Mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính là một dạng dị ứng không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, khiến sức khỏe người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người thông tin về bệnh lý, cách chữa và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. 

Mề đay mãn tính là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Nổi mề đay là một loại bệnh ngoài da thông thường mà bất kỳ ai cũng có thể bị. Đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có sự thuyên giảm trong 6 tuần. Khoảng 5% ca bệnh có tình trạng kéo dài, tái phát nhiều lần trên 6 tuần trở lên, gây ra mề đay mãn tính.  

Điểm đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng da nổi sần có màu hồng, trắng nhạt hoặc đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Tương tự với mày đay cấp tính, bệnh mề đay mãn tính chỉ gây ra những tổn thương trên bề mặt, ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. 

me day man tinh
Nổi mề đay mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống

Các triệu chứng của mề đay mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân giảm độ tập trung, chất lượng giấc ngủ, công việc suy giảm. 

Triệu chứng của mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính có hình thái tổn thương gần giống với giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, mức độ tiến triển của bệnh lúc này khá chậm, mức độ lan tỏa ít, người bệnh chỉ có cảm giác ngứa âm ỉ. 

Những triệu chứng điển hình của bệnh mề đay mãn tính có thể kể đến như: 

  • Bề mặt da có hiện tượng sẩn ngứa và phát ban trên 6 tuần. 
  • Bề mặt da bị tổn thương, ngứa nhẹ và âm ỉ. Triệu chứng này ít khi bùng phát mạnh mẽ như giai đoạn cấp tính. 
  • Đối tượng mắc bệnh mề đay mãn tính đa phần là người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. 

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TƯ VẤN 1:1 VỚI CHUYÊN GIA

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Mề đay mãn tính có thực sự nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính là tiến triển nặng hơn của bệnh cấp tính nhưng ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngoại hình, ảnh hưởng đến cuộc sống, tạo ra trở ngại tâm lý khi bệnh nhân giao tiếp với người khác. 

Nếu không tìm cách trị mề đay mãn tính hoặc xử lý sai phương pháp có thể dẫn đến một số biến chứng khác như: 

  • Biến chứng thâm nhiễm da do người bệnh có xu hướng chà xát, gãi lên khu vực bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến da dày sừng hơn và bị thâm nhiễm. 
  • Biến chứng chàm hóa da do nổi mề đay kèm theo dấu hiệu dày sừng, khô ráp, nứt nẻ. Chàm hóa da sẽ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, có thể để lại sẹo và làm tăng nguy cơ bội nhiễm. 
  • Có thể phát triển thêm các bệnh dị ứng khác nếu mề đay mãn tính không được xử lý kịp thời. Lúc này nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên kích thích ra những bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh chàm,…

Cách giải quyết bệnh mề đay mãn tính

So với giai đoạn cấp tính, xử lý mề đay mãn tính thường gặp nhiều khó khăn hơn do bệnh có thể tái phát nhiều lần, khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh kém và khó xác định chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng trên. Chính vì vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp để có được kết quả tốt nhất. 

Xử lý bệnh mày đay mãn tính bằng thuốc Tây

Xử lý bệnh mày đay mãn tính đa phần bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng trong một thời gian nhất định. Mục đích của việc dùng thuốc là giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. 

me day man tinh
Thuốc chữa bệnh mày đay cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tùy theo mức độ bệnh lý, độ tuổi, triệu chứng và nguyên nhân bác sĩ sẽ có sự chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau: 

Thuốc tân dược dùng để cải thiện triệu chứng bệnh 

Thuốc xử lý bệnh mề đay mãn tính giúp cải thiện triệu chứng bao gồm có: 

  • Thuốc kháng histamin làm giảm cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm. Tuy nhiên khi dùng sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. 
  • Thuốc chứa corticoid chống dị ứng, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn khi thuốc kháng histamin không có tác dụng. 
  • Thuốc kháng leukotrien là hoạt chất trung gian kích thích phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc này được sử dụng kết hợp khi thuốc kháng histamin không đáp ứng tốt. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch chỉ định dùng để cải thiện triệu chứng mề đay mãn tính vô căn và do bệnh tự miễn. Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng do đó người bệnh phải cân nhắc trước khi dùng. 
  • Thuốc trị mề đay mãn tính vô căn với công dụng ức chế kháng thể IgE, giảm lượng histamin phóng thích dưới da giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh lý. 

Thuốc tân dược dùng xử lý bệnh lý tiềm ẩn khi bị mề đay 

Nổi mề đay mãn tính có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó mà các loại thuốc thông thường gần như không có tác dụng. Do đó nếu nghi ngờ bị nổi mề đay mãn tính do mắc bệnh lý tiềm ẩn nào đó bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và áp dụng biện pháp giải quyết kịp thời. 

Giải quyết nổi mày đay bằng mẹo dân gian

Cách xử lý mề đay mãn tính bằng mẹo dân gian được khá nhiều người lựa chọn bởi có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, cách chế biến đơn giản mà lại giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Một số bài thuốc nam xử lý mề đay tại nhà mà bạn có thể áp dụng ngay như: 

Mẹo giải quyết bệnh nổi mày đay bằng cây chó đẻ 

Cây chó đẻ có công dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn rất tốt nên thường được dùng trong xử lý bệnh về gan và mề đay. Bài thuốc sử dụng dược liệu trên như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cây chó đẻ làm sạch rồi mang đi giã nhuyễn. 
  • Làm sạch vùng da bị mề đay rồi cho hỗn hợp lá cây chó đẻ đắp lên trong thời gian 30 phút là được. 

Mẹo khắc phục bệnh mề đay từ lá trầu không 

Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn hoạt chất kháng viêm, giúp kiểm soát và chống lại tác nhân gây mày đay, đồng thời giảm ngứa rất tốt. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để xử lý bệnh tại nhà theo cách sau: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá trầu không vừa đủ dùng, làm sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. 
  • Dùng nước lá trầu không để tắm hàng ngày, phần bã dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Bài thuốc trên sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện nhanh các triệu chứng nổi mề đay.
me day man tinh
Lá trầu không có chứa hoạt chất giảm ngứa, chống viêm rất tốt

Mẹo xử lý mề đay bằng lá hẹ 

Lá hẹ có công dụng giải độc, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Thành phần vitamin B và khoáng chất có trong dược liệu còn giúp làm sạch và phục hồi da nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng ngay bài thuốc trị bệnh mày đay bằng lá hẹ ở nhà theo cách: 

  • Chuẩn bị 1 lượng lá hẹ vừa đủ dùng, làm sạch sau đó cắt thành từng khúc. 
  • Sao lá hẹ trên chảo nóng rồi gói vào khăn sạch để chườm nóng lên vùng da bị mẩn ngứa. 

Các mẹo dân gian sẽ cho hiệu quả tùy theo cơ địa của từng người. Nếu áp dụng không đạt kết quả hoặc có triệu chứng lạ bạn nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để tìm biện pháp xử lý kịp thời. 

Cách phòng bệnh nổi mề đay

Mày đay mãn tính có thể kéo dài trong một thời gian và tái phát nhiều lần vì vậy người bệnh cần kết hợp song song giữa cách chăm sóc với phác đồ bác sĩ đưa ra. 

Dưới đây là những cách giúp phòng bệnh mề đay hiệu quả bạn nên áp dụng ngay tại nhà: 

  • Thường xuyên tẩy giun sán định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. 
  • Tạm dừng sử dụng các loại mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc nếu bạn nghi ngờ đó là tác nhân gây dị ứng. Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời tránh để tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. 
  • Hạn chế vận động và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian từ 9h đến 16h bởi đây là thời gian ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh. 
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận, hạn chế để da tiếp xúc với tia UV. 
  • Không cào gãi hay chà xát lên vùng da đã bị tổn thương bởi có thể gây trầy xước, chảy máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm. 
  • Nếu bị ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay bạn có thể dùng khăn lạnh để đắp hoặc tắm nước mát. 
  • Không tắm nước quá nóng hay tiếp xúc với nguồn nước lạ khi đang bị nổi mề đay. 
  • Không tập các môn thể thao vận động nhiều gây đổ mồ hôi sẽ khiến triệu chứng bệnh càng bùng phát mạnh mẽ hơn. Người bệnh có thể ngồi thiền, bơi lội, tập yoga để cải thiện sức đề kháng và giải tỏa căng thẳng. 
  • Mặc quần áo làm từ chất liệu cotton, kích cỡ rộng rãi giúp cơ thể thoải mái hơn. 
  • Thoa kem dưỡng da mỗi ngày sau khi tắm hoặc khi bị kích ứng để hạn chế các triệu chứng bệnh lý. 
  • Nên xử lý các bệnh liên quan gây suy giảm hệ miễn dịch. 
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để có một thể trạng tốt, giúp cải thiện bệnh lý. 

Mề đay mãn tính có những triệu chứng thế nào, cách xử lý ra sao chúng tôi đã đề cập chi tiết đến bạn đọc. Hãy chú ý đến sức khỏe, quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh, tìm cách xử lý sớm tránh để diễn biến bệnh lý tiến triển nặng hơn. Đừng bỏ lỡ TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ bác sĩ Lê Phương, liên hệ ngay:

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh mề đay

Triệu chứng của bạn?
Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh phổ biến bất kỳ ai cũng có thể bị với triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu về đêm, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Nguyên nhân…

Xem chi tiết

Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm trên như thế nào? Nổi mề đay…

Xem chi tiết

Nổi mề đay có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ bề ngoài và khiến người bệnh liên tục ngứa ngáy. Do những phiền toái mà căn bệnh mang lại, do vậy, nhiều người…

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay là một bệnh lý thường gặp mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Khi nổi mề đay sức khỏe và việc sinh hoạt của bé đều bị ảnh hưởng.…

Xem chi tiết

Nổi mề đay có được tắm không là câu hỏi thường gặp ở những người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian thì người mề đay cần phải kiêng cữ khá nhiều thứ…

Xem chi tiết

Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng thường gặp trong mùa Đông ở những người có cơ địa dị ứng. Không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ,…

Xem chi tiết

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng dị ứng thường gặp. Vậy các mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm hay không? Làm thế nào…

Xem chi tiết

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn nhiều với hàng loạt biểu…

Xem chi tiết

Bình luận (62)

  1. Trần Thị Bích Ly says: Trả lời

    bài thuốc tiêu ban có dùng được cho trẻ con không, mình muốn hỏi cho con trai 10 tuổi, cháu bị mề đay mãn tính, dùng thuốc tây và cả các bài thuốc dân gian không có tác dụng

    1. Minh Nghi says:

      dùng được chị nhé, trước con nhà chị gái em cũng dùng, mẹ nó kể dùng chỉ mất có vài tháng là có thể xử lý được bệnh rồi, tấc dụng cũng lâu dài nữa mấy tháng nay gặp lại thấy cu cậu trộm vía vẫn khỏe mạnh, nghịch cũng khỏe không thấy có dấu hiêu gì về việc nổi mẩn ngứa ở da nữa, bà ý đọc được bài này nên mới biết đến Tiêu ban hoàn bì thang đấy

    2. Hồng Hạnh says:

      sao mẹ mình sau khi đi khám về, dùng tiêu ban hoàn bì được vài ngày không những không đỡ mà còn thấy nổi ban, ngứa nóng rát nhiều hơn trước vậy, hay mẹ mình bị dị ứng với thuốc không mọi người

    3. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Hồng Hạnh!
      Trong khoảng một vài ngày đầu sử dụng thuốc, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng phát ra nhiều hơn do hiện tượng công thuốc, xảy ra khi thuốc tác động vào khí huyết và cơ thể, thiết lập lại hoạt động ở hệ miễn dịch tự nhiên.
      Sau khi thuốc đã tác dụng và điều chỉnh được hệ miễn dịch thì các triệu chứng bệnh sẽ càng giảm đi rõ rệt, vậy nên bạn không cần quá lo lắng và nên uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé! Trong trường hợp xảy ra vấn đề bất thường, bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ đã khám để nhận hỗ trợ và hướng dẫn từ bác sĩ nhé!
      Mời bạn đến Trung tâm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và đưa ra liệu trình phù hợp.
      Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ số 024 8585 1102 hoặc inbox Fanpage nhé.
      Thông tin đến bạn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *