Huyệt Vị Du Và Những Lợi Ích Về Sức Khỏe Đáng Kinh Ngạc
Huyệt Vị Du là một trong những huyệt đạo quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Khi tác động đúng cách, huyệt vị này có thể góp phần cải thiện nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Chi tiết về cách xác định vị trí, tác dụng và phương pháp tác động, phối huyệt sẽ được Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong bài viết này.
Vị trí huyệt Vị Du
Huyệt Vị Du có xuất xứ từ Thiên Kinh Mạch, là kinh nguyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang. Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào Phủ Vị nên được gọi là Vị Du. Huyệt nằm ở giữa đốt sống lưng D12-L1 đo ra 2 bên và mỗi bên thuộc 1.5 thốn.
Xem thêm: Huyệt Chí Thất – Vị Trí Và Tác Dụng Khi Khai Thông Huyệt
Tác dụng của huyệt Vị Du
Theo các ghi chép từ sách Y học cổ truyền, huyệt Vị Du có thể mang lại những tác dụng như sau:
- Giúp hóa thấp, vị khí, tiêu trệ.
- Chữa đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, lạnh bụng, sườn ngực đầy tức.
- Liệt cơ bụng.
- Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tiêu chảy mạn tính.
Cách tác động lên huyệt Vị Du
Huyệt Vị Du nằm ở nơi tà khí tập trung nên dễ gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Vì thế để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, hỗ trợ cải thiện bệnh tiêu hóa, người ta thường tác động vào huyệt theo 2 cách sau đây.
Phương pháp bấm huyệt
Đây là phương pháp tác động đơn giản, cho hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng và an toàn hơn so với cách châm cứu. Để bấm lên kinh nguyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang, các bạn có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bệnh nhân nằm úp hoặc ngồi trên ghế ở tư thế thoải mái nhất.
- Xác định vị trí huyệt.
- Bấm vào huyệt, dùng lực tay ấn nhẹ đến nặng tại vị trí huyệt.
- Lặp lại động tác bấm huyệt trong khoảng 3 – 5 phút.
Đọc ngay: Vị Trí Huyệt Tỳ Du Và Những Tác Dụng Hỗ Trợ Trị Bệnh
Phương pháp châm cứu
Việc châm cứu lên kinh nguyệt thứ 21 của kinh Bàng Quang này sẽ cho hiệu quả trị bệnh tốt nếu bạn thực hiện đúng theo những cách sau đây:
- Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
- Hướng mũi kim về phía trước, châm vào Vị Du huyệt.
- Châm từ từ, nhẹ nhàng, khi có cảm giác căng tức thì giữ kim 1 – 2 phút rồi rút ra.
Phối cùng các huyệt đạo khác
Các huyệt đạo trên cơ thể người đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy nên việc kết hợp Vị Du huyệt cùng lúc với nhiều huyệt đạo khác trên cơ thể có thể tăng khả năng trị bệnh. Chẳng hạn như:
- Phối với huyệt Trung Quản, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tỳ Du, huyệt Đại Trường Du, huyệt Thiên Xu giúp chữa trị san tiết.
- Phối cùng huyệt Tỳ Du giúp điều trị chứng hấp thu kém, ăn nhiều mà vẫn gầy.
- Chữa đau dạ dày bằng cách phối cùng huyệt Công Tôn, huyệt Thượng Quản, huyệt Nội Quan, huyệt Túc Tam Lý.
- Điều trị viêm loét dạ dày bằng cách phối cùng huyệt Vị Du, huyệt Tỳ Du, huyệt Trung Quản và xiên tới huyệt Thượng Quản.
- Phối với huyệt Trung Quản, huyệt Tỳ Du, huyệt Túc Tam Lý trị viêm dạ dày mãn tính.
- Trị ngũ cách, ngũ ế thông qua việc phối cùng huyệt Tỳ Du, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tâm Du, huyệt Trung Quản, huyệt Trung Khôi, huyệt Thiên Khôi, huyệt Hạ Quan, huyệt Thiên Đột, huyệt Đàn Trung, huyệt Đại Lăng và huyệt Cự Khuyết.
- Điều trị hoàng đản thông qua việc phối cùng huyệt Chí Dương, huyệt Công Tôn, huyệt Tỳ Du.
- Phối cùng huyệt Thủy Phân, huyệt Cứu Thần Khuyết, huyệt Thiên Xu trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Để trị bệnh đầy hơi, dạ dày lạnh, bạn phối với huyệt Thận Du.
Tham khảo: Huyệt Trung Quản Nằm Ở Vị Trí Nào Trên Cơ Thể? Giải Đáp
Lưu ý khi tác động lên huyệt Vị Du
Khi tác động lên huyệt Vị Du cần lưu ý những điều sau:
- Xác định chính xác vị trí huyệt để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Động tác bấm huyệt cần thực hiện chính xác, dùng lực ấn vừa đủ với tình trạng sức khỏe, cơ địa của người bệnh. Trong trường hợp châm cứu, kim châm phải được vệ sinh, khử trùng theo đúng quy định.
- Chỉ thực hiện châm cứu, bấm huyệt ở những cơ sở Y học cổ truyền được cấp phép, đảm bảo uy tín, chất lượng.
- Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học để đạt được hiệu quả trị liệu tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về huyệt Vị Du và những lưu ý cần biết. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể về phương pháp bấm huyệt, châm cứu đối với huyệt đạo này.