Top 10 Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn Hp Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Hiện nay, các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp đều là kháng sinh liều cao, phải kết hợp với nhau để có tác dụng điều trị triệt để. Từng loại thuốc sẽ có công dụng riêng, những sai sót trong quá trình điều trị có thể dẫn việc vi khuẩn Hp kháng thuốc, khiến việc điều trị thất bại. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc để việc điều trị có kết quả tốt nhất. Dưới đây là những loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp được khuyên dùng hiện nay.

Top các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả

Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp đóng vai trò chính trong việc điều trị Hp. Tuy nhiên, loại kháng sinh này thường có khả năng hoạt động kém trong môi trường acid dạ dày. Chính vì vậy, phác đồ điều trị Hp sẽ dùng đồng thời  2 – 3 loại thuốc, kết hợp cùng thuốc giảm acid dạ dày, thuốc tráng men để vừa có thể diệt Hp, phục hồi niêm mạc và bảo vệ đường tiêu hóa.

Phác đồ chữa khuẩn Hp thường kéo dài 14 ngày, nếu trường hợp nặng có thể lên đến vài tháng. Các nhóm thuốc điều trị vi khuẩn Hp thường được kết hợp trong phác đồ bao gồm:

  • Nhóm kháng sinh diệt Hp: Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole,…
  • Nhóm ức chế bơm Proton: Esomeprazole, Omeprazole,…
  • Nhóm kháng thụ thể H2 histamin: Cimetidin,…
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc: Bismuth,…
  • Nhóm thuốc uống bổ trợ: Strong Wakamoto,Taisho Kampo,…

Thuốc điều trị vi khuẩn Hp – Amoxicillin

Amoxicillin là loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin chuyên dùng để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là loại biệt dược có công dụng cao trong môi trường acid của dạ dày. Chính vì vậy, amoxicillin là loại thuốc đặc hiệu được chỉ định dùng để ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc ngăn cản sự phân bào của Hp, từ đó ức chế Hp phát triển và tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày.

thuoc dieu tri vi khuan hp
Amoxicillin là kháng sinh đặc hiệu được chỉ định dùng để ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp

Nhờ khả năng tồn tại tốt trong dạ dày mà không bị tác động nhiều bởi acid dịch vị nên amoxicillin được ưu tiên sử dụng trong điều trị vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tỉ lệ vi khuẩn kháng amoxicillin đang ngày càng gia tăng, dẫn đến việc điều trị vi khuẩn Hp thất bại, gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng loại kháng sinh này để điều trị Hp đang dần bị hạn chế. Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng amoxicillin hoặc không.

Trường hợp chống chỉ định:

  • Người bị tăng bạch cầu đơn nhân
  • Người mẫn cảm với thành phần kháng sinh thuộc nhóm Penicillin/ Cephalosporin

Cách dùng:

  • Sử dụng 1gram amoxicillin x 2 – 3 lần trong ngày đối với người lớn
  • Người bệnh uống liên tục theo chỉ định, một đợt điều trị là 14 ngày
  • Trẻ nhỏ cần sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ:

  • Gây đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn
  • Gây ngứa rát âm đạo và tiết nhiều khí hư ở nữ
  • Gây đau đầu
  • Gây hiện tượng sưng lưỡi, gai lưỡi, lưỡi có màu đen
  • Gây ra các vết bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Gây dị ứng trên da

Giá bán:

  • Hộp Amoxicilin loại 250mg: 70.000 đồng/ hộp.
  • Hộp Amoxicillin loại 500mg: 100.000 đồng/ hộp.

Thuốc điều trị vi khuẩn Hp – Clarithromycin

Clarithromycin thuộc nhóm Macrolid bán tổng hợp, là một trong những loại kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp rất hữu hiệu. Nó có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của Hp, từ đó mang đến hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.Tuy nhiên, tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh clarithromycin lên đến 57%, là tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất trong số kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp. Chính vì vậy, việc tiêu diệt Hp bằng loại kháng sinh này có tỉ lệ thất bại rất cao.

