Phủ Và Những Điều Bạn Chưa Biết
Huyệt Phong Phủ
  • Tên gọi khác: Huyệt Quỷ Chẩm, huyệt Tào Khê, huyệt Quỷ Lâm. 
  • Vị trí: Vị trí sau gáy và nằm phía trên của đường chân tóc
  • Tác dụng: Giảm đau đầu, đau mỏi vai gáy, nghẹt mũi, sa tử cung, chóng mặt, tim đập nhanh,...

Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt đạo là những điểm trên cơ thể, nơi có năng lượng lưu thông và chúng có thể được kích thích để cân bằng năng lượng. Trong bài viết này, hãy cùng Nhất Nam Y Viện đi tìm hiểu chi tiết về vị trí, công dụng và cách sử dụng huyệt Phong Phủ để cải thiện sức khỏe.

Vị trí huyệt Phong Phủ

Huyệt Phong Phủ là một huyệt vị quan trọng, được đánh số thứ tự 16 trong danh sách các huyệt vị Đốc Mạch. Huyệt Phong Phủ còn được gọi với những cái tên khác như huyệt Quỷ Chẩm, huyệt Tào Khê hay huyệt Quỷ Lâm. 

huyet Phong Phu
Huyệt Phong Phủ là huyệt vị số 16 trong danh sách các huyệt vị Đốc Mạch

Theo lý giải, huyệt Phong Phủ được ghép từ  “phong” – những cơn gió lớn và “phủ” – ngôi nhà. Sự kết hợp này nhằm ngụ ý thể hiện huyệt đạo này sử dụng để hỗ trợ chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến khí hậu, thời tiết.

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, huyệt Phong Phủ nằm ở sau gáy và nằm phía trên của đường chân tóc. Bạn có thể xác định vị trí chính xác của huyệt Phong Phủ bằng cách giữ đầu thẳng, từ dưới tóc gáy lên trên tính khoảng một đốt ngón tay. Bạn sẽ thấy huyệt Phong Phủ nằm ở điểm lõm đốt sống cổ đầu tiên và giữa khe xương chẩm. Bên cạnh đó, nếu cúi đầu xuống, bạn cũng thể nhận thấy 2 gân cơ thang nổi lên, từ đó xác định huyệt Phong Phủ nằm giữa vị trí này và đáy hộp sọ.

Công dụng của huyệt

Đúng như tên gọi, huyệt Phong Phủ có công dụng quan trọng trong việc điều hòa cân bằng âm dương và cải thiện tình trạng khí huyết. Vì vị trí của huyệt là vị trí trọng điểm của cơ thể, nên huyệt có khả năng:

  • Hỗ trợ trị bệnh đau đầu và nhức mỏi vai gáy, đau cổ,… tại chỗ.
  • Huyệt điều trị các chứng nghẹt mũi, sa tử cung và lòi dom. 
  • Điều trị bệnh lạnh toàn thân, triệu chứng chóng mặt, tim đập nhanh,… 

Bên cạnh đó, theo một số chuyên gia Y Học Cổ Truyền, khi tác động vào huyệt Phong Phủ còn có khả năng giúp dây thần kinh và xương khớp hoạt động ổn định hơn. Khi bấm huyệt, người bệnh cũng sẽ chấm dứt tình trạng cảm mạo, dị ứng, đồng thời làm ấm cơ thể và tăng sức đề kháng. 

Tham khảo thêm

Cách châm cứu và bấm huyệt Phong Phủ

Tác động vào huyệt đúng cách có thể đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Hướng dẫn thực hiện:

Bấm huyệt và xoa bóp huyệt

Hướng dẫn cách bấm và xoa bóp huyệt chính xác:

huyet Phong Phu
Bấm huyệt nên thực hiện đều đặn 2 lần/tuần
  • Bước 1: Bạn cần giữ cho người bệnh ngồi hoặc nằm ở vị trí thoải mái. 
  • Bước 2: Bắt đầu xác định huyệt, nhẹ nhàng dùng ngón tay để day đảo tròn quanh huyệt theo chiều kim đồng hồ từ 2 đến 3 phút. Bên cạnh đó cũng cần đồng thời dùng lực nhẹ nhàng ấn liên tục vào vùng xung quanh huyệt. 
  • Bước 3: Lặp lại động tác nhiều lần, có thể kết hợp bấm các huyệt đạo khác để điều trị bệnh lý liên quan. Khuyến cáo có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày để nhanh đạt được hiệu quả. 

Châm cứu huyệt

Không giống như bấm huyệt, châm cứu là phương pháp dùng các đầu kim mảnh (kim châm cứu) vào điểm cụ thể để kích thích và điều chỉnh năng lượng lưu thông trong cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp này cần được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu về từng huyệt đạo.

Hướng dẫn phối huyệt Phong Phủ với các huyệt đạo khác

Bên cạnh việc châm cứu và bấm huyệt Phong Phủ, chúng ta cũng có thể phối huyệt để đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách phối huyệt hay được áp dụng:

huyet Phong Phu
Một số cách phối huyệt Phong Phủ phổ biến
  • Phối với huyệt Lao Cung và huyệt Thiên Dung: Giúp chữa đau họng, ngăn tình trạng có đờm ở họng.
  • Phối với huyệt Yêu Du: Giúp điều trị chứng chân tê dại.
  • Phối với huyệt Côn Lôn: Giúp cơ thể điều trị các triệu chứng bất tỉnh.
  • Phối với huyệt Thừa Tương và huyệt Hậu Khê: Giúp giảm triệu chứng đau cổ, giúp cổ linh hoạt và cử động dễ dàng.
  • Phối với huyệt Kim Tân, huyệt Liêm Tuyền và huyệt Ngọc Dịch: Giúp chữa tình trạng lưỡi cứng do trúng gió.
  • Phối với huyệt Nghinh Hương và huyệt Nhị Gian: Ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi.

Lưu ý khi châm cứu và bấm huyệt Phong Phủ

Khi thực hiện châm cứu và bấm huyệt, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Một số lưu ý:

  • Không nên để bụng quá đói hoặc quá no trước khi bấm huyệt, không nên sử dụng chất kích thích và uống cafe, ăn đồ cay trong quá trình điều trị. 
  • Chỉ thực hiện châm cứu và bấm huyệt tại những trung tâm điều trị uy tín để được hỗ trợ đúng cách. 
  • Không nên tự phối huyệt nếu chưa thực sự hiểu rõ. Không những điều này khiến quá trình điều trị không hiệu quả, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Cần theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào thì cần ngưng lại và tìm hướng điều trị tích cực hơn.
  • Những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp châm cứu.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, giữ tinh thần thoải mái.

Bài viết trên đã giúp độc giả phần nào biết thêm những thông tin quan trọng liên quan đến huyệt Phong Phủ, cũng như cách sử dụng huyệt để điều trị nhiều bệnh lý trên cơ thể. Lưu ý rằng phương pháp châm cứu và bấm huyệt chỉ là một liệu pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị, vì vậy trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo tư vấn từ chuyên gia.

Tham khảo thêm