Có Bầu Ăn Đậu Phộng Được Không, Ăn Thế Nào Mới Tốt?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news
Đã được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh | Chuyên Khoa: Dinh dưỡng, Xương Khớp | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm kiếm thông tin giải đáp cho các vấn đề thắc mắc không phải điều gì khó khăn. Đặc biệt là những câu hỏi liên quan tới chế độ ăn uống của bà bầu. Trong đó, vấn đề thường được đề cập đến là “có bầu ăn đậu phộng được không” hay “bầu 3 tháng đầu ăn đậu phộng được không”. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện để được thông tin đầy đủ về chủ đề này. 

Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

Trước khi giải đáp cho vấn đề “mẹ bầu ăn đậu phộng được không”, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng cũng như những lợi ích của việc ăn đậu phộng. Được biết, đậu phộng (củ lạc) là loại hạt có dầu, chứa chất béo không bão hòa đơn và đa được tạo thành từ các linoleic hay các axit oleic với hàm lượng dao động từ 44 – 56%.

Tham khảo: Có Bầu Ăn Đậu Cove Được Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Đậu phộng là loại hạt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng
Đậu phộng là loại hạt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng

Trong 100g đậu phộng nguyên hạt có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 7% Nước.
  • 567 Calo.
  • Chất béo 49.2g.
  • Carbs 16.1g.
  • Acid béo bão hòa 6.28g.
  • Acid béo không bão hòa đa 15.56g.
  • Acid béo không bão hòa đơn 24.43g.
  • Chất đạm 25.8g.
  • Đường 4.7g.
  • Omega-6 15.56g.
  • Omega-3.

Bên cạnh đó, đậu phộng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như vitamin E, kẽm, đồng, magie, mangan, biotin, folate, photpho, thiamin, niacin,… 

Bà bầu ăn đậu phộng được không?

Khi mang bầu, việc đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết. Ngoài ra cũng cần có sự đa dạng các loại chất để có đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Vậy với danh sách những thành phần dưỡng chất nêu trên, bà bầu ăn đậu phộng được không? Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được đậu phộng, thậm chí loại hạt này còn rất tốt cho sức khỏe của thai phụ. 

Đậu phộng có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng với hàm lượng chất béo, chất đạm cao. Cùng với đó là các loại vitamin, khoáng chất cần thiết và có lợi cho phụ nữ mang thai. Loại hạt này cũng chứa folate – thành phần đóng vai trò làm giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nếu mẹ bầu được bổ sung folate từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ. 

Xem thêm: Bà Bầu Ăn Táo Đỏ Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Bầu ăn đậu phộng được không? Câu trả lời là có
Bầu ăn đậu phộng được không? Câu trả lời là có

Mặt khác, nhiều người lại lo lắng việc ăn đậu phộng khi mang thai sẽ khiến bà bầu có nguy cơ bị dị ứng. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra ở những bà bầu có tiền sử bị dị ứng đậu phộng nên thai phụ không cần lo lắng về vấn đề này. 

Lợi ích của việc ăn đậu phộng với bà bầu

Trên thực tế, “bầu có ăn được đậu phộng không” hay “bầu 3 tháng ăn đậu phộng được không” vẫn chưa được khoa học khẳng định. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những lợi ích mà đậu phộng mang lại cho mẹ bầu như:

  • Cung cấp sắt: Các loại hạt nói chung và đậu phộng nói riêng đều rất giàu chất sắt. Mẹ bầu ăn đậu phộng nguyên hạt ở mức vừa phải có thể tăng khả năng phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai. 
  • Bổ sung chất béo không bão hòa: Hàm lượng chất béo không bão hòa, nhất là axit oleic ở mức cao nên rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu. Chính vì thế, đậu phộng chính là một loại hạt giàu DHA cho bà bầu cũng như phát triển trí não thai nhi rất tốt. 
  • Tốt cho xương: Trong suốt thai kỳ, người mẹ phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Vì thế, nguy cơ bị loãng xương hoặc gặp các vấn đề xương khớp là rất cao. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương như sữa tươi, đậu phộng, phô mai thường được khuyến cáo sử dụng để làm giảm các vấn đề xương mà mẹ bầu thường gặp phải. 
  • Bổ sung calo: Trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu cân, thường xuyên bị mệt mỏi, hết năng lượng thì có thể cân nhắc bổ sung đậu phộng trong khẩu phần ăn để cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể. 
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Do là thực phẩm có tác dụng cung cấp lượng chất xơ dồi dào nên đậu phộng góp phần cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động trơn tru, ổn định hơn. 

Rủi ro khi ăn đậu phộng nếu mẹ bầu bị dị ứng

Có thai ăn đậu phộng được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc ăn đậu phộng có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu nếu mẹ bầu bị dị ứng với loại hạt này. Theo đó, nếu bị dị ứng với đậu phộng, mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề như:

  • Ngứa ran ở khoang miệng.
  • Phát ban, cơ thể mẹ bầu xuất hiện mề đay toàn thân.
  • Buồn nôn, co thắt dạ dày.
  • Sưng tấy lưỡi.
  • Cảm thấy khó thở. 
  • Sốc phản vệ. 

Đọc ngay: Bà Bầu Ăn Đào Được Không? Lợi Ích Của Việc Ăn Đào

Thai phụ có thể bị dị ứng khi ăn đậu phộng
Thai phụ có thể bị dị ứng khi ăn đậu phộng

Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu bị dị ứng với đậu phộng, các bạn cần nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ người thân để tới bệnh viện thăm khám, can thiệp y tế ngay. Bởi một số triệu chứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. 

Cách ăn đậu phộng đúng cách

Khi đang mang thai, việc tiêu thụ đậu phộng có thể mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng cũng cần phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Dưới đây là một số cách ăn đậu phộng đúng cách cho bà bầu:

  • Chọn đậu phộng tự nhiên, không có chất bảo quản hoặc các phụ gia hóa học. Đậu phộng tươi ngon, chín khô là lựa chọn tốt nhất.
  • Nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử dị ứng với đậu phộng, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Ăn đậu phộng với số lượng vừa phải, không quá nhiều. Đậu phộng có thể được xem là một phần của chế độ ăn uống đa dạng và cân đối của bà bầu, nhưng không nên tiêu thụ quá mức.
  • Nếu sử dụng đậu phộng đã chế biến, hãy chọn loại không muối hoặc có lượng muối thấp. Sử dụng đậu phộng chế biến càng ít muối càng tốt để tránh tăng huyết áp.
  • Đậu phộng có thể được kết hợp với các thực phẩm khác như hoa quả, sữa chua, hay salad để tạo ra những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng.

Một số món ngon từ đậu phộng dành cho bà bầu

Ở loại hạt này, các bạn có thể chế biến đậu phộng thô hoặc biến chúng thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác để tránh bị nhàm chán. Dưới đây là một vài gợi ý về các món ngon từ đậu phộng dành cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo làm theo. 

Đậu phộng rang muối

Đậu phộng rang muối là món ăn đơn giản, dễ làm, dễ ăn nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với những bà bầu có tiền sử bị tăng huyết áp thì không nên lựa chọn cách chế biến này. 

Nguyên liệu:

  • 300g đậu phộng.
  • 1 thìa cafe dầu ăn.
  • 2 thìa cafe muối. 
Đậu phộng rang muối
Đậu phộng rang muối

Cách làm:

  • Cho chảo lên bếp cùng với dầu ăn và đậu phộng.
  • Dùng đũa liên tục đảo đều trên lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
  • Rang tới khi thấy vỏ đậu có màu đậm hơn, hạt tỏa mùi thơm thì tắt bếp, cho ra bát, để cho nguội. 
  • Sau đó cho 2 thìa muối vào chảo, đảo đều tay, rang trong 2 phút thì tắt bếp.
  • Cho muối qua một cái rây, rắc muối lên đều khắp mặt đậu.
  • Dùng đũa đảo đều hạt muối để chúng bám quanh đậu phộng là xong. 

Sữa đậu phộng

Thay vì order các loại sữa đậu phộng không rõ nguồn gốc trên thị trường, mẹ bầu có thể tự tay làm cho mình những ly sữa chất lượng tại nhà. 

Nguyên liệu:

  • 200g đậu phộng.
  • 2 lít nước lọc.
  • Sữa đặc. 
  • Đường.
  • Máy xay sinh tố.
  • Rây lọc. 

Cách làm:

  • Rửa sạch đậu phộng, loại bỏ hạt lép, mốc và ngâm trong nước khoảng 8 – 10 giờ để đậu nở mềm. 
  • Vớt đậu phộng ra để cho ráo nước.
  • Bỏ đậu phộng vào khoảng ⅓ máy xay, thêm 2 lít nước và tiến hành xay nhuyễn. Lưu ý, bạn có thể chia nhỏ đậu phộng để giúp đạt được độ mịn ưng ý. 
  • Cho hỗn hợp vào rây, lọc bỏ bã đậu. 
  • Đổ hỗn hợp vừa thu được vào nồi đun với lửa nhỏ trong 1 giờ 15 phút hoặc 1 giờ 30 phút. 
  • Khi nấu được 30 – 40 phút, bạn thêm 2 – 3 thìa cafe đường, gia giảm lượng đường theo khẩu vị, khuyến cáo (nếu có). 
  • Bà bầu khuấy đều khoảng 5 – 10 phút lần để sữa không bị tách lớp, đóng cặn. Sau đó thêm 1 muỗng canh sữa đặc để tạo độ sánh và béo ngậy cho món ăn. 
  • Khi sữa sôi lăn tăn, mẹ bầu tắt bếp, để nguội rồi cho ra ly và thưởng thức. 

Xem ngay: Bầu Ăn Củ Sắn Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?

Sữa đậu phộng là thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Sữa đậu phộng là thức uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng

Chân gà hầm đậu phộng

Chân gà là món ăn khoái khẩu của nhiều người và bà bầu cũng không ngoại lệ. Trong chân gà có chứa các bó sợi collagen nên rất tốt cho xương khớp. 

Nguyên liệu:

  • 5 cặp chân gà.
  • 50g đậu phộng.
  • 1 muỗng cà phê muối.
  • 1 muỗng canh hạt nêm.
  • 2 lát gừng.

Cách làm:

  • Chân gà cắt bỏ móng, rửa sạch, chặt làm 3 khúc rồi để cho ráo nước.
  • Đậu phộng rửa sạch, ngâm với nước ấm trong 30 phút trước khi đem nấu. 
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho chân gà vào hầm trong 30 phút, để nhỏ lửa, tiến hành vớt bọt thường xuyên để giúp nước lèo trong hơn.
  • Khi chân gà chín, bạn thêm 50g đậu phộng, hầm khoảng 20 – 30 phút cho tới khi chân gà và đậu mềm. 
  • Thêm 2 lát gừng, 1 muỗng chanh bột nêm, 1 muỗng cà phê muối, nêm nếm lại xem vừa ăn chưa và tắt bếp là xong. 

Bánh đậu phộng nho khô

Đây là một trong những món ăn tráng miệng giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Mẹ bầu có thể tự làm bánh đậu phộng nho khô tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian. 

Nguyên liệu:

  • 210g bột đậu phộng rang.
  • 170g bột đậu nành.
  • 50g mật ong.
  • 430ml sữa hạnh nhân loại không đường.
  • 60g bột yến mạch.
  • 130g bơ đậu phộng.
  • 100g nho khô.
  • Gia vị: Muối, vani.
  • Dụng cụ khác như máy đánh trứng, khuôn bánh 20-22cm, giấy nến.
Bánh đậu phộng nho khô
Bánh đậu phộng nho khô

Cách làm:

  • Cho lần lượt bột đậu phộng rang xay nhuyễn, bột yến mạch,  bột đậu nành, bơ đậu phộng, mật ong cùng một chút muối, cà phê vani và 250ml sữa hạnh nhân vào tô lớn. 
  • Dùng máy đánh trứng ở mức độ nhẹ nhất để trộn đều hỗn hợp có trong tô. 
  • Khi đã trộn đều, mẹ bầu sẽ thấy bột vẫn còn khô nên hãy cho thêm 180ml sữa hạnh nhân và tiếp tục dùng máy đánh trứng trộn tiếp lần 2 ở mức độ thấp. Tới khi thấy hỗn hợp đặc như kem, bột mịn, dai không thấy những hạt bột to là được. 
  • Cho nho khô vào, trộn tiếp để nho khô được phân bổ đều trong bánh.
  • Lót giấy nến vào khuôn, đổ hỗn hợp bánh vào dàn đều, ép thật chặt bánh xuống để tạo độ kết dính mới cho vào ngăn tủ lạnh để qua đêm. Làm như vậy sẽ giúp cấu trúc bánh cứng và ngon hơn. 
  • Cuối cùng bạn có thể lấy bánh đậu phộng nho khô ra và thưởng thức. 

Bà bầu ăn đậu phộng luộc được không?

Bà bầu có thể ăn đậu phộng luộc một cách an toàn, chúng có lợi cho sức khỏe nếu được luộc chín kỹ trước khi tiêu thụ. Đậu phộng luộc không chỉ giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng mà còn loại bỏ hoặc giảm lượng dầu và muối so với các sản phẩm đậu phộng chế biến sẵn.

Việc luộc đậu phộng cũng giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất bảo quản hay chất phụ gia có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đậu phộng luộc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Bà bầu có thể ăn được đậu phộng luộc
Bà bầu có thể ăn được đậu phộng luộc

Lưu ý cho bà bầu khi ăn đậu phộng

Khi ăn đậu phộng, để tránh nguy cơ tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Không ăn đậu phộng bị mốc, đã bị hư hỏng vì chúng có thể chứa chất gây ung thư. Thay vào đó nên chọn những hạt đậu có màu sáng, hạt mẩy và tròn. 
  • Trong quá trình chế biến, tránh để hạt đậu bị cháy khét.
  • Hạn chế ăn đậu phộng nếu mẹ bầu đang có dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, bệnh dạ dày. 
  • Chỉ nên ăn khoảng 30gr đậu phộng mỗi ngày, tránh dung nạp quá nhiều. Bởi nếu ăn quá nhiều đậu phộng một ngày, bà bầu có thể bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón do hàm lượng chất béo cao. 
  • Đậu phộng không được khuyến khích sử dụng cho những bà bầu đang có nhu cầu giảm cân bởi hàm lượng chất béo trong hạt đậu rất lớn. 
  • Trường hợp mẹ bầu bị mỡ máu, mắc bệnh gout thì nên hạn chế ăn đậu phộng. Hàm lượng chất đạm, chất béo có trong loại hạt này có thể khiến bệnh mỡ máu, gout trở nên trầm trọng hơn. 
  • Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng với đậu phộng thì mẹ bầu cần cẩn trọng khi ăn loại hạt này. 

Trên đây là những thông tin lý giải cho vấn đề “đang mang bầu ăn đậu phộng được không” và những thông tin liên quan khác. Đậu phộng là một loại hạt dinh dưỡng và là chất béo lành mạnh nên rất tốt với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lạm dụng loại hạt này, thay vào đó nên ăn uống đa dạng thực phẩm để tránh bị thiếu chất, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. 

Việc chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng là một phần rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Trong bữa ăn hàng ngày, có rất nhiều loại thực phẩm mà…

Xem chi tiết

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm mà bà bầu…

Xem chi tiết

Đang mang bầu ăn khoai lang được không hay bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày có…

Xem chi tiết

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển một cách ổn định. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, mẹ cũng cần hạn chế…

Xem chi tiết

Mực được biết đến là một trong những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều chị em trong giai đoạn mang thai có tâm lý e ngại…

Xem chi tiết

Phụ nữ mang bầu cơ thể sẽ nhạy cảm hơn bình thường vậy nên việc ăn uống cũng cần được chú trọng để không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Có nhiều chị thắc…

Xem chi tiết

Chị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu thường có những thay đổi về tâm sinh lý và cả chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lựa chọn đúng thực phẩm để sử dụng…

Xem chi tiết

Bà bầu ăn kem được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là vào những ngày hè oi bức. Có nhiều người cho rằng, do kem quá lạnh và chứa nhiều chất…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *