Suy thận độ 2

Suy thận là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh lý này được chia thành nhiều cấp độ với mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong đó, suy thận độ 2 là cấp độ bệnh chuyển tiếp của cấp độ 1. Suy thận độ 2 có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Triệu chứng bệnh suy thận độ 2?

Bệnh suy thận được chia thành 5 cấp độ và diễn tiến lần lượt qua từng cấp độ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Người bệnh đối mặt với tình trạng suy thận cấp độ 2 sau khi bệnh diễn tiến qua cấp độ 1 nhưng không được can thiệp điều trị.

suy than do 2
Người bệnh đối mặt với tình trạng suy thận cấp độ 2 sau khi bệnh diễn tiến qua cấp độ 1 nhưng không được can thiệp điều trị

Người bệnh bị suy thận độ 2 khi:

  • Chức năng thận bị suy giảm hoạt động từ 40 đến 50% so với người khỏe mạnh.
  • Tốc độ lọc cầu thận dao động từ 60 đến 89 ml/phút.
  • Các tổn thương thận vẫn ở cấp độ nhẹ.
  • Qua xét nghiệm có hệ số thanh thải creatinin khoảng 40 – 21 ml/phút, nồng độ creatinin máu khoảng 130 – 299 micromol/l.

Trên thực tế, các tổn thương thận khi bị suy thận cấp độ 2 vẫn tương đối nhẹ và người bệnh khó có thể nhận biết qua các triệu chứng lâm sàng. Một số triệu chứng người bị suy thận độ 2 có thể gặp phải là:

  • Người bệnh bị thiếu máu nhẹ, có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao và khó tập trung.
  • Người bệnh có cảm giác đau hai bên sườn hoặc hai bên hố lưng.
  • Có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn.

Nguyên nhân gây bệnh điển hình

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này trong đó có các nguyên nhân thường gặp là:

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể và có hại cho thận như sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn, ăn thực phẩm quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Biến chứng của các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp.
  • Suy thận do chấn thương gây va chạm và tổn thương thận.
  • Nền sức khỏe yếu hoặc có thể do yếu tố bẩm sinh.
  • Người bệnh thường xuyên sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm và hóa chất độc hại.
  • Do lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hoạt động của thận.

Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?

Suy thận cấp độ 2 có nguy hiểm không? Suy thận độ 2 sống được bao lâu là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân bị suy thận. Khi nền y học chưa phát triển, bệnh nhân suy thận gần như đối diện với “án tử hình”. Tuy nhiên, ngày nay bệnh suy thận hoàn toàn có thể được điều trị và duy trì cuộc sống cho người bệnh.

suy than do 2
Cấp độ 2 vẫn là tình trạng suy thận dạng nhẹ có thể hồi phục nhờ điều trị kịp thời

Suy thận cấp độ 2 vẫn là suy thận dạng nhẹ, có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các bác sĩ cho biết, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực kết hợp với các biện pháp chăm sóc, tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân suy thận độ 2 có thể lên tới 90%.

Đối với cấp độ bệnh này, người bệnh chưa cần phải tiến hành lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận mà có thể điều trị bằng thuốc. Tuy bệnh lý suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn, thận không thể phục hồi chức năng 100% nhưng ở cấp độ 2, người bệnh hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt bình thường nếu được điều trị.

Cách điều trị suy thận hiệu quả, an toàn

Trước khi điều trị suy thận, người bệnh cần được tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý cũng như xác định mức độ bệnh.

Các xét nghiệm được thực hiện để xác định tình trạng tăng ure huyết, thiếu máu, albumin niệu, creatinin huyết và axit uric. Các chỉ số này cần được theo dõi liên tục để phát hiện sớm những diễn biến bất thường của bệnh.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh và có thể tiến hành các biện pháp điều trị nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu người bệnh bị suy thận do tăng huyết áp cần được điều trị bằng thuốc để ổn định huyết áp.
  • Người bệnh tiểu đường cần được điều trị để ổn định đường huyết.
  • Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nếu bị suy thận do ăn uống không khoa học.

Dùng thuốc điều trị

Để điều trị suy thận độ 2, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để duy trì lượng protein trong nước tiểu và creatinin trong huyết thanh ở mức ổn định.

Người bệnh cần dùng thuốc đúng giờ, uống thuốc đúng liều lượng và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần tái khám thường xuyên để kiểm soát và theo dõi tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

suy than do 2
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc

Các lưu ý khác

Ngoài ra, người bệnh suy thận mức độ 2 cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn kiểm soát huyết áp và mức đường huyết để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
  • Cần tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao vừa sức để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có chứa cồn, tiêu biểu là rượu bia cùng thuốc lá và một số chất kích thích khác.
  • Người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị.
  • Cần khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý, từ đó tiến hành điều trị kịp thời.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh những suy nghĩ tiêu cực và giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống.

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2

Để điều trị suy thận độ 2 một cách tốt nhất, chế độ ăn uống dành cho người bệnh có vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Người bệnh cần bổ sung nhiều protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tinh chế chứa nhiều đường, kiêng sử dụng muối.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu.
suy than do 2
Chế độ ăn nhiều rau xanh và ít muối tốt cho người suy thận

Dựa vào chế độ dinh dưỡng như vậy, một số thực phẩm tốt cho thận người bệnh cần bổ sung là:

  • Bổ sung tinh bột trong thực đơn hàng ngày. Đối với người bệnh có bệnh lý tiểu đường thì cần hạn chế nhóm thực phẩm này.
  • Bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu mè, dầu ô liu, dầu đậu nành.
  • Tăng cường ăn các loại rau xanh tốt cho sức khỏe như hành tây, tỏi, bắp cải, súp lơ, những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa…
  • Các loại hoa quả tốt cho người bị suy thận là: Táo, việt quất, dứa, lê, dâu tây, đu đủ, cherry, bưởi…
  • Có thể bổ sung đạm cho cơ thể qua các thực phẩm như: Thịt ức gà, thịt thăn, cà chẽm, cá hồi.
  • Người bệnh cần uống nhiều nước để tăng cường chức năng cho thận.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng các thực phẩm sau đây nếu không muốn bệnh biến chứng nặng hơn:

  • Các loại đạm thực vật trong các thực phẩm như giá đỗ, rau muống, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót…
  • Không nên sử dụng các thực phẩm như nội tạng động vật, trái cây khô, các loại phô mai, thịt mỡ hoặc da.
  • Tránh các thực phẩm có chứa nhiều kali như thanh long, chuối khô.
  • Người bệnh cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng từ 2 đến 4gr muối.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Không nên ăn các loại ngũ cốc tinh chất hoặc uống nước ngọt có gas.

Suy thận độ 2 là mức độ suy thận dạng nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Chính vì thế, mỗi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng để từ đó chủ động hơn trong việc điều trị.

Suy thận là một tình trạng y tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng lọc và loại bỏ chất thải của thận. Ở nữ giới, dấu hiệu suy thận thường khó nhận biết trong…

Xem chi tiết

Suy thận nhẹ hay còn gọi là suy thận giai đoạn đầu, là tình trạng chức năng thận bắt đầu suy giảm nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Đây là một vấn đề sức khỏe…

Xem chi tiết

Khi bị suy thận việc quản lý lượng nước uống hàng ngày là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe. Suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để giảm nguy cơ mắc bệnh…

Xem chi tiết

Suy thận nhẹ là một tình trạng sức khỏe mà chức năng thận suy giảm ở mức độ nhẹ, thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và quản…

Xem chi tiết

Suy thận là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng lọc máu và thải độc tố của cơ thể. Việc phát hiện sớm suy thận là rất quan trọng để có thể…

Xem chi tiết

Suy thận là một trong những căn bệnh mãn tính nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chăm sóc sức khỏe và lựa chọn thực phẩm, dược liệu…

Xem chi tiết

Suy thận mạn giai đoạn cuối là tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Đó là khi thận gần như ngừng hoạt động, không thực hiện được đúng vai trò của…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *