Đau Đầu Khi Mang Thai
Mẹ bầu bị đau đầu là tình trạng không phải hiếm gặp, nếu không phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về nguyên nhân, cách chữa trị tình trạng đau đầu khi mang thai. Mời bạn đọc tham khảo.
Tìm hiểu nguyên nhân bị đau đầu khi mang thai
Đầu bị đau nhức, khó chịu trong quá trình mang thai là hiện tượng phổ biến. Điều này khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và khiến tâm lý cũng bị ảnh hưởng theo, không tốt cho thai nhi. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đau đầu khi mang thai?
Theo chuyên gia, có 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, cụ thể:
- Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể chị em sẽ thay đổi nhanh chóng. Điều này không chỉ làm căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình,… mà còn gia tăng nhưng cơn đau đầu. Một vài chị em còn bị mất thăng bằng, buồn nôn, nôn ói….
- Sinh hoạt không khoa học: Những thai phụ ăn uống không đúng giờ, thức khuya nhiều, uống ít nước cũng dễ bị căng thẳng, mất ngủ và đau đầu. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ dầu mỡ, đường,… cũng làm xuất hiện tình trạng khó chịu, nôn nói trong giai đoạn mang thai.
- Cân nặng thai nhi thay đổi: Ở những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi sẽ tăng nhanh đáng kể và gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể người mẹ. Tình trạng thiếu máu lên não cũng gây đau đầu ở một số thai phụ.
- Môi trường sống: Môi trường quá ồn, bị ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân gây mệt mỏi, căng thẳng và gia tăng tình trạng đau đầu. Những yếu tố này nếu kéo dài sẽ khiến sức khỏe thai phụ ảnh hưởng rất nhiều.
- Bị mắc bệnh lý: Ngoài những yếu tố trên thì một số bệnh lý cũng có thể làm tăng cơn đau đầu khi mang thai, điển hình như: Viêm mũi, viêm xoang, dị ứng, sốt, nghẹt mũi, trầm cảm….
Bị đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ khi bị đau đầu trong quá trình mang thai sẽ thường gặp thêm một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, thị lực giảm, trí nhớ kém,… Những điều này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé nên bạn cần đặc biệt chú ý.
Trong một số trường hợp, mẹ bầu chỉ bị đau đầu mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào. Lúc này, chị em không nên chủ quan bởi đó có thể là biểu hiện của bệnh tiền sản giật nếu mẹ bầu bị đau trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
Bác sĩ Trần Hải Long của Nhất Nam Y Viện cho biết, sau 4 tháng mang thai hiện tượng đau đầu có thể sẽ hết do cơ thể tự điều chỉnh được nội tiết. Tuy nhiên, nếu đau đầu khi mang thai đi kèm những triệu chứng sau đây thì mẹ bầu nên đi khám để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Cơn đau kéo dài, đau dữ dội trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
- Nhức đầu đi kèm một số triệu chứng như sốt cao, cứng cổ, rối loạn thị giác, tri giác,….
- Cơn đau không giảm mà tăng dần theo mức độ và tần suất.
- Sử dụng máy tính, điện thoại hoặc đọc sách sẽ thấy cơn đau xuất hiện ngay.
- Bị sưng phù mặt, bàn tay, bàn chân.
- Đau đầu liên tục trong suốt 4 giờ đồng hồ.
- Đau đầu kèm đau nhức vùng bụng trên hoặc dưới xương sườn.
Hướng dẫn cách chữa đau đầu khi mang thai an toàn, hiệu quả
Tình trạng đau đầu khi mang thai thường có thể tự khỏi sau nếu như mẹ bầu có lối sống lành mạnh, khoa học. Do đó, bạn không cần phải tìm kiếm những biện pháp chữa trị.
Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị dưới đây.
Dùng các mẹo đơn giản tại nhà
Các mẹo dân gian có thể giúp giảm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn cùng nhiều triệu chứng thường gặp khác ở mẹ bầu. Phương pháp này khá an toàn, lành tính, hầu như không để lại tác dụng phụ và không gây nguy hại cho thai nhi nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng.
- Sử dụng tinh dầu
Nhiều bác sĩ khuyên thai phụ nên dùng tinh dầu khi cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Những loại tinh dầu bưởi, tinh dầu quế, tinh dầu hoa oải hương,…. dùng trong phòng ngủ sẽ giảm bớt lo âu, căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu rất tốt.
- Uống trà gừng
Củ gừng tươi có thể giúp kháng viêm, giảm đau, kích thích lưu thông máu. Do vậy bạn có thể dùng 1 cốc trà gừng ấm vào mỗi buổi tối để giảm đau đầu, đồng thời có một giấc ngủ ngon.
- Tắm nước nóng
Tắm nước nóng không những giúp bạn thư giãn mà còn giải quyết triệt để tình trạng đau đầu, buồn nôn. Khi tắm nước nóng, cơ thể sẽ kích thích tuần hoàn máu, giảm lo âu, mệt mỏi, rất tốt cho thai phụ. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào tắm cùng để tăng hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây y
Đau đầu khi mang thai cũng có thể được xử lý bằng thuốc Tây y bởi nó thường cho hiệu quả khá nhanh. Tuy nhiên, tân dược cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là đối với sức khỏe của mẹ bầu. Vậy nên bạn chỉ dùng thuốc Tây trị đau đầu khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Đa phần các thuốc Tây y dùng để chữa đau đầu khi mang thai sẽ có chứa Paracetamol. Thành phần này không nằm trong danh mục chống chỉ định cho phụ nữ mang bầu. Vậy nên nếu những cơn đau đầu kéo dài và phiền phức, mẹ bầu có thể xem xét dùng thuốc có chứa Paracetamol để chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn.
Một vài lưu ý giúp phòng ngừa đau đầu khi mang thai
Để phòng ngừa tình trạng đau đầu, khó chịu trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh thức khuya và lạm dụng các thiết bị điện tử. Buổi trưa cũng nên ngủ từ 15 – 20 phút để lấy lại sức khỏe.
- Hãy ăn uống đủ chất, ưu tiên các loại rau xanh và hoa quả trong bữa ăn. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh ăn đồ ăn nhanh, uống bia rượu,…
- Có thể chia nhỏ bữa ăn, thay vì 3 bữa chính thì tăng lên 5 bữa để tránh cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng,… cũng rất tốt cho sức khỏe, phòng tránh được tình trạng đau đầu.
- Không nên làm việc quá sức khi đang mang bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Bạn cũng nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, sớm phát hiện những bất thường nếu có.
Đau đầu khi mang thai mặc dù không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ bầu. Do đó, bạn cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nếu như cần dùng các biện pháp chữa trị để giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!