Thuốc trị vảy nến an toàn, hiệu quả, được các chuyên gia khuyên dùng

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mặc dù không giúp trị khỏi hoàn toàn vảy nến, nhưng các loại thuốc chữa vảy nến giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, hạn chế vảy nến bùng phát và phòng ngừa các biến chứng do căn bệnh này gây ra. Dưới đây là những loại thuốc trị vảy nến được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.

10 loại thuốc trị vảy nến an toàn, hiệu quả nhất năm

Bệnh vảy nến không chỉ gây ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài mà nó còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến gan, thận và các cơ quan khác trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khi bị vảy nến, người bệnh thường áp dụng các phương pháp Đông y, Tây y và mẹo dân gian để giảm triệu chứng bệnh.

thuoc tri vay nen
Lựa chọn đúng thuốc giúp quá trình điều trị vảy nến hiệu quả hơn

Nếu như mẹo dân gian trị vảy nến an toàn, lành tính thì các loại thuốc Tây lại có ưu điểm là giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Chính vì vậy, nếu đang phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của bệnh, hoặc bị vảy nến từ trung bình đến nặng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh vảy nến hiệu quả nhất dưới đây:

Thuốc bôi Diprosone

Thuốc Diprosone (thuộc nhóm corticoid dạng bôi) là đáp án cho câu hỏi vảy nến bôi thuốc gì của người bệnh. Loại thuốc trị vảy nến hiệu quả này thường được dùng cho bệnh nhân bị vảy nến nhẹ. Diprosone giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy ở người bệnh vảy nến nhanh chóng.

Thành phần của thuốc: 

Kem bôi Diprosone có chứa Cetomacrogol 1000, Natri hydroxit, Chlorocresol, Axit photphoric, Betamethasone dipropionate 0.5mg và một số tá dược khác.

Công dụng:

  • Thuốc có công dụng chính và chống ngứa, giảm viêm
  • Điều trị các bệnh lý về da như dị ứng, viêm da, vảy nến…

Hướng dẫn sử dụng và liều dùng:

Bạn có thể lấy một lượng thuốc Diprosone vừa đủ thoa đều lên vùng da bị vảy nến. Nên bôi thuốc 2 lần mỗi ngày để giảm bệnh vảy nến hiệu quả. Lưu ý: Người bệnh không được tự ý dùng thuốc quá 4 tuần mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ

Thuốc trị vảy nến Diprosone có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như gây khô da, mẩn ngứa, da bị châm chích…

Giá bán tham khảo:

Diprosone được đóng gói với 3 trọng lượng khác nhau là 10g, 15g,45g; giá của mỗi tuýp lần lượt là 280.000 đồng, 350.000 đồng, 1 triệu đến 1.200.000 đồng.

thuoc tri vay nen
Thuốc trị vảy nến Diprosone giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh

Daivonex

Daivonex là một loại thuốc có chứa calcipotriol – dẫn xuất của vitamin D. Thuốc giúp ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng từ đó làm quá trình biệt hóa tế bào trở về bình thường. Thuốc thường khá lành tính và không gây ra các tác dụng phụ như steroid.

Thành phần: 

Thành phần chính của thuốc Daivonex là Calcipotriol và một số tá dược hỗ trợ khác như dinatri edetat, dinatri phosphate dihydrate,.

Công dụng:

  • Thuốc trị vảy nến Daivonex thường được chỉ định để điều trị vảy nến thể mảng.
  • Thuốc giúp ức chế sự phát triển của tế bào sừng, từ đó giúp giảm vảy da.

Hướng dẫn sử dụng

  • Với người lớn: Nên bôi thuốc 1 – 2 lần/ngày. Lúc mới dùng thuốc nên bôi 2 lần/ngày sau đó giảm xuống 1 lần. Liều thuốc dùng tối đa mỗi tuần không vượt quá 100g.
  • Với trẻ em: Trẻ trên 12 tuổi nên bôi thuốc 2 lần mỗi ngày và liều tối đa mỗi tuần không quá 75g. Trẻ từ 6 – 12 tuổi bôi 2 lần mỗi ngày và liều tối đa không quá 50g. Trẻ dưới 60 tuổi không nên dùng thuốc.

Tác dụng phụ

  • Loại thuốc chữa vảy nến trên có thể gây nổi mề đay, mẩn đỏ, dị ứng.
  • Tăng canxi huyết nếu sử dụng quá liều.

Giá bán tham khảo: Thuốc Daivonex trị vảy nến có giá 305k/1 tuýp 30g.

Axit Salicylic

Thuốc trị vảy nến acid salicylic giúp kháng viêm, loại bỏ lớp sừng trên da, làm mềm da và kháng nấm hiệu quả.

Thành phần: 

Thành phần chính của sản thuốc vảy nến này là acid salicylic. Tùy vào quy cách đóng gói và dạng bào chế mà hàm lượng acid salicylic trong từng sản phẩm sẽ khác nhau.

Công dụng:

  • Giúp bong sừng, bạt vảy, loại bỏ da chết.
  • Ức chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn phát triển trên da.
  • Giúp làm mịn da, phòng ngừa tổn thương trên da lan rộng.
  • Làm chất dẫn cho các loại thuốc khác, ví dụ thuốc chống nấm…

Hướng dẫn sử dụng

Liều dùng của acid salicylic phụ thuộc vào cách đóng gói của nhà sản xuất. Dưới đây là các dùng acid salicylic theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

  • Với acid salicylic dạng bôi: Người bệnh nên bôi thuốc trên da 2- 3 lần mỗi ngày.
  • Dạng thuốc gel: Làm sạch vùng da bị bệnh sau đó lau khô da và bôi thuốc lên sau.
  • Dạng dầu gội, xà phòng: Bạn có thể làm ướt tóc sau đó xoa dầu gội đầu lên tóc, massage nhẹ nhàng vùng da đầu bị vảy nến để loại bỏ vảy da.
  • Không dùng acid salicylic bôi lên các vết thương hở hoặc vùng da nhạy cảm.

Tác dụng phụ

Acid salicylic có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ và rụng tóc tạm thời ở một số người.

Giá bán tham khảo: Thuốc trị vảy nến Acid salicylic có nhiều cách đóng gói và nhiều dạng khác nhau, do vậy giá cả của từng sản phẩm khác nhau. Người bệnh có thể dựa vào nhu cầu của bản thân để lựa chọn thuốc acid salicylic phù hợp.

thuoc tri vay nen
Thuốc bôi Axit Salicylic có tác dụng làm mềm da, bong vảy sừng

Thuốc trị vảy nến flucinar

Flucinar là thuốc bôi ngoài da chứa corticoid. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa nên nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vảy nến.

Thành phần:

  • Thuốc chữa vảy nến Flucinar có thành phần chính là hoạt chất Fluocinolone acetonide.

Công dụng của thuốc trị vảy nến Flucinar:

  • Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng vảy nến, giúp giảm ngứa, kháng viêm và cải thiện tổn thương da do vảy nến.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, liken phẳng…

Cách sử dụng thuốc Flucinar:

  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên da thành một lớp mỏng. Nên bôi thuốc 2 – 4 lần mỗi ngày, tuy nhiên thuốc không nên sử dụng trong thời gian dài. Bạn không nên dùng thuốc quá 3 – 4 tuần.
  • Không bôi  thuốc trị vảy nến Flucinar lên vùng da bị tổn thương hoặc nhảy cảm như mắt, mũi, miệng.

Tác dụng phụ

  • Flucinar có chứa corticoid, do vậy nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể gây mỏng da, tổn thương gan thận.
  • Hạn chế sử dụng thuốc chữa vảy nến flucinar cho trẻ em vì có thể khiến chúng bị chậm phát triển.

Giá bán tham khảo: Thuốc mỡ bôi Flucinar có giá 30.000 – 35.000/1 tuýp 15g.

thuoc tri vay nen
Thuốc mỡ bôi Flucinar giúp chống viêm, giảm ngứa do vảy nến

Thuốc Dermovate

Dermovate là một loại thuốc corticoid dạng bôi giúp trị vảy nến, viêm da cơ địa tái phát liên tục, lupus ban đỏ dạng đĩa… Thuốc giúp giảm viêm và giảm ngứa da ở người bệnh vảy nến hiệu quả.

Thành phần: Thành phần chính của thuốc Dermovate là hoạt chất Clobetasol proportionate, Miconazole nitrate, Gentamicin …

Công dụng của thuốc Dermovate:

  • Giảm ngứa da, giảm viêm, từ đó giúp giảm triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả.
  • Giúp kháng nấm, kháng khuẩn và thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng da thứ phát.

Hướng dẫn sử dụng:

Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Làm sạch da sau đó lấy lượng thuốc vừa đủ để thoa một lớp mỏng lên da. Nên bôi thuốc 1 – 2 lần mỗi ngày và thời gian dùng thuốc không quá 4 tuần. Lượng thuốc dùng tối đa mỗi tuần không quá 50g mỗi tuần.

Tác dụng phụ:

  • Dermovate có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa da, đỏ da thậm chí là bỏng da.
  • Thuốc có thể gây chậm phát triển do vậy không dùng thuốc này cho trẻ em bị vảy nến.

Giá bán tham khảo: Kem bôi ngoài da trị vảy nến Dermovate có giá 160.000 đồng 1 tuyp 15g.

Methotrexate

Thuốc trị vảy nến Methotrexate là loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến trung bình đến nặng. Thuốc giúp ức chế hệ miễn dịch, tránh các tế bào da tăng sinh quá mức.

Thành phần: Thành phần chính của loại thuốc trên là Methotrexate 0,5mg.

Công dụng:

  • Thuốc giúp giảm sự gia tăng nhanh chóng của các tế bào da, từ đó giảm tình trạng tróc vảy – triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến.
  • Chống viêm, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch giúp phòng ngừa vảy nến bùng phát.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc methotrexate trị vảy nến được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, do đó tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách dùng thuốc nào.
  • Không sử dụng thuốc cho người bị suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai hay cho con bú.
  • Methotrexate có thể gây ngộ độc, do vậy để giảm nguy cơ này, các bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh dùng thuốc theo tuần, thay vì theo ngày như các loại thuốc trị vảy nến thông thường khác.
  • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và nên đi khám sức khỏe định kỳ 2 – 3 tháng/lần để kiểm tra chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Tác dụng phụ: 

Thuốc Methotrexate có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như lở miệng, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, rụng tóc, thậm chí là tổn thương gan, thận, phổi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Giá bán: Hiện tại Methotrexate 2.5mg có giá bán khoảng 3.000 – 5.000 VNĐ/viên.

thuoc tri vay nen
Chỉ nên sử dụng thuốc Methotrexate khi có chỉ định của bác sĩ

Anthralin

Anthralin là thuốc trị vảy nến giúp ức chế quá trình hình thành các tế bào da mới. Thuốc giúp loại bỏ vảy da, hạn chế tình trạng khô da và bong tróc do vảy nến gây ra. Loại thuốc này thường được kết hợp với liệu pháp ánh sáng để tăng hiệu quả trị vảy nến.

Thành phần: Thành phần chính của Anthralin là Dithranol.

Công dụng:

  • Thuốc thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến da đầu và vảy nến thể mảng bám.
  • Thuốc cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm hiệu quả.

Hướng dẫn cách sử dụng: 

  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng lên da sau đó rửa sạch với nước mát.
  • Để thuốc trên da 15 – 20 phút sau đó tắm với nước mát, tránh tắm với nước nóng vì có thể gây kích ứng da.
  • Hạn chế bôi thuốc quanh mắt hoặc các vùng da bị tổn thương.

Giá bán: Đang cập nhật.

Thuốc uống trị vảy nến Acitretin

Acitretin là một loại retinoid thường được sử dụng để điều trị vảy nến nặng hoặc khi các phương pháp trị vảy nến khác không có tác dụng.

Thành phần:

Thành phần chính của thuốc trị vảy nến này là hoạt chất Acitretin.

Công dụng:

  • Thuốc giúp làm chậm tốc độ tăng sinh của tế bào ở lớp thượng bì, từ đó giúp làm giảm vảy da, mảng bám trên da.
  • Giảm ngứa, bớt sưng, viêm hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc acitretin được đóng gói với các loại hàm lượng khác nhau 10mg, 17,5mg, 25mg. Người bệnh có thể dựa vào tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng với thuốc để lựa chọn được loại acitretin phù hợp với mình.
  • Liều dùng acitretin cho người lớn như sau: Dùng 25 – 50mg thuốc mỗi ngày 1 lần.
  • Với trẻ em: Cha mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này để chữa vảy nến cho con.

Tác dụng phụ: 

Acitretin có thể gây ra nhiều tác dụng với cơ thể như chóng mặt, vàng da, loét da, dị tật bẩm sinh… do vậy bạn không được tự ý dùng thuốc.

Giá bán: Đang cập nhật.

thuoc tri vay nen
Acitretin là một loại retinoid thường được sử dụng để điều trị vảy nến nặng

Thuốc chữa vảy nến mới nhất Infliximab

Đây là một trong những loại thuốc sinh học được các chuyên gia y tế  của FDA phê duyệt để điều trị vảy nến. Thuốc giúp tác động các loại protein của hệ miễn dịch có liên quan đến bệnh vảy nến.

Thành phần:

Thành phần chính của loại thuốc này Infliximab và các loại tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Thuốc thường được sử dụng để điều trị vảy nến trung bình đến nặng.
  • Giúp tác động vào tế bào và hệ miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa tế bào da tăng sinh quá nhiều.

Hướng dẫn sử dụng:

  •  Infliximab được bào chế thành 2 dạng đó là dạng uống và tiêm. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng vảy nến của bạn để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
  • Sau 8 tuần dùng thuốc, người bệnh nên thăm khám lại xem có nên tiếp tục dùng thuốc không.
  • Người bệnh ung thư, bệnh nhiễm trùng, lao, phổi, bệnh tim mạch không nên dùng loại thuốc này vì có thể khiến những căn bệnh trên nặng lên.

Tác dụng phụ: 

Do thuốc giúp ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, do vậy người bệnh dùng thuốc Infliximab dễ gặp các tác dụng phụ như dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, ung thư da.

Giá bán: Đang cập nhật.

Thuốc Elidel

Elidel là thuốc trị vảy nến giúp ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó làm chậm sự tiến triển của vảy nến và các bệnh ngoài da khác. Thuốc bôi Elidel thường được sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến nặng hoặc không đáp ứng với các loại thuốc điều trị khác.

Thành phần:

Thuốc Elidel có thành phần chính là pimecrolimus và các tá dược khác như: medium chain triglycerides, purified water, anhydrous citric acid…

Công dụng: 

  • Thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của vảy nến.
  • Làm dịu cơn ngứa da, hạn chế tình trạng dày sừng và mảng bám trên da.

Tác dụng phụ:

Khi dùng thuốc Elide người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như ngứa da, nóng rát da, sổ mũi, thay đổi màu da hoặc nổi mụn cóc trên da…

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến sau đó thoa một lớp kem mỏng lên da.
  • Nên bôi thuốc hàng ngày, tuy nhiên thời gian bôi thuốc không nên quá 6 tuần.
  • Không dùng thuốc khi đang điều trị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng.

Giá bán tham khảo: Thuốc trị vảy nến Elide có giá 350.000/tuýp 15g.

thuoc tri vay nen
Elidel giúp ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh

Lưu ý khi dùng thuốc trị vảy nến

Thuốc trị vảy nến có thể giảm nhanh triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, để thuốc phát huy hết tác dụng, bạn cần lựa chọn được loại thuốc phù hợp và biết cách sử dụng thuốc đúng

Dưới đây là một số lưu ý để dùng thuốc vảy nến an toàn hiệu quả, người bị mắc vảy nến nên biết:

  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc bỏ dùng thuốc giữa chừng.
  • Nếu có tiền sử dị ứng thì nên thông báo với bác sĩ khi thăm khám để được chỉ định loại thuốc ít có nguy cơ dị ứng.
  • Trước khi bôi thuốc, nên vệ sinh da sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn da và giúp các hoạt chất trong thuốc dễ thẩm thấu vào da hơn.
  • Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan trong cơ thể, do vậy người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào như mẩn đỏ, khó thở, sưng mí mắt… thì nên dừng thuốc và thông báo với bác sĩ.
  • Có nhiều loại thuốc trị vảy nến khác nhau nhưng bạn không nên cùng lúc dùng nhiều thuốc trị bệnh mà không hỏi ý kiến của bác sĩ vì có thể gây quá liều hoặc tương tác giữa các loại thuốc với nhau.
  • Khi dùng thuốc, người bệnh không nên uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có cồn vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ngộ độc gan.
  • Để tăng hiệu quả trị vảy nến, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Trên đây là 10 loại thuốc trị vảy nến hiệu quả nhất được người bệnh tin dùng hiện nay. Để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn và giúp điều trị vảy nến nhanh chóng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Dựa vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị vảy nến phù hợp.

Bệnh á vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có nhiều người mắc phải hiện nay tuy nhiên vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh lý không gây nguy hiểm…

Xem chi tiết

Bác sĩ chữa vảy nến giỏi không chỉ có trình độ cao mà còn là người có nhiều kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh này. Gặp được bác sĩ giỏi là bạn…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Một trong những thắc mắc của bệnh nhân là bị vảy nến có…

Xem chi tiết

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh lý về da khiến người bệnh bị tổn thương về da và xuất hiện các vết ửng đỏ và các mảng trắng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh…

Xem chi tiết

Á sừng ngón tay là một chứng bệnh về da liễu với những dấu hiệu nhận biết cơ bản như nứt nẻ, khô ngứa, bong vảy ở các đầu ngón tay. Căn bệnh này gây…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *