Viêm Cầu Thận Mạn

Viêm cầu thận mạn là bệnh tiết niệu khá phổ biến hiện nay. Triệu chứng nổi bật của bệnh là hiện tượng đi tiểu ra máu, đồng thời trong nước tiểu có chứa protein. Việc phát hiện căn bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Viêm cầu thận mạn là bệnh gì?

Bệnh gây ra do tổn thương ban đầu tại tiểu cầu thận, sau đó tiến triển kéo dài nhiều năm. Cuối cùng dẫn tới suy thận mạn với các triệu chứng gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, người mắc bệnh có thể nhận thấy sự bất thường trong nước tiểu. Sự bất thường này liên quan tới hồng cầu niệu và trụ niệu. 

viem cau than man
Viêm cầu thận mạn gây ra bởi tổn thương ban đầu tại tiểu cầu thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh. Nếu như không điều trị kịp thời bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm căn bệnh và có hướng điều trị phù hợp sẽ ngăn được sự diễn tiến nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh. Đồng thời phát hiện sớm là cách để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận mạn

Theo đánh giá, số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý này ngày càng tăng trong những năm gần đây. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là trong khoảng từ 16 đến 44 tuổi. Căn bệnh xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi lao động nên gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và công việc của người mắc.

Cũng theo một số nghiên cứu, căn bệnh này không có sự giới hạn hoặc ảnh hưởng bởi yếu tố vùng miền. Điều trị căn bệnh nên tiến hành sớm và tìm ra nguyên nhân để có cách phòng bệnh hiệu quả.

viem cau than man
Chứng đái tháo đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm cầu thận mạn phát triển

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:

  • Do viêm cầu thận cấp: Tỷ lệ là từ 10 – 20 %. Bệnh viêm cầu thận cấp khi không điều trị kịp thời, triệt để sẽ dẫn tới viêm cầu thận mạn.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Kháng thể có trong lupus có thể tấn công trực tiếp tới các mô thận và làm hỏng chức năng thận.
  • Đái tháo đường: Người mắc bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới các chức năng thận và gây ra tổn thương tại thận.
  • Bệnh cầu thận di truyền: Bệnh cầu thận di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Điều đáng lo ngại là hầu hết các tổn thương ở cầu thận đều có thể dẫn tới sự hình thành và phát triển của bệnh. Chính vì thế việc phát hiện sớm các vấn đề gây viêm cầu thận cấp, cải thiện môi trường và sức khỏe sẽ giúp hạn chế sự phát triển và lan rộng của căn bệnh nguy hiểm này.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm cầu thận mạn

Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận khá đa dạng. Tuy nhiên căn bệnh này cũng có thể diễn ra một cách âm thầm. Người bệnh thậm chí không biết mình bị bệnh khi không thấy xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bệnh tiến triển với các triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng của căn bệnh.

Protein niệu

Đây là dấu hiệu giúp xác định chính xác người bệnh có mắc viêm cầu thận hay không. Giai đoạn viêm cầu thận mạn ban đầu sẽ chứa từ 2-3g/24h. Nếu tỷ lệ tăng lên khoảng từ 3.5g/24h thì bệnh nhân đã có biểu hiện của chứng thận hư.

viem cau than man
Protein niệu là một trong những dấu hiệu để xác định có mắc bệnh hay không

Triệu chứng phù

Đây là biểu hiện lâm sàng chỉ có ở bệnh nhân viêm cầu thận. Vì thế ngay khi có biểu hiện này cần nghĩ ngay tới bệnh viêm cầu thận cấp hoặc viêm cầu thận mạn. Các biểu hiện cụ thể như sau: 

  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy nặng nề ở phần mắt. Ngoài ra, người bệnh có thể bị phù tại mí mắt, phù 2 chân. Hiện tượng phù nhiều vào buổi sáng, đến chiều hiện tượng này giảm dần.
  • Thời gian xảy ra hiện tượng phù này khoảng 10 – 15 ngày đầu tiên của bệnh. Sau đó triệu chứng giảm dần khi bệnh nhân đi tiểu nhiều.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không phát hiện ra hiện tượng phù, vẫn hoạt động và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên cũng vẫn có những trường hợp bị phù to, phù toàn thân, nguy hiểm.

Viêm cầu thận mạn có biểu hiện tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp với bệnh nhân viêm cầu thận mạn có thể không diễn ra thường xuyên. Triệu chứng tăng huyết áp có thể xuất hiện theo từng đợt của bệnh. Tuy nhiên đây là dấu hiệu cho thấy căn bệnh đang tiến triển.

viem cau than man
Tăng huyết áp là một trong số những triệu chứng của căn bệnh

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa thì tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp ở giai đoạn nhẹ là rất thấp. Với bệnh nhân ở giai đoạn III hay IV thì tỷ lệ này ở khoảng 80%.

Viêm cầu thận mạn có biểu hiện thiếu máu

Bệnh nhân suy thận càng nặng thì hiện tượng thiếu máu sẽ càng rõ ràng Thiếu máu đẳng sắc và nhược sắc thì rất khó có thể hồi phục. Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện chứng nôn, xuất huyết, thở sâu hoặc rối loạn đường thở. Thậm chí bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê do ure máu tăng quá cao.

Bóng thận teo nhỏ

Hiện tượng này xuất hiện với các bệnh nhân suy thận khi tiến hành siêu âm. Bác sĩ sẽ quan sát thấy bóng thận teo nhỏ. Khi chưa có hiện tượng suy thận thì đài bể thận sẽ bình thường. Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm cũng sẽ phát hiện thấy thận bị teo nhỏ hai bên khi xuất hiện hiện tượng suy thận.

Bệnh viêm cầu thận mạn có chữa khỏi được không?

Đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh. Nguyên nhân là do viêm cầu thận mạn là bệnh tương đối NGUY HIỂM. Nếu không nhận biết bệnh sớm và có phương hướng điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng thậm chí tử vong là rất cao.

viem cau than man
Căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa thì quá trình điều trị bệnh tương đối khó và phức tạp. Việc điều trị ban đầu sẽ là kiềm chế sự phát triển của bệnh bằng biện pháp:

  • Kiểm soát và điều chỉnh huyết áp.
  • Hạn chế sự nhiễm trùng bằng cách vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Kiểm soát tốt lượng protein có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế việc dùng các loại thuốc có ảnh hưởng đến thận.

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh, người bệnh cần thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường các loại thuốc sử dụng chính sẽ bao gồm kháng sinh, thuốc hạ áp và lợi tiểu. Tuy nhiên quá trình điều trị có thể kéo dài, người bệnh cần hết sức kiên trì mới có hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cầu thận mạn

Để xét nghiệm và chẩn đoán căn bệnh viêm cầu thận mạn, các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện.

Chẩn đoán xác định bệnh

Chẩn đoán thông qua các dấu hiệu sau ở người bệnh

  • Phù
  • Hồng cầu niệu
  • Protein niệu.
  • Trụ niệu.
  • Ure máu tăng.
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh thu được từ việc chụp X quang thận.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm thận bể thận mạn tính: Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh là viêm nhiễm đường tiết niệu, protein niệu thấp, bạch cầu niệu thường nhiều hoặc có vi khuẩn niệu. Ngoài ra người bệnh thường có dấu hiệu sỏi thận tiết niệu nhưng không có dấu hiệu phù. Hai thận to nhỏ không đều. Bờ thận gồ ghề. Đài thận giãn rộng.
  • Xơ mạch thận lành tính: Protein niệu thường xuất hiện muộn hơn và ít. 
  • Xơ mạch thận ác tính: Thường kéo dài, hai thận thường teo nhỏ và thiếu máu.

Chẩn đoán thể bệnh

Chẩn đoán thể bệnh sẽ căn cứ vào bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận hay không. Ngoài ra khi xét nghiệm sẽ có hồng cầu niệu, đồng thời trụ niệu kéo dài. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác căn bệnh dựa vào sinh thiết thận. Những đợt cấp của viêm cầu thận mạn xảy ra với bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm cầu thận mạn. Ngoài ra còn có một số yếu tố tác động khác bao gồm:

  • Xuất hiện các đợt nhiễm khuẩn.
  • Bị tăng huyết áp ác tính.
  • Bệnh nhân có thai.

Phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận mạn

Để điều trị bệnh viêm cầu thận mạn người bệnh cần khám sàng lọc tại các bệnh viện chuyên khoa. Căn cứ vào tình trạng thực tế của từng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ, phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị bệnh viêm cầu thận mạn bằng phương pháp dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân viêm cầu thận mạn như sau.

viem cau than man
Điều trị viêm cầu thận mạn bằng phương pháp dùng thuốc là cần thiết
  • Thuốc huyết áp: Người bệnh có thể bị tăng huyết áp nên bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để giảm huyết áp. Bệnh nhân có thể sẽ phải xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi quá trình sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra người bệnh có thể phải sử dụng kèm thêm các thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc giảm sưng: Hiện tượng sưng phù thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm cầu thận mạn. Do vậy cần sử dụng các thuốc lợi tiểu để giảm hiện này.
  • Thuốc kháng sinh khi có đợt viêm nhiễm: Khi có đợt viêm nhiễm, người bệnh cần sử dụng các loại kháng sinh thích hợp. Trong đó có thể kể tới Penicillin, Ampicillin. Thông thường mỗi đợt điều trị kháng sinh sẽ kéo dài khoảng 7 – 14 ngày.

 Biện pháp điều trị hạn chế sự tiến triển của bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự tiến triển của căn bệnh. Các biện pháp này sẽ giúp kiểm soát huyết áp, hạn chế nhiễm trùng. Chi tiết các biện pháp này như sau.

  • Biện pháp kiểm soát huyết áp hàng ngày bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên. Người bệnh cũng nên sử dụng các món ăn nhạt, hàm lượng muối thấp.
  • Biện pháp hạn chế nhiễm trùng bằng các vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường.
  • Khi bị suy thận, người bệnh cần thực hiện hạn chế lượng protein trong khẩu phần ăn. Biện pháp này cực kỳ cần thiết trong việc hạn chế sự phát triển của căn bệnh
  • Tuyệt đối khống sử dụng các loại thuốc gây hư hại và gây độc cho thận. Trong đó có thể kể tới các thuốc như kháng sinh Gentamycin, Streptomycin, kháng viêm không phải corticoid…

Viêm cầu thận mạn nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cho bệnh nhân viêm cầu thận mạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Trong đó cần đặc biệt hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều protein, thực phẩm có chứa natri… Đây là những thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân viêm cầu thận mạn. 

Thực phẩm bệnh nhân viêm cầu thận mạn nên ăn

Một số thực phẩm mà bệnh nhân mắc viêm cầu thận mạn nên ăn như sau:

viem cau than man
Người bị bệnh thận nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày
  • Thịt nạc (sử dụng thịt nạc từ cá, gia cầm hoặc hải sản).
  • Các loại hạt: Đậu xanh, đậu phộng, đậu nành.
  • Trái cây: Sử dụng các loại quả như dưa hấu, táo, lê, cam, chuối.
  • Các loại rau: Rau diếp, cà chua, khoai tây.
  • Cơm hoặc các món ăn từ gạo tẻ.
  • Đồ ăn không ướp muối.
  • Sữa hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa
  • Bơ động và thực vật.
  • Các gia vị nên sử dụng gia vị ít muối.

Thực phẩm bệnh nhân viêm cầu thận mạn không nên ăn

Bệnh nhân mắc bệnh viêm cầu thận mạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau.

viem cau than man
Người mắc viêm cầu thận mạn không nên sử dụng thịt xông khói trong thực đơn hàng ngày
  • Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, jambon.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp, phomai chế biến.
  • Dưa muối chua, cà muối hoặc các đồ muối chua.
  • Bánh mì mặn.

Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại hương liệu có hàm lượng muối cao. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng nước mắm hoặc các loại sốt có vị mặn. 

Việc tuân thủ thực đơn cho bệnh nhân viêm cầu thận có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên điều này giúp giảm các triệu chứng khó chịu và có thể cải thiện sức khỏe đáng kể. Trong đó người bệnh cần chú ý tới lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra nên giảm các món ăn có chứa hàm lượng muối cao. Người bệnh cũng nên sử dụng thêm nhiều rau quả tươi thay vì các thực phẩm đóng hộp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cầu thận mạn

Quá trình điều trị viêm cầu thận mạn thường kéo dài. Thậm chí nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế việc phòng ngừa căn bệnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để phòng tránh căn bệnh này.

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Vệ sinh cơ thể để không xuất hiện các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị.
  • Nên thăm khám định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần.

Viêm cầu thận mạn là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Nếu không được điều trị nhanh chóng, đúng phác đồ bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên tới bệnh viện để được khám và điều trị ngay khi có biểu hiện của bệnh.

Viêm cầu thận mãn có chữa được không là một vấn đề được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Để kéo dài sự sống cho người bệnh, có thể sử dụng các biện pháp…

Xem chi tiết

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không? Là những vấn đề đang được rất nhiều người bệnh quan tâm trong thời gian gần đây. Nếu không được điều trị…

Xem chi tiết

Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là cách tốt nhất giúp…

Xem chi tiết

Viêm cầu thận tiến triển nhanh hay còn gọi là viêm cầu thận ác tính, là một hội chứng vô cùng nguy hiểm và phức tạp với tiên lượng xấu. Để có cái nhìn sâu…

Xem chi tiết

Viêm cầu thận IgA và những biến chứng nguy hiểm do nó gây ra là vấn đề đang được đông đảo mọi người quan tâm trên các diễn đàn về sức khỏe. Bệnh diễn tiến…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *