Đau đầu hay quên

Đau đầu hay quên là tình trạng thường gặp gây ra nhiều khó chịu, lo lắng cho bệnh nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức kéo dài nhưng cũng có thể là triệu chứng một số bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chính xác nguyên nhân và hướng điều trị của tình trạng này ngay sau đây.

Bị đau đầu hay quên là bệnh gì? Nguyên nhân phổ biến

Đau đầu hay quênhiện tượng đau đầu kèm theo triệu chứng hay quên, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn. Tình trạng này kéo dài gây ra nhiều bất tiện và xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

dau dau hay quen
Đau đầu hay quên và các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn đọc cần lưu ý đến một số bệnh lý sau:

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình xảy ra khi quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Theo đó người bệnh dễ bị đau đầu chóng mặt hay quên, mất thăng bằng và có triệu chứng suy giảm trí nhớ.

Cảm giác đau đầu do bệnh lý này không quá nặng nề. Thông thường người bệnh bị rối loạn tiền đình chỉ cảm thấy nặng đầu nhiều hơn. Tuy nhiên, bệnh lại khó điều trị, dai dẳng kéo dài khiến người mắc thường xuyên mệt mỏi và suy kiệt.

Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não, hay còn gọi là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, có nguyên nhân bởi lượng máu cung cấp lên não không đủ. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.

Người bệnh có các triệu chứng đau đầu lan tỏa hoặc ê ẩm, nặng đầu và đi kèm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng khi vận động. Ngoài ra, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, có cảm giác tê đầu ngón tay, ngón chân hoặc tê bì chân tay. Một số trường hợp có thể mất ý thức và thậm chí là đột quỵ.

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là căn bệnh về não bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, một bộ phận những người có rối loạn não bẩm sinh hoặc trường hợp bị chấn thương cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là gì, các nhà khoa học chỉ có thể xác định, khi bị bệnh, các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin bắt đầu bị suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được sản sinh tạo nên mảng bám và tích tụ lại ở các tế bào gây cản trở quá trình truyền tải thông tin.

Đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch, hay còn gọi là đau đầu Migraine thường khiến bệnh nhân xuất hiện các cơn đau đầu ở một bên. Căn bệnh này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau đầu hay quên. Đau đầu vận mạch có thể xuất hiện ở cả lứa tuổi học sinh, người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được khẳng định rõ ràng.

Các yếu tố có thể kích thích cơn đau đầu vận mạch là sự bất thường trong hoạt động của mạch máu vùng sọ não. Người bệnh có thể bị đau đầu do stress, di truyền, do ăn uống hoặc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Mạch máu ở não bị co giãn bất thường sẽ khiến các cơn đau xuất hiện kèm theo cảm giác có nhịp mạch đập. Khi đó, người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai và nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng động. Tình trạng thiếu máu tạm thời còn khiến người bệnh hay bị đau đầu và hay quên và suy giảm khả năng tập trung.

dau dau hay quen
Đau đầu vận mạch nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Triệu chứng đau đầu hay quên điển hình

Đau đầu hay quên là tình trạng bệnh nhân bị đau đầu hoặc đau nửa đầu kèm theo triệu chứng hay quên và suy giảm trí nhớ. Cụ thể như sau:

  • Đau đầu: Người bệnh khi mắc nhức đầu hay quên thường đau nhức một bên đầu, hoặc có khi đau đầu ở cả hai bên. Trong cơn đau thường xuất hiện kèm theo tình trạng nhói, nhức. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ, dai dẳng nhiều ngày hoặc đau dữ dội theo từng cơn.
  • Hay quên: Người bệnh thường quên trước quên sau, khả năng ghi nhớ những thông tin mới không tốt. Đồng thời, khả năng tập trung cũng kém dần.

Không chỉ bị cơn đau đầu hành hạ, suy giảm trí nhớ còn ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đồng thời, tình trạng đau đầu hay quên có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Do đó, khi thấy có các dấu hiệu của bệnh, bạn đọc nên chủ động tìm đến sự thăm khám của các bác sĩ.

Các phương pháp điều trị tình trạng đau đầu hay quên

Tình trạng đau đầu hay quên là một triệu chứng, không phải là dạng một bệnh lý. Vì vậy, để khắc phục, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và bệnh lý chính xác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Một số biện pháp cải thiện tại nhà

Đối với tình trạng đau đầu hay quên nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp như:

Uống trà gừng

Gừng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm tình trạng đau đầu hiệu quả. Trong thành phần của gừng có chứa các chất chống viêm có tác dụng ức chế các tác nhân gây hay quên và đau đầu.

Bạn đọc chỉ cần lấy 1 củ gừng to đập dập và nấu chung với nước đến khi nước sôi rồi thêm đường phèn vào, tiếp tục nấu với lửa nhỏ là có thể sử dụng được.

Đi bộ

Vào sáng sớm hay chiều tối (cách bữa ăn 1-2 tiếng), bạn đọc nên tập đi bộ trong 30 – 60 phút ở nơi không gian trong lành.

Cách tập thể dục này làm cho các cơ từ eo mông trở xuống được vận động cần thiết. Từ đó nâng cao mức hấp thụ oxy, kích thích các tế bào não để phòng chống thoái hóa não. Cách tập này có tác dụng dự phòng cao và rất thích hợp với đối tượng người cao tuổi.

Vận động 10 ngón tay

Bạn đọc nên chú ý kết hợp vận động 10 ngón tay với suy nghĩ qua việc khắc, vẽ tranh, cắt hình, viết thư pháp, ghi nhật ký, làm thơ, khâu thêu, chơi đàn,… Cách làm như vậy sẽ giúp máu lưu thông rộng ở nhiều vùng trên não, thúc đẩy tuần hoàn não để khắc phục chứng đau đầu hay quên.

dau dau hay quen
Vận động 10 ngón tay là bài tập đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được

Thuốc Tây y khắc phục triệu chứng

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đau đầu hay quên phù hợp. Các phương pháp sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, hay quên, giúp an thần và tăng cường tuần hoàn máu lên não bộ.

Về điều trị, người bệnh thường dùng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm kết hợp với liều nhỏ thuốc bình thần.

  • Thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid (Nsaids).
  • Các thuốc như nhóm Triptan, Ergotamin được ưu tiên hàng đầu khi cơn đau dữ dội.
  • Thuốc chống trầm cảm như Sertralin và Paroxetin do chúng có hiệu quả điều trị tốt cả với trầm cảm và lo âu, hay quên mà lại rất ít tác dụng phụ.
  • Thuốc bình thần dùng kèm theo như Clonazepam hoặc Bromazepam. Hai loại thuốc này đều có khả năng giảm lo âu rất nhanh ngay ở liều thấp, ít gây phụ thuộc thuốc và được người bệnh dung nạp tốt.

Ngoài thuốc chống trầm cảm đã nêu trên, người bệnh có thể được dùng kết hợp với các thuốc cải thiện tuần hoàn não như Piracetam hoặc Ginkgo Biloba liều trung bình. Các thuốc này chỉ có hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với thuốc chống trầm cảm, ít thể hiện tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc.

Nên thăm khám đau đầu hay quên ở đâu?

Dưới đây là một số địa chỉ khám chứng đau đầu hay quên uy tín, chất lượng:

Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức là cơ sở y tế có thế mạnh về Thần kinh. Bệnh nhân bị đau đầu hay quên sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ khoa Nội – Hồi sức Thần kinh của bệnh viện.

Trong đó, Khoa Nội Thần kinh chuyên khám chữa bệnh đau đầu, đau nửa đầu, hay quên, Parkinson, điều trị tai biến mạch máu não,… Bệnh viện luôn chú trọng phát triển các kỹ thuật thăm dò chức năng thần kinh như điện não đồ kéo dài, tiêm phong bế thần kinh, các kỹ thuật điện chẩn cơ,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3825 3531.

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị các bệnh thường gặp ở người trung và cao tuổi. Trong đó, bệnh Thần kinh và các chứng đau đầu hay quên, đau nửa đầu rất thường gặp.

Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer của bệnh viện được thành lập từ năm 2006 với tên gọi cũ là Khoa Tâm Thần kinh. Năm 2016, khoa chính thức đổi tên thành Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer. Các mặt bệnh mà Khoa đang điều trị có hiệu quả cao như: Tình trạng đau đầu sốt, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ, Parkinson,…

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
  • SĐT: 024 3576 4558.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trung tâm Y khoa số 1 (hay còn gọi là phòng khám Giáo sư hoặc Phòng khám số 1 Tôn Thất Tùng) thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ tin cậy của các bệnh nhân Thần kinh.

Người bệnh đau đầu hay quên đến đây sẽ được các bác sĩ giỏi, chuyên gia Thần kinh đầu ngành trực tiếp thăm khám và điều trị.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ khám bệnh: Tòa nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • SĐT: 024 3574 3456.

Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện là một trong những cơ sở phục dựng lại mô hình khám chữa bệnh tái hiện theo các Thái Y Viện triều Nguyễn. Mô hình thăm khám và điều trị bệnh của trung tâm đã và đang đưa những bài thuốc Hoàng cung triều Nguyễn đến gần với bệnh đau đầu hay quên.

Với sứ mệnh chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng cùng nhiều bài thuốc quý mang lại hiệu quả điều trị vượt trội, Nhất Nam Y Viện đã vinh dự nhận Cúp vàng với giải thưởng uy tín: “Hàng Việt Tốt – Dịch Vụ Hoàn Hảo – Thương Hiệu Nổi Tiếng Năm 2020″.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ chữa bệnh: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, TP Hà Nội.
  • SĐT: 024 8585 1102.
dau dau hay quen
Nhất Nam Y Viện đã và đang khẳng định được vị thế của mình trong công cuộc chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Một số lưu ý để phòng tránh chứng đau đầu hay quên

Để phòng tránh tình trạng đau đầu hay quên, bạn đọc nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều vitamin như sắt, magie, kẽm, vitamin B vào bữa ăn hàng ngày.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, chất bảo quản, đồ ăn độc hại, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, cà phê, và các chất gây nghiện khác.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa các kích thích về thần kinh gây ra những cơn nhức đầu hay quên.
  • Trong công việc, bạn đọc hạn chế làm những công việc lao lực quá mức hay áp lực căng thẳng không tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện yoga, đi bộ nhanh, thiền, dưỡng sinh. Đồng thời luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan.

Nếu gặp chứng bệnh đau đầu hay quên kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, bạn đọc nên đến chuyên khoa thần kinh để được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Đau đầu là bệnh lý phổ biến và cũng có khá nhiều cách khác nhau giúp xử lý tình trạng này, trong đó có bấm huyệt. Bấm huyệt chữa đau đầu giúp giải tỏa căng…

Xem chi tiết

Đau đầu kèm nhức mắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh…

Xem chi tiết

Trên thực tế khá nhiều mẹ bầu đang phải đối mặt với hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa. Vậy tình trạng này khởi phát do đâu, có nguy hiểm hay không…

Xem chi tiết

Đau đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải nhiều lần trong đời. Khi gặp phải sẽ khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến…

Xem chi tiết

Bị đau đầu có rất nhiều cách chữa trị, trong đó dùng tỏi được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu này thường có sẵn. Vậy cách chữa đau đầu bằng tỏi như thế nào…

Xem chi tiết

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi không còn xa lạ với mọi người. Tình trạng này xuất hiện để “nhắc nhở” cơ thể đang kiệt sức, cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đó có…

Xem chi tiết

Đau đầu căng cơ là tình trạng đau đầu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, phổ biến nhất là người lớn và trẻ vị thành niên. Những cơn đau…

Xem chi tiết

Đau đầu R51 là một bệnh lý đau đầu thường gặp, được gọi với tên ký hiệu quốc tế để quản lý và thống kê bệnh nhân. Vậy chứng đau đầu này có phải là…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *