Đau Đầu Sau Sinh
Sau quá trình sinh nở, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có đau đầu. Đau đầu sau sinh là bệnh lý khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không xử lý kịp thời, để bệnh kéo dài thì sức khỏe của phụ nữ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con nhỏ.
Đau đầu sau sinh nguyên nhân do đâu?
Sức khỏe của chị em phụ nữ vốn yếu ớt, khi trải qua quá trình sinh nở thì lại càng suy giảm nghiêm trọng. Điều này gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí có người còn bị trầm cảm sau sinh.
Theo bác sĩ Lê Phương, chuyên gia sức khỏe tại Nhất Nam Y Viện, tình trạng đau đầu sau sinh thường do những nguyên nhân sau đây gây nên.
- Stress
Stress là triệu chứng phổ biến thường gặp ở phụ nữ sau sinh và là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu. Điều này còn nghiêm trọng hơn ở những chị em mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm và lo lắng, suy nghĩ nhiều. Bên cạnh đó, sau khi sinh con hay quấy khóc, thức đêm khiến mẹ mệt mỏi, ngủ thiếu giấc, hormone thay đổi cũng làm tăng nguy cơ bị đau đầu ở phụ nữ.
- Cơ thể thiếu máu
Trong quá trình mang thai và sinh đẻ phụ nữ sẽ mất một lượng máu lớn. Ngoài ra, các tế bào niêm mạc tử cung bị bong tróc sau khi sinh cũng làm mẹ bị chảy máu. Việc này cũng làm tăng nguy cơ bị đau đầu cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Ứ đọng huyết động
Ứ đọng huyết động rất phổ biến ở phụ nữ sau sinh và khiến mẹ bị buốt đầu dữ dội. Có chị em sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, sợ hãi và không thể chịu đựng được. Để lâu, tình trạng này sẽ gây hiện tượng chân tay co quắp, đi không vững, bị ngã bất ngờ....
- Tác dụng phụ của thuốc
Ở phụ nữ phải sinh mổ, thuốc gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu. Tình trạng này thường kéo dài 5 - 7 ngày sau đó tự hết.
- Tác động của gốc tự do
Các gốc tự do phát triển liên tục do quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động từ môi trường. Ở não bộ, các gốc tự do tấn công sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, chặn máu lên não và gây đau đầu.
Ngoài ra, quá trình chuyển hóa ở não làm các gốc tự do sinh ra phối hợp với chất trung gian theo cơ chế phức tạp và gây viêm, khiến mạch máu giãn nở, có nhiều biến đổi bất thường nên làm cơn đau đầu xuất hiện.
Các biểu hiện khi bị đau đầu sau sinh
Đau đầu sau sinh gồm 2 loại chính đó là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Mỗi loại này sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Đau đầu nguyên phát
Rất nhiều chị em sau sinh gặp phải tình trạng đau đầu nguyên phát với các triệu chứng như sau:
- Đau nửa đầu: Đau nửa đầu xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên đầu. Ngoài đau đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, rối loạn thị giác.
- Đau đầu vì căng thẳng: Tình trạng này chủ yếu do mất nước, thiếu ngủ và đặc trưng bởi những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Đau đầu có thể bắt đầu từ vùng cổ rồi lan đến đầu, kéo dài vài ngày đến vài tuần.
Đau đầu thứ phát
Những biểu hiện đau đầu sau sinh khi bị đau do nguyên nhân thứ phát gồm:
- Đau đầu do tiền sản giật: Mẹ có thể bị đau ở 2 bên đầu cùng các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, co giật, giảm thị lực,...
- Đau đầu do máu tụ dưới màng cứng: Thủ thuật gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng cũng làm đau đầu sau sinh. Cơn đau thường kéo dài 72 giờ sau khi làm thủ thuật và có thể tăng lên khi căng thẳng, đột ngột đứng/ngồi.
Phụ nữ bị đau đầu sau sinh có nguy hiểm không?
Đau đầu sau sinh có nguy hiểm không là điều mà rất nhiều chị em quan tâm. Thực tế, phụ nữ sau sinh sức khỏe rất yếu, do đó chỉ cần một tác động nhỏ đến cơ thể cũng khiến chị em có nguy cơ gặp nguy hiểm.
Với tình trạng đau đầu, trong nhiều trường hợp bệnh sẽ tự hết sau 1 - 2 tuần và không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra hàng loạt nguy hiểm cho chị em phụ nữ.
- Trầm cảm sau sinh: Đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài có thể khiến phụ nữ bị trầm cảm. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và khiến cuộc sống của chị em bị đảo lộn.
- Ảnh hướng đến em bé: Căng thẳng, đau đầu khiến mẹ không tập trung để chăm sóc cho sức khỏe của con. Điều này có thể khiến con chậm lớn, kém phát triển.
- Cảnh báo nhiều bệnh: Đau đầu đôi khi cũng cảnh báo nhiều bệnh lý về hệ thần kinh, các bệnh này có thể làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn.
Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm này, trước hết những người thân trong gia đình hãy quan tâm đến chị em nhiều hơn, nên chia sẻ việc trông con để chị em thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu như thấy bệnh tiến triển xấu để sớm được hướng dẫn cách xử lý đúng.
Hướng dẫn cách chữa đau đầu sau sinh hiệu quả
Đau đầu sau sinh có thể xử lý bằng các cách đơn giản nếu như bệnh nhẹ và không có quá nhiều biểu hiện nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nặng, cơn đau kéo dài khiến chị em không thể chịu được thì cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Mẹo chữa đau đầu đơn giản
Bạn hoàn toàn có thể xử lý tình trạng đau đầu bằng các mẹo đơn giản ngay tại nhà. Các mẹo này thường an toàn, chủ yếu dùng thảo dược tự nhiên tác động đến hệ thần kinh nên không gây ra tác dụng phụ nào. Dưới đây là một số mẹo mẹ sau sinh có thể tham khảo và áp dụng.
- Chườm lạnh
Nếu đau đầu sau sinh do bệnh xoang và chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh. Hơi lạnh từ túi chườm sẽ giúp co thắt mạch máu, giảm lưu lượng máu và xoa dịu cơn đau. Tốt nhất bạn hãy đặt túi chườm lên khu vực trán để giảm nhanh tình trạng đau nhức.
- Tắm nước nóng
Tắm nước nóng hoặc ngâm chân cũng có thể giảm đau đầu sau sinh. Đây là cách chữa bệnh khá đơn giản, hiệu quả, đồng thời mang đến cảm giác thư thái, thoải mái, sảng khoái cả ngày. Nếu như bị đau đầu do stress, áp lực thì bạn có thể thực hiện ngâm chân trong 10 phút để chữa bệnh.
- Sử dụng gừng
Gừng là loại củ có thành phần dược tính cao, hỗ trợ chữa đau đầu, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Do vậy, chị em sau sinh có thể dùng nguyên liệu này để chữa bệnh. Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là bạn dùng trà gừng để uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu tình trạng đau đầu kéo dài và áp dụng những mẹo kể trên không có hiệu quả, chị em có thể đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, giúp mẹ sau sinh thoải mái và dễ chịu hơn.
Bạn lưu ý, vì thời gian này cơ địa của chúng ta khá nhạy cảm và đang phải nuôi con bằng sữa mẹ nên khi dùng bất kỳ các loại thuốc nào bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều dùng, cách dùng. Trong trường hợp dùng quá liều hoặc có bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng thuốc thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Đông y chữa đau đầu sau sinh
Đau đầu sau sinh cũng có thể được xử lý bằng cách dùng Y học cổ truyền. Phương pháp này dùng các thảo dược tự nhiên, lành tính để chữa bệnh nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, Đông y tập trung vào việc chữa bệnh từ gốc, tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể nên có thể phòng bệnh tái phát.
Một số bài thuốc chị em có thể áp dụng nếu đang bị đau đầu sau khi sinh con gồm:
- Bài thuốc số 1: Dùng nhân sâm, đương quy, bạch linh, bạch thược, thục địa, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, gừng tươi, hồng táo. Tất cả nguyên liệu làm sạch rồi sắc cùng nước để uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc số 2: Dùng sinh địa, đương quy, đào nhân, hồng hoa, xích thược, chỉ xác, sài hồ, xuyên khung, ngưu tất, cát cánh, cam thảo. Tất cả vị thuốc sắc cùng nước và dùng mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc số 3: Dùng xuyên khung, khương hoạt, tế tân, hương phụ, thạch cao, chích cam thảo, bạc hà, kinh giới, nhân trần, cúc hoa, phòng phong. Mỗi ngày bạn sắc 1 thang thuốc cùng nước sau đó dùng vào buổi sáng và buổi tối.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đau đầu sau sinh
Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng đau đầu nếu bạn giữ tinh thần thoải mái, duy trì lối sống khoa học và ăn uống đủ chất.
- Nên bổ sung nhiều nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh và không bị thiếu nước.
- Nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa, trứng cá, không nên uống bia rượu, ăn đồ cay nóng,...
- Nghỉ ngơi hợp lý, hãy chợp mắt nếu thấy quá mệt mỏi và có thể chia sẻ công việc chăm con với người thân trong gia đình.
- Có thể nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, giữ tinh thần thoải mái để phòng ngừa căng thẳng, stress, đau đầu.
- Nếu có thể, hãy tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để các cơ được thoải mái, đồng thời tinh thần sảng khoái hơn.
- Hãy massage nhẹ nhàng vùng thái dương, vai gáy,.... để giúp lưu thông máu cũng như giảm đau đầu.
- Nếu bệnh có tiến triển xấu, xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường thì hãy đi khám tại cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao.
Đau đầu sau sinh là tình trạng khá phổ biến và nếu không biết cách xử lý thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Do đó, ngay từ bây giờ bạn hãy duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, những người thân xung quanh cũng nên san sẻ việc chăm con để tránh chị em bị áp lực, căng thẳng kéo dài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!