Ai Không Nên Uống Nước Ép Dứa? Những Công Dụng Và Tác Hại

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nước dứa ép là thức uống giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp để sử dụng. Vậy những ai không nên uống nước ép dứa và vì sao? Thông tin cung cấp trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về những thắc mắc này. 

Những lợi ích của nước ép dứa với sức khỏe

Trước khi giải đáp vấn đề “ai không nên uống nước ép dứa”, bạn cần nắm được những lợi ích của loại nước ép này với sức khỏe như sau:

  • Nâng cao sức khỏe hệ tuần hoàn: Các loại enzyme có trong nước dứa có khả năng phá vỡ những cục máu đông, làm giảm tích tụ cholesterol trong mạch máu. Từ đó kích thích khí huyết lưu thông, đẩy mạnh chức năng tuần hoàn, để máu đi khắp cơ thể. 
  • Chống viêm: Hàm lượng enzyme bromelai có trong nước dứa nguyên chất có khả năng làm giảm đau và giảm sưng viêm cho cơ thể. Vì thế, các nhà nghiên cứu đang tìm cách để đưa enzyme này vào điều trị cho những trường hợp bị viêm, chấn thương hoặc điều trị viêm khớp bằng phương pháp chiết xuất. 
  • Hạn chế cảm lạnh, dị ứng: Khi các enzyme khi vào cơ thể sẽ làm loãng chất nhầy gây ảnh hưởng tới chức năng xoang hay lồng ngực. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong nước ép dứa còn giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tình trạng cảm lạnh, dị ứng nhẹ. 
  • Thúc đẩy chức năng tiêu hóa: Nước ép dứa cung cấp các enzyme giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình phân hủy protein trong ruột. Từ đó làm giảm hiện tượng đầy hơi, táo bón. Chưa kể, thức uống này còn có đặc tính kháng khuẩn, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn đường ruột, làm giảm nguy cơ viêm ruột. 

Tham khảo: 6 Cách Làm Nước Ép Dứa Ngon Mát Lạnh, Tốt Cho Sức Khỏe

Ai không nên uống nước ép dứa? Tại sao?

Ai không nên uống nước ép dứa, tại sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù là thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nước ép dứa không thích hợp để dùng cho những trường hợp sau:

  • Người bị hen phế quản, viêm mũi họng: Hàm lượng glucoside trong quả dứa có khả năng kích ứng niêm mạc mạnh. Khi ăn hoặc uống nhiều nước dứa sẽ tạo cảm giác rát miệng, lưỡi, cổ họng tê rát hoặc ngứa ngáy. Vậy nên những đối tượng có tiền sử bị hen phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi họng không nên ăn – uống nhiều nước dứa để tránh nguy cơ khiến bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn. 
Người bị viêm phế quản, viêm họng không nên uống nước dứa
Người bị viêm phế quản, viêm họng không nên uống nước dứa
  • Người có tiền sử bị viêm da cơ địa, dị ứng: Có không ít trường hợp bị dị ứng với loại men có trong dứa sau khi uống nước dứa khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Chất men này sẽ kích thích cơ thể sản sinh histamin làm xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, buồn nôn, lợm giọng, nổi mề đay, ngứa, mô tê dại,… Nặng hơn có thể làm khó thở và triệu chứng sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân có tiền sử bị viêm da cơ địa, dị ứng trước đó. 
  • Đối tượng bị bệnh chảy máu, có nguy cơ chảy máu: Nước ép dứa có khả năng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên không thích hợp để dùng khi đang bị chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu. 
  • Người bị đau dạ dày: Trong trường hợp đang bị đau bao tử, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có vị chua như nước dứa, nước mơ, nước chanh,… Điều này sẽ góp phần hạn chế quá trình tiết dịch axit, tránh để niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét nghiêm trọng hơn. 
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Chất bromelain có trong nước ép dứa có tác dụng làm mềm và kích thích co bóp tử cung. Việc bà bầu trong 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa, đặc biệt là dứa xanh có thể gây sảy thai. Ngoài ra, dứa còn có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. 
  • Người đang đói: Với hàm lượng bromelain và acid hữu cơ dồi dào, nước dứa không thích hợp để dùng khi đang đói bụng. Bởi chúng có thể tác động mạnh lên niêm mạc dạ dày, ruột, gây ra cảm giác nôn nao, khó chịu. 

Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “ai không nên uống nước ép dứa” và các lý do cụ thể. Nước ép dứa rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần sử dụng chúng với liều lượng thích hợp. Để đảm bảo an toàn, những trường hợp đang có bệnh nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Xem thêm:

Rau dền là loại rau bổ dưỡng với công dụng làm mát gan, bổ máu nên được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, đang bầu ăn…

Xem chi tiết

Giá đỗ là một trong những thực phẩm tự nhiên dễ ăn, giàu dinh dưỡng và xuất hiện nhiều trong bữa ăn của gia đình người Việt. Vậy bầu ăn giá được không? Cần lưu…

Xem chi tiết

Chăm sóc cơ thể nói chung và chăm sóc da nói riêng bằng các loại nước ép tự nhiên luôn là liệu pháp hiệu quả được chị em tin dùng. Một trong số các loại…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang bầu, chị em thường được hướng dẫn bổ sung cũng như kiêng khem một số loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy đang bầu ăn cà tím…

Xem chi tiết

Măng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng, măng có chứa nhiều chất độc hại không thích…

Xem chi tiết

Chôm chôm là một trong những loại trái cây mùa hè được rất nhiều chị em yêu thích bởi chúng có vị ngọt thơm tự nhiên và mọng nước. Thế nhưng có nhiều luồng ý…

Xem chi tiết

Trong những tháng đầu đời, bổ sung dinh dưỡng đúng cách là một việc rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cơ thể còn…

Xem chi tiết

Trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều bà bầu…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *