Top 9 cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ tốt nhất ngay tại nhà
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRau ngổ hay còn gọi là ngò om, ngổ thơm, thạch long vỹ…Thường thấy mọc ở khu vực thấp ẩm. Theo dân gian, dược liệu này có tác dụng trị sỏi thận, trừ viêm, lợi tiểu, giảm đau, sát khuẩn và rất an toàn cho người bệnh. Vậy cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ như thế nào? Liệu có hiệu quả hay không?
Chữa sỏi thận bằng rau ngổ liệu có hiệu quả?
Rau ngổ là loại cây thân thảo, thân thường có nhiều lông và cao khoảng 20cm. Các bài thuốc dân gian điều trị sỏi thận đều dùng thân cây dược liệu này ở dạng tươi hoặc được phơi khô.
Trong Đông y, rau ngổ có mùi thơm, vị hơi chát và cay, mang tính mát. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống sưng viêm, sát khuẩn, chỉ khái, tiêu phù thũng, giảm đau…và đặc biệt có hiệu quả trong điều trị sỏi thận.
Việc sử dụng lâu dài các bài thuốc dân gian có chứa rau ngổ được đánh giá cao về mức an toàn và lành tính. Bệnh nhân có thể uống hàng ngày trong 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả. Tuy nhiên đáp ứng của mỗi cá nhân khi dùng sẽ khác nhau.
Theo Tây y, dịch chiết dược liệu này được các nhà khoa đánh giá là có tiềm năng điều trị trên nhiều thể trạng khác nhau. Thành phần hoạt chất trong rau ngổ bao gồm: Nước, glucid, tro, vitamin C, tinh dầu, monoterpen cetone, coumarin, protein, cenluloza, vitamin B, carotene, limonene, flavonoid.
Đối với các bệnh nhân bị sỏi thận lâu năm, sử dụng rau ngổ sẽ mang lại hiệu quả ổn định và giảm kích thích sỏi nhanh chóng. Do vậy người bệnh có thể tin tưởng dùng dược liệu này trong điều trị.
Top 9 cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ tốt nhất
Những cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, bệnh nhân có thể lựa chọn bài thuốc phù hợp nhất để điều trị lâu dài.
Chữa sỏi thận bằng rau ngổ và cây từ bi
Cây từ bi chữa sỏi thận có tên khác là cây cúc tần, được cả Đông y và Tây y chứng minh hiệu quả bào sỏi thận, đặc biệt với các bệnh nhân bị tình trạng mãn tính. Theo Y học cổ truyền, đây là loại dược liệu có vị đắng, hơi cay, tính ôn, có tác dụng cao trong việc khu phong, tiêu thủng, lợi tiểu, hoạt huyết, tán uất hỏa, sát trùng tiêu viêm, cầm máu và tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, nếu được sử dụng đúng cách, hoặc kết hợp cùng rau ngổ sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc giúp thanh lọc độc tố tích tụ trong cơ thể, lợi tiểu, tán sỏi, tiêu sỏi, đào thải sỏi ra ngoài. Rất thích hợp dùng cho các bệnh nhân gặp chứng suy giảm chức năng thận, thận hư, thận yếu, ứ nước trong thận, sỏi thận…
Thành phần: Rau ngổ 10g, lá cây từ bi 20g, hoạt thạch tán 1.5g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ và lá cây từ bi mang đi rửa sạch qua nước ấm hoặc ngâm nước muối. Sau đó mang đi phơi khô.
- Sau khi đã sơ chế, cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi. Thêm 2500mL nước vào rồi bắt đầu đun nóng.
- Thực hiện đun đến khi còn khoảng 2000mL thì dừng.
- Sử dụng uống thay cho nước trắng, tốt nhất là nên dùng hết trong ngày.
Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ dạng sinh tố
Rau ngổ có thể sử dụng kết hợp với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như: Cam, dâu tây, táo, ổi…ở dạng sinh tố. Cách làm này giúp bào mòn sỏi thận, bên cạnh đó còn làm sạch và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu. Sử dụng hàng ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu biến của sỏi và cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết.
Tuy nhiên không lạm dụng cách làm này, chỉ nên uống 1 – 2 cốc/ngày và sử dụng thêm nước trắng để đào thải độc tố nhanh hơn.
Thành phần: Rau ngổ 30g, cam tươi 3 quả, mật ong 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ rửa thật sạch qua nước trắng hoặc ngâm muối rồi để ráo trước khi dùng. Lưu ý dùng cả phần thân để tăng tác dụng bài sỏi.
- Cam gọt bỏ vỏ rồi cắt thành những miếng nhỏ.
- Cho cam vào máy xay nhuyễn, sau đó thêm rau ngổ vào.
- Tùy khẩu vị của mỗi người mà cho thêm lượng mật ong tương xứng.
- Sử dụng sinh tố này hàng ngày còn giúp làm đẹp da và giảm lão hóa, nhất là với đối tượng phụ nữ.
Kết hợp rau ngổ và nước dừa
Thực tế, nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị sỏi thận, nó có tính mát, giúp giải nhiệt cơ thể và được xem là phương thuốc trị lợi tiểu. Nước dừa giúp thông tiểu, cải thiện các triệu chứng của tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài ra còn bào mòn và thu nhỏ kích thước của các viên sỏi. Việc thường xuyên uống nước dừa sẽ hỗ trợ người bệnh tăng cường khả năng bài tiết các chất cặn lắng đọng trong thận, giảm nồng độ axit uric và canxi dư thừa trong nước tiểu.
Vì vậy khi kết hợp rau ngổ và nước dừa chúng ta sẽ được một bài thuốc ngăn chặn sự xuất hiện của các viên sỏi mới cũng như loại bỏ những viên sỏi hiện có ra khỏi cơ thể. Mặt khác, phương pháp này còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Ngăn ngừa tình trạng mất nước, bổ sung chất điện giải cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp bổ sung năng lượng, kiểm soát cân nặng và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
Thành phần: Rau ngổ 1000g, nước dừa 500mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ được rửa sạch qua nước trắng hoặc nước muối, sau đó tiến hành cắt nhỏ. Để rau ráo nước rồi mới bắt đầu bào chế.
- Dùng cối giã hoặc máy ép lấy phần nước cốt của rau ngổ. Sau đó thêm vào nước dừa đã chuẩn bị sẵn.
- Khuấy đều thành dạng đồng nhất, sử dụng 4 – 5 lần và nên dùng hết trong ngày.
Nước cốt rau ngổ
Rau ngổ sử dụng dạng nước là cách đơn giản nhất để điều trị sỏi thận. Cách làm này áp dụng với các trường hợp bệnh nhân không tìm thêm được nguyên liệu hoặc trong tình trạng cần dùng ngay.
Thành phần: Rau ngổ 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ mang rửa thật sạch, sau đó để ráo nước và mang phơi qua nắng.
- Sau đó cho rau ngổ đã sơ chế vào ấm nước, thêm khoảng 2 lít nước vào.
- Tiến hành nấu đều lửa đến khi sôi, sau 5 -10 phút thì tắt bếp.
- Chắt bỏ phần bả lấy nước, uống thành nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng đều sẽ giúp thông thoáng đường tiết niệu và bào sỏi nhanh chóng.
Chữa sỏi thận bằng cây rau ngổ và mật ong
Bên cạnh vai trò là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc thì mật ong cũng được dùng như một vị thuốc lành tính, hỗ trợ nhiều loại bệnh lý trong đó có sỏi thận. Loại nguyên liệu này có tác dụng như một dạng kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi được sử dụng đúng cách, mật ong có thể cải thiện tình trạng sỏi thận vô cùng hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong mật ong có tới hơn 80% các loại đường có lợi, gần 20% còn lại là nước, vitamin và khoáng chất. Các loại vitamin như C, E, B1, B2, B3, B5, B6, K à caroten mang tới hiệu quả tuyệt vời cho người bị sỏi thận tăng cường sức đề kháng, tránh bị mệt mỏi hay suy nhược. Chưa hết, nó còn chứa nhiều thành phần quý như axit molic, vinic, citric hỗ trợ kích thích quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố và các chất thải tại thận nhanh chóng.
Chữa sỏi thận bằng cây rau ngổ và mật ong có thể cải thiện được tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do sỏi thận gây ra, giảm nguy cơ hình thành sỏi mới và đào thải sỏi khỏi thận thông qua đường nước tiểu. Mặt khác, mật ong tuy ngọt nhưng lại không chứa chất béo và cholesterol rất tốt cho người bị sỏi thận phòng tránh biến chứng về huyết áp, tim mạch.
Thành phần: Rau ngổ 100g, mật ong 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ rửa thật sạch qua nước trắng hoặc ngâm muối rồi để ráo trước khi dùng. Lưu ý dùng cả phần thân để tăng tác dụng bài sỏi.
- Thực hiện ép lấy nước cốt của rau ngổ bằng máy hoặc dùng cối giã.
- Thêm mật ong (tùy khẩu vị) không quá nhiều vào nước cốt, trộn lẫn hỗn hợp trên thành đồng nhất rồi tiến hành hấp cách thủy.
- Thực hiện hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 phút rồi dùng ngay.
- Nên dùng 1 lần/ngày trong quá trình điều trị để thấy hiệu quả.
Trị sỏi thận bằng rau ngổ và mần trầu
Cỏ mần trầu hay còn được gọi là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, có vườn trầu, đây là loại dược liệu khá phổ biến tại khu vực trung du và miền núi, có thể dễ dàng tìm thấy ở ven đường, các bãi cỏ. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng như một vị thuốc dân gian để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, trị viêm thận cấp và mãn tính, giúp tiêu sỏi thận, hạ huyết áp, kích thích tiêu hoá, thải độc gan, trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ…
Còn theo Y học hiện đại, trong thành phần của cỏ mần trầu có chứa nhiều loại hoạt chất như ancaloit, flavonoid, coumarin, steroid, tannin, phenol và saponin. Chúng đều có nhiều hoạt tính sinh học giúp điều trị hiệu quả các bệnh về thận. Vì vậy mà chúng ta có thể kết hợp với rau ngổ để điều trị suy thận ở những bệnh nhân có thể trạng yếu và bị mất sức trong tình trạng cấp tính hoặc mãn tính dẫn đến sỏi thận. Tuy nhiên, trong trường hợp bị dị ứng loại dược liệu này thì không nên dùng.
Thành phần:
- Rau ngổ, mần trầu, mùi tàu mỗi loại 20g.
- Sữa lá nhỏ 15g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu trên mang rửa sạch trước khi bào chế. Sau đó thái nhỏ và mang phơi khô.
- Cho hỗn hợp dược liệu vào nồi sắc thuốc, thêm khoảng 400mL. Tiến hành đun nhỏ lửa đến sôi, khi còn khoảng 100mL thuốc thì dừng.
- Sử dụng hàng ngày chia đều 3 – 4 lần, tốt nhất nên dùng sau bữa ăn vào buổi chiều.
Rau ngổ hãm trà
Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ dạng nước trà được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân không thể mang nước uống đi hàng ngày, sẽ tiện lợi hơn khi phải đi xa. Thực hiện bào chế như dạng chè xanh để bảo quản được lâu hơn.
Thành phần: Rau ngổ 500g, cam thảo 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngổ được rửa sạch qua nước trắng hoặc nước muối, sau đó tiến hành cắt nhỏ.
- Mang dược liệu đi phơi khô ngoài nắng rồi thực hiện sao vàng để bảo quản.
- Mỗi lần dùng cho một nhúm rau ngổ đã chế biến và 10g cam thảo vào ấm. Sau đó thêm nước nóng vào để hãm thành trà.
- Mỗi ngày dùng một ấm trà uống vào sáng và chiều để thấy hiệu quả nhất.
Rau ngổ tươi kết hợp cỏ tranh
Theo Đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, còn hoa của nó lại có vị ngọt, tính ôn. Loại thảo dược này có tác dụng từ phục nhiệt, lợi tiểu, trị sỏi thận, tiêu ứ huyết, chữa nóng, sốt, khát nước, niệu huyết, thổ huyết. Sự kết hợp giữa rau ngổ tươi cùng cỏ tranh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh sỏi thận, giúp tăng cường chức năng tạo nước tiểu và đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.
Thành phần: Rau ngổ, cỏ tranh (rễ), cỏ tháp bút mỗi loại 10g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch các dược liệu trên bằng nước trắng, sau đó cắt nhỏ và phơi khô.
- Tiến hành tầm rượu trong khoảng 1 giờ rồi mang đi sao vàng trên bếp.
- Chú ý thực hiện thao tác đều tay và điều chỉnh ngọn lửa không được quá lớn.
- Sau khi đã chế biến xong, cho hỗn hợp vừa sao vàng vào ấm sắc thuốc. Thêm 2 lít nước trắng vào và tiến hành nấu sôi.
- Thực hiện quá trình đun nấu đến khi cạn còn 1500mL thì dừng, chắt bỏ bã, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách trị sỏi thận bằng rau ngổ và mã đề
Mã đề là cây thuốc nam có tính mát, vị ngọt, có tác dụng điều trị phế nhiệt, đàm nhiệt, viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc ra sỏi, phù thủng… Loại cây này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị sỏi thận, giúp tiêu viêm, lợi tiểu…
Đối với người có sỏi trong thận, khi sỏi phát triển với kích thước lớn dần sẽ gây ra nhiều triệu chứng như khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu sậm… Khi đó, chúng ta có thể kết hợp mã đề và rau ngổ nhằm làm giảm biểu hiện của bệnh cũng như điều trị bệnh.
Thành phần: Rau ngổ 100g, mã đề bông 50g, râu ngô 70g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu trên sơ chế sạch trước khi dùng, để ráo nước và phơi khô.
- Bỏ hỗn hợp dược liệu vào nồi, thêm 2000mL nước trắng. Tiến hành đun đến khi sôi 15 phút thì dừng.
- Chắt lấy phần nước thu được. Chia thành nhiều lần uống sẽ giúp kích thước sỏi thận giảm dần, bên cạnh đó còn giảm các cơn đau liên quan và tăng ngưỡng lọc cầu thận.
Lưu ý khi chữa sỏi thận bằng rau ngổ
Trong quá trình sử dụng rau ngổ để trị sỏi thận, bệnh nhân cũng nên chú ý một số điểm sau để đạt được mong muốn điều trị
- Mặc dù các phương pháp trị sỏi thận bằng rau ngổ có thể mang lại những lợi ích nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng cho những bệnh nhân bị sỏi thận ở mức độ nhẹ, kích thước viên sỏi nhỏ. Trường hợp viên sỏi đã to hoặc bị nhiều sỏi cùng lúc thì áp dụng các phương pháp y học hiện đại để điều trị chuyên sâu là giải pháp tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng và tránh gây hại cho sức khỏe.
- Các bài thuốc trên sẽ được chia thành 2 dạng bào chế: Tác động nhiệt và dùng dạng “sống”, mặt khác loại cây này thường sống ở khu vực có độ ẩm cao và tiếp xúc với nhiều vi sinh vật. Do vậy để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, người dùng nên làm sạch bằng cách ngâm muối hoặc rửa qua nước ấm trước khi bào chế.
- Rau ngổ còn có thêm tác dụng tăng co bóp cơ trơn, do vậy đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và bệnh nhân có tiền sử hội chứng ruột kích thích.
- Tất cả các dạng thuốc nên được sử dụng khi đói để tăng khả năng đào thải và tác dụng tại thận.
- Trong các trường hợp cần điều trị ngay hoặc bệnh nặng, không nên cho bệnh nhân sử dụng ngay các bài thuốc này. Nên để người bệnh có quá trình điều trị tích cực tại bệnh viện trước.
- Uống nhiều nước, tuy nhiên với bệnh nhân bị thận hư và đối tượng nam giới tuổi trung niên thì không nên hạn chế dùng vào buổi tối để tránh nguy cơ tiểu dắt, tiểu đêm.
- Chế độ ăn uống luôn là điều kiện cần thiết để tăng sức khỏe và nguyên liệu cho các cơ quan – bộ phận của cơ thể hoạt động. Do vậy bệnh nhân nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian điều trị sỏi thận.
Top 9 cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ trên đây mang lại hiệu quả khá tốt với bệnh nhân, đặc biệt là đối tượng đã mắc lâu năm. Bên cạnh đó cũng đảm bảo mức độ an toàn khi uống dài ngày và phù hợp với cơ đại của mỗi cá nhân khác nhau.
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!