Đây là loại kháng sinh không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị dạ dày, bao phủ tốt và thấm sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, giúp quá trình diệt khuẩn không bị ngăn cản bởi môi trường bên trong đường tiêu hóa.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với thành phần thuốc
  • Người đang điều trị bằng thuốc Terfenadin
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim
  • Cẩn trọng khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị suy gan, suy thận
  • Người già

Cách dùng:

  • Uống 500mg/ lần x 3 lần/ ngày đối với người lớn
  • Trẻ em cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Không dùng cho em bé 6 tháng tuổi

Tác dụng phụ:

  • Gây đau tức ngực, khó thở
  • Gây nổi mề đay và mẩn đỏ
  • Khiến tim đập nhanh
  • Người bệnh có thể ngất xỉu
  • Gây tiêu chảy, nôn mửa
  • Gây sốt, nhức mỏi cơ thể

Giá bán: 154.000đ/ hộp 500mg, mỗi hộp gồm  3 vỉ x 10 viên.

Tetracyclin điều trị Hp kháng thuốc

Để hạn chế tối ta vi khuẩn Hp kháng kháng sinh, tetracyclin được kê đơn phối hợp cùng các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp. Loại kháng sinh này có công dụng dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh, từ đó kết hợp với các loại thuốc khác tiêu diệt triệt để Hp.

thuoc dieu tri vi khuan hp
Tetracyclin được kê đơn phối hợp cùng các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp

Chống chỉ định:

  • Không chỉ định cho người mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Không dùng tetracyclin cho phụ nữ mang thai
  • Không dùng tetracyclin cho trẻ em dưới 8 tuổi.

Cách dùng:

  • Dùng thuốc trước ăn 1h hoặc sau ăn 2h
  • Uống cách nhau 6h trong ngày, 1 đợt điều trị là 14 ngày
  • Có kết quả tốt nhất khi kết hợp tetracyclin với thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Trẻ em cần uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ:

  • Gây đau đầu nặng, làm suy giảm thị lực
  • Gây sốt, đau mỏi toàn thân giống biểu hiện cảm cúm
  • Gây phồng rộp da hoặc phát ban đỏ
  • Gây tiểu dắt, lượng nước tiểu ít
  • Gây suy nhược cơ thể, da xanh xao vàng vọt
  • Gây chán ăn, buồn nôn và nôn

Giá bán: 115.000đ/ hộp tetracycline 500mg 10 vỉ

Kháng sinh Metronidazol

Metronidazole là một loại kháng sinh dẫn chất của 5 – nitroimidazole, có tác dụng ngăn cản động vật nguyên sinh và vi khuẩn tăng trưởng, tấn công cơ thể. Đồng thời, loại thuốc này là một tác nhân kháng khuẩn hiệu quả, có công dụng chữa viêm loét dạ dày.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với metronidazol hoặc các dẫn chất nitro – imidazol khác
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Cách dùng:

  • Uống 500mg chia làm 3 lần/ ngày đối với người lớn
  • Uống liên tục trong thời gian điều trị, không tự ý dừng thuốc
  • Trẻ em nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Uống thuốc nguyên viên, không nhai, không nghiền nhỏ thuốc
  • Nếu thuốc dạng hỗn dịch thì uống khi bụng rỗng 1h trước khi ăn

Tác dụng phụ:

  • Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy, phân có mùi tanh
  • Cảm giác miệng có vị kim loại
  • Có thể gây đau nhức đầu, co giật
  • Gây ngứa, phát ban
  • Về lâu dài có thể gây ức chế và suy giảm giác quan

Giá thuốc: 21.000đ / hộp metronidazol 250 mg 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc ức chế Proton Esomeprazole

Esomeprazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế Proton, có công dụng làm giảm acid dịch vị dạ dày. Loại thuốc này thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp để hỗ trợ kháng sinh làm việc tốt trong môi trường acid dạ dày. Thuốc hoạt động trên cơ sở ức chế men H+/ K+ ATPase, từ đó ức chế bơm proton của tế bào. Đồng thời, thuốc làm giảm tổn thương niêm mạc, loại bỏ các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu của trào ngược dạ dày.

thuoc dieu tri vi khuan hp
Esomeprazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế Proton, có công dụng làm giảm acid dịch vị dạ dày

Chống chỉ định:

  • Người bị bệnh gan
  • Không chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Cách dùng:

  • Người lớn uống 40mg chia làm 2 lần trong ngày
  • Dùng thuốc duy trì liên tục trong thời gian chỉ định, không tự ý dừng thuốc
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc kết hợp với các loại thuốc khác

Tác dụng phụ:

  • Gây chóng mặt, tim đập nhanh
  • Có thể khiến cơ thể khó chịu, bồn chồn
  • Gây ra hiện tượng co giật, các cơ hoạt động yếu
  • Đi ngoài phân có lẫn máu
  • Gây cảm giác nghẹn ở cổ họng

Giá bán: 80.000đ/ hộp Esomeprazole 20mg 2 vỉ

Thuốc Cimetidin kháng thụ thể H2

Cimetidin không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn Hp nhưng có khả năng làm tăng tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Loại thuốc này có tác dụng ức chế tiết dịch ở các tế bào thành dạ dày. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có khả năng làm teo các tế bào thành dạ dày, gây ra bệnh viêm teo dạ dày. Vì vậy tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc này để điều trị vi khuẩn Hp khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cimetidin kém hiệu quả hơn so với các loại thuốc ức chế Proton, chính vì vậy nó chỉ được chỉ định sử dụng trong trường hợp người bệnh không thể dùng được thuốc ức chế proton.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần cimetidin

Cách sử dụng:

  • Dùng 800mg/ lần/ ngày đối với người lớn
  • Uống vào bữa ăn hoặc tối trước khi đi ngủ
  • Người loét dạ dày, tá tràng uống liên tục trong vòng 4 tuần
  • Người loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp uống ít nhất 6 tuần
  • Trẻ em trên 1 tuổi được kê liều theo cân nặng, 20 – 30mg/kg trong ngày, chia làm 3 – 4 lần uống

Tác dụng phụ:

  • Gây tiêu chảy
  • Gây đau đầu
  • Gây ảo giác, chóng mặt
  • Gây ra ban đỏ
  • Có thể gây ra sốc phản vệ

Giá bán: 115.000đ/ hộp Cimetidin MKP 300mg

Loại thuốc ức chế Proton Omeprazole

Omeprazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế proton có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm cả viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Trên thị trường, Omeprazole được điều chế dưới dạng viên nang uống, dạng hỗn dịch,… Omeprazole 20mg là một loại thuốc kê đơn, chỉnh vì vậy bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

thuoc dieu tri vi khuan hp
Thuốc Omeprazole thuộc nhóm ức chế proton có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Chống chỉ định:

  • Người đang bị đau khớp, đau cơ
  • Người bị co thắt phế quản
  • Người bị viêm gan, thận
  • Người có bệnh lý não do suy gan thận

Cách dùng:

  • Uống 2 lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý ngưng thuốc giữa chừng

Tác dụng phụ:

  • Gây ra đầy hơi, táo bón
  • Gây ra buồn nôn, nôn mửa
  • Gây ra các cơn đau đầu

Giá bán: 10.000đ – 15.000đ/ 1 lọ Omeprazol 20mg

Thuốc điều trị phối hợp Bismuth subcitrate

Bismuth subcitrate được sử dụng kết hợp nhằm hỗ trợ các loại thuốc kháng sinh khác trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp. Công dụng chính của thuốc là làm giảm tổn thương vết loét niêm vị dạ dày, ngăn vết loét lan rộng đồng thời hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp.

Tuy nhiên, các hợp chất Bismuth chỉ có khả năng diệt được khoảng 20% vi khuẩn Hp ở người bệnh. Đồng thời Bismuth có bản chất là một kim loại nặng nên gây ra khá nhiều tác dụng phụ đáng ngại. Vì vậy trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi sát sao để phòng ngừa các nguy cơ về sức khỏe.

Chống chỉ định:

  • Không chỉ định cho người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người bị bệnh thận nặng
  • phụ nữ có thai

Cách dùng:

  • Người lớn uống 120 mg x 4 lần trong ngày vào 30 phút trước ăn và 2h sau ăn, hoặc uống 240 mg x 2 lần trước bữa ăn sáng và tối
  • Thời gian uống trong 4 tuần hoặc 8 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Gây nôn mửa
  • Làm lưỡi chuyển màu tối
  • Đi ngoài ra phân màu tối
  • Có thể gây suy gan, thận
  • Một số trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ tử vong

Giá bán: 270.000đ/1 hộp thuốc Trymo chứa Bismuth 14 vỉ x 8 viên

Kháng sinh Levofloxacin

Levofloxacin là một loại kháng sinh cực mạnh thuộc nhóm Quinolon phổ rộng  có khả năng điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả. Đây là loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cuối cùng. Vì là kháng sinh cực mạnh nên levofloxacin gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt nếu dùng cho trẻ em. Tuy vậy, hiện tại có đến 25.5% trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh này.

Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em đang độ tuổi phát triển

Cách dùng:

  • Người lớn uống levofloxacin 1 viên/ ngày
  • Thời gian uống trong 10 ngày hoặc 20 ngày theo chỉ định của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Gây tiêu chảy, buồn nôn
  • Gây dị ứng ngoài da
  • Gây nhức đầu
  • Gây tăng áp lực nội sọ

Giá bán: 3.500đ/ 1 viên uống Levofloxacin 500 mg

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú, BSCKII. Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Strong Wakamoto – viên uống cải thiện viêm dạ dày Nhật Bản

Strong Wakamoto là một loại thuốc uống có tác dụng cải thiện viêm dạ dày và chữa vi khuẩn Hp của Nhật Bản. Trong thành phần viên uống Strong Wakamoto có chứa nấm men, thành phần thuốc bổ sung vitamin có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện đau dạ dày và làm tăng cường sức đề kháng.

Công dụng:

  • Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp điều hòa chức năng tiêu hóa
  • Hỗ trợ ức chế hoạt động của Hp
  • Cung cấp acid amin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Bổ sung chất xơ chống táo bón và hỗ trợ tiêu hóa
  • Hỗ trợ tái tạo các vùng niêm mạc bị viêm loét
  • Ngăn ngừa triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đau dạ dày

Chống chỉ định: 

  • Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi
  • Không chỉ định cho phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú
  • Không dùng cho người có tiền sử bị dị ứng, bệnh tim mạch, bệnh thận
  • Không kết hợp thuốc với thuốc chống co thắt dạ dày

Cách dùng: 

  • Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 9 viên đối với người lớn
  • Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 6 viên đối với trẻ em 11 – 15 tuổi
  • Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 viên đối với trẻ 8 – 11 tuổi
  • Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 3 viên đối với trẻ 5 – 8 tuổi
  • Uống trước ăn 30 phút

Giá bán: 949.000đ/ lọ 1000 viên

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Hp đúng cách sẽ có khả năng tiêu diệt hoàn toàn Hp, đồng thời điều trị ổ viêm loét giúp khôi phục sức khỏe dạ dày. Chính vì vậy, khi dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp bạn cần lưu ý những điều sau:

thuoc dieu tri vi khuan hp
Cần xây dựng chế độ sinh hoạt, tập thể dục, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để tăng cường sức khỏe
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa
  • Chỉ được dùng thuốc khi đã xác định chắc chắn mình nhiễm bệnh lý dạ dày do khuẩn Hp gây ra (thông qua xét nghiệm, nội soi,…)
  • Biết rõ thành phần thuốc mình bị dị ứng và trao đổi kĩ lưỡng với bác sĩ
  • Trong quá trình điều trị nếu xuất hiện những dấu hiệu như sốt cao, tiêu chảy, phân có mủ và dịch nhầy,… thì cần dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay
  • Đảm bảo chế độ ăn, uống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
  • Tuyệt đối tuân thủ liều dùng thuốc được chỉ định, không tự ý dừng thuốc hay tăng liều thuốc để tránh trường hợp vi khuẩn Hp kháng kháng sinh
  • Không tự ý sử dụng thuốc với các loại thuốc khác trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp để tránh làm giảm hoặc mất hiệu quả chữa trị
  • Cần xây dựng chế độ sinh hoạt, tập thể dục, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để tăng cường sức khỏe
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, có lối sống lành mạnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân, tránh tiếp xúc thân mật với người khác để hạn chế nguy cơ nhiễm/ tái nhiễm vi khuẩn Hp
  • Nên thường xuyên tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, hiệu quả điều trị bệnh và mức độ hồi phục của dạ dày để đưa ra những phương án điều trị thích hợp.
 

Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp tốt, được các bác sĩ khuyên dùng hiện nay. Khi nghi ngờ nhiễm khuẩn Hp, bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được có kết quả khám bệnh chính xác, phương án chữa bệnh phù hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. Để chấm dứt tình trạng mệt mỏi – khó chịu vì bệnh Hp dạ dày, trò chuyện với chuyên gia ngay:

Xét nghiệm máu HP là một trong những phương pháp chẩn đoán khuẩn HP trong dạ dày, được tiến hành phổ biến tại các cơ sở y tế. Nhiều người băn khoăn, xét nghiệm máu…

Xem chi tiết

Xét nghiệm vi khuẩn HP giúp phát hiện sớm H.Pylori để phòng và điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày. Việt Nam có tới 60 - 70% dân số…

Xem chi tiết

“Xét nghiệm Hp qua hơi thở giá bao nhiêu” là thắc mắc của nhiều người khi muốn thực hiện test Hp. Đây là một phương pháp xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi…

Xem chi tiết

Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là việc làm cần thiết khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý về dạ dày mà nguyên nhân do khuẩn HP. Phương pháp này sẽ…

Xem chi tiết

Xét nghiệm Hp dạ dày giá bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người bệnh. Tùy vào loại xét nghiệm, trang thiết bị dùng để xét nghiệm mà chi phí ở từng cơ sở Y…

Xem chi tiết

Bình luận (86)

  1. Gia Bảo Nguyễn says: Trả lời

    Bố em do tính chất công việc mà phải uống rượu nhiều nay thấy bố cứ kêu đau bụng hoài, với ợ chua nữa không biết có phải là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày không ạ

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào em Gia Bảo Nguyễn !
      Uống rượu nhiều làm dạ dày dễ bị tổn thường do đó rất dễ gặp các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày. Để chúng tôi nắm rõ được tình hình sức khỏe của bố bạn thì mới có thể đưa ra lời tư vấn hợp lý nhất
      Mời em đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, em vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến em!

    2. Nguyễn Thủy says:

      Nên đưa bố đi khám càng sớm càng tốt đi bạn mình thấy bụng bố bạn không ổn tý nào rồi

    3. Tông Lan Hương says:

      Nếu được thì bảo bố bạn đổi nhành hoặc hạn chế dùng rượu đi ạ, cái rượu nó ăn mòn dạ dày mình ghê lắm

    4. Nguyễn Việt Anh says:

      Vì tính chất cv nên phải chịu thôi nè muốn chuyển cúng không đc ý, mình đây bao lần muốn bỏ rượu rồi nhưng có được đâu. Mình có đi khám rồi cũng dùng thuốc tây cũng chả ăn thua nào đau quá thì đi truyền nước thui

    5. Huy Đạo says:

      Bạn thử dùng thuốc đông y nhất nam bình vị khang xem. Bố mình cũng bị viêm dạ dày do dùng rượu á mà mình đưa bố đến trung tâm này khám xong mua thuốc về dùng. Dùng hết liệu trình được 6 tháng rồi mà giờ bụng bố mình khoẻ re, ăn cũng nhiều hơn với lên cân nữa.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *