TOP 15+ thuốc bôi vảy nến được chuyên gia da liễu khuyên dùng
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThuốc bôi vảy nến là một trong những giải pháp quan trọng trong phác đồ điều trị. Nhóm thuốc bôi ngoài da có thể được bào chế dạng kem, thuốc mỡ, gel hay dưỡng thể nhằm làm dịu triệu chứng bong tróc, sừng hóa, vảy trắng, ngăn chặn quá trình lây lan, tăng khả năng trị bệnh. Trong bài viết này, chuyên trang xin tổng hợp TOP 15+ thuốc bôi vảy nến hiệu quả được chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Tổng hợp TOP 15+ thuốc bôi vảy nến hiệu quả hiện nay
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Vảy nến thuộc nhóm bệnh viêm da mãn tính có tính chất dai dẳng và khó chữa. Một số đặc trưng tiêu biểu của bệnh như trên da xuất hiện vảy trắng màu bạc, bong tróc, nứt nẻ, có phân vùng giới hạn rõ rệt.
Ngoài thuốc uống trong thì các loại thuốc bôi vảy nến ngoài da cũng được đánh giá là phương pháp đẩy lùi triệu chứng hiệu quả mà người bệnh cần lưu ý. Dưới đây là top 15+ loại thuốc bôi vảy nến hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng:
5 thuốc bôi vảy nến bào chế dạng thuốc mỡ
Thuốc mỡ chữa vảy nến là dạng hỗn hợp dược phẩm được hòa quyện, trộn đều với chất béo sử dụng bôi ngoài da. Bên cạnh công dụng đặc trị triệu chứng, thuốc mỡ còn có tác dụng hỗ trợ dưỡng ẩm, làm mềm da, ngừa khô da. Một số loại thuốc mỡ bạn có thể tham khảo gồm:
- Thuốc mỡ Salicylic acid 5%
Sở hữu 5% Salicylic acid, loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ nhẹ, các tổn thương ngoài da chưa lan rộng. Thành phần Salicylic acid có tác dụng loại