Biểu Hiện Thiếu Kẽm Ở Nam Giới Và Biện Pháp Khắc Phục

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Trong danh sách những khoáng chất được tìm thấy nhiều nhất trong cơ thể, kẽm chỉ xếp sau sắt. Với chức năng chính là giữ cho da, tóc, răng, móng khỏe mạnh, kẽm còn giúp duy trì chức năng của hệ sinh dục, hệ miễn dịch. Để biết biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới gồm những gì và biện pháp khắc phục thế nào, bạn đọc có thể tham khảo thông qua bài viết dưới đây. 

Tác dụng của kẽm đối với nam giới

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể người. Trước khi tìm hiểu biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới, chúng ta cần biết kẽm có tác dụng gì với cơ thể phái mạnh. Theo đó, kẽm có thể mang tới cho cánh mày râu những công dụng tuyệt vời như:

  • Bảo vệ tuyến giáp

Sự chuyển đổi Triiodothyronine thành Thyroxine cần có sự góp mặt của kẽm. Kẽm chính là khoáng chất điều hòa hoạt động của tuyến giáp, nên nếu thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ bị suy tuyến giáp. 

  • Tăng cường sức khỏe, ham muốn tình dục

Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất hàng trăm loại enzyme, xuất hiện trong các quá trình chuyển hóa. Từ giai đoạn sản xuất DNA đến giai đoạn phục hồi các tế bào. Đồng thời là vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tế bào phát triển. 

Kẽm giúp tăng cường sức khỏe, tăng ham muốn tình dục
Kẽm giúp tăng cường sức khỏe, tăng ham muốn tình dục

Khoáng chất này còn là nguyên tố tạo nên các hormon nội sinh giúp kiểm soát sự phát triển cơ thể. Với nam giới, testosterone là hormone tác động lớn tới ngoại hình và đời sống sinh dục. Nếu được bổ sung đầy đủ kẽm, quá trình lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Ngược lại, nếu cơ thể không nhận đủ lượng kẽm cần thiết sẽ gây rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn. 

  • Nâng cao chất lượng tinh trùng

Lượng kẽm có trong tinh dịch ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng tinh trùng. Đàn ông ở mỗi lần xuất tiêu tốn khoảng 5mg kẽm – ½ lượng kẽm cần bổ sung hàng ngày. Thiếu hụt kẽm làm giảm tần suất quan hệ tình dục ở nam. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, làm biến đổi hình thái của tinh trùng. 

  • Giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến

Là một nguyên tố được tìm thấy ở tuyến tiền liệt, tinh dịch cao thứ hai sau sương. Vì thế, nếu các mô tuyến tiền liệt bị ung thư, hàm lượng kẽm ở đây sẽ bị giảm. Thiếu kẽm không chỉ gây phì đại tuyến tiền liệt mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác ở tuyến sinh dục nam. 

Biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới

Triệu chứng thiếu kẽm ở nam giới thường được biểu hiện thông qua các vấn đề sau:

  • Nổi mụn: Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 tại trường Đại học Afyon Kocatepe Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, những người bị mụn trứng cá thường có lượng kẽm trong máu thấp. 
  • Rụng tóc: Kẽm giúp phát triển tế bào, tổng hợp protein cũng như duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, vi chất này cũng hỗ trợ phục hồi nang tóc, tuyến dầu ở da đầu. Thiếu vi lượng kẽm sẽ làm tăng hormone DHT gây ra tình trạng rụng tóc bất thường. 
  • Vết thương lâu lành: Với khả năng giảm viêm, tăng sinh, tái cấu trúc bằng cách thúc đẩy phản ứng miễn dịch, sản xuất collagen. Vì thế, nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại, các vết trầy xước cũng mất nhiều thời gian để hồi phục, sửa chữa. 
  • Rối loạn chức năng sinh lý: Do kẽm có khả năng tăng cường chất lượng tinh trùng, góp phần thúc đẩy cơ thể sản xuất testosterone. Vậy nên, nếu cơ thể nam giới không cung cấp đủ hàm lượng kẽm cần thiết sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý. Từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như ham muốn tình dục.  
  • Mắt kém: Mắt, đặc biệt là võng mạc, chúng cần một lượng kẽm cao để duy trì hoạt động. Bởi kẽm giúp vận chuyển vitamin A từ gan tới võng mạc và góp phần tạo ra các sắc tố bảo vệ mắt. Việc thiếu kẽm có thể gây suy giảm thị lực, làm hạn chế tầm nhìn về đêm, tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể. 
  • Xương yếu: Nếu canxi cần thiết cho xương thì kẽm cũng là một khoáng chất quan trọng giúp phát triển và hình thành xương. Nếu cung cấp đủ canxi, nhưng thiếu kẽm thì tình trạng xương yếu vẫn có thể diễn ra. 
  • Loét miệng: Những trường hợp có lượng kẽm trong máu thấp thường hay bị loét miệng. 
  • Răng kém sáng bóng: Kẽm cần thiết cho răng khỏe mạnh, chúng hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Thiếu kẽm khiến bệnh nhân nhạy cảm hơn với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng, viêm nướu. 
  • Móng giòn dễ gãy, có đốm trắng: Biểu hiện cuối cùng khi thiếu kẽm ở nam giới chính là tình trạng móng mọc chậm, dễ gãy, giòn, xuất hiện các đốm trắng.

Cách bổ sung kẽm cho nam giới hiệu quả

Từ những tác dụng của kẽm đối với nam giới như đã nêu trên. Để khắc phục tốt những dấu hiệu thiếu kẽm ở nam giới, các bạn cần bổ sung kẽm thông qua 2 cách sau đây:

Bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống

Đây là cách bổ sung kẽm đơn giản, an toàn và được nhiều người áp dụng nhất. Theo đó, hàng ngày, bạn có thể cung cấp kẽm cho cơ thể thông qua những loại thực phẩm sau:

  • Sữa, phô mai: Là hai loại thực phẩm cung cấp lượng kẽm sinh học cao, được sử dụng phổ biến trong khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Hàu sữa: Đây là loại hải sản chứa hàm lượng kẽm cao, cứ 100g hàu tươi chứa gấp 10 lượng kẽm có trong thịt lợn và gấp 50 lần so với các loại cá tươi. 
  • Các loại quả hạt: Ngoài việc cung cấp kẽm cho cơ thể, các loại hạt còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là hạt hạnh nhân, hạt thông, hạt điều, hạt phỉ, hạt óc chó,… 
  • Trứng: Trung bình một quả trứng sẽ chứa khoảng 0,55mg kẽm. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp choline – dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của con người trong mọi giai đoạn. 
  • Thịt đỏ: Lượng kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại thịt đỏ, cứ 100g thịt bò sống chứa khoảng 4,8mg kẽm, 10g chất béo và 20g protein. Hơn nữa, đây là thực phẩm thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày nên có thể dễ dàng bổ sung. 
Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thịt đỏ
Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thịt đỏ

Bổ sung kẽm từ thực phẩm chức năng

Với trường hợp không thể hấp thu đủ lượng kẽm cần thiết thông qua đường ăn uống. Nam giới có thể xem xét đến việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung kẽm dưới dạng viên uống tổng hợp, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, việc nên sử dụng loại viên uống nào, với liều lượng ra sao, độ tuổi nào thích hợp sử dụng,… thì cần tham khảo ý kiến hoặc sự tư vấn của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ. 

Một số thực phẩm chức năng bổ sung kẽm được nhiều người sử dụng hiện nay có thể kể đến như: Viên uống bổ sung kẽm DHC ZinC Nhật Bản, viên uống tinh chất hàu Goodhealth Oyster Plus, viên kẽm tự nhiên Blackmores Bio Zinc, viên kẽm Puritan’s Pride Zinc Chelate hay Deep Blue Healthy ZOS+ từ New Zealand,…

Biểu hiện thiếu kẽm ở nam giới rất dễ nhận biết, nhất là khả năng tình dục. Vậy nên, các bạn cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe để sớm nhận thấy các biểu hiện bất thường và tiến hành bổ sung loại khoáng chất này. 

Tham khảo thêm:

Củ sắn khá thân thuộc với người Việt chúng ta bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhiều chị em trong giai đoạn mang thai rất muốn ăn loại củ này nhưng…

Xem chi tiết

Quả vải là một loại quả đặc trưng tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, có chứa nhiều dưỡng chất và vị ngọt ngon khó cưỡng. Chính vì thế, loại quả này được rất nhiều chị…

Xem chi tiết

Chăm sóc cơ thể nói chung và chăm sóc da nói riêng bằng các loại nước ép tự nhiên luôn là liệu pháp hiệu quả được chị em tin dùng. Một trong số các loại…

Xem chi tiết

Măng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, măng có chứa nhiều chất độc hại không thích…

Xem chi tiết

Thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, là một loại thực phẩm có trong chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nhiều người lại cho rằng khi đau mắt thì cần kiêng loại thịt…

Xem chi tiết

Quả mận khá phổ biến bởi hương vị thơm ngon, giá thành rẻ, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Mặc dù mận miền Bắc và miền Nam khác nhau nhưng đều được mọi…

Xem chi tiết

Mắm tôm là một trong những gia vị quen thuộc và đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, được sử dụng để ăn kèm cùng nhiều món khác như cà pháo, bún riêu, bún thang,…

Xem chi tiết

Trong suốt quá trình mang thai, việc bổ sung trái cây vô cùng quan trọng, bởi chúng rất dồi dào vitamin, khoáng chất và các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mẹ. Nhưng trong…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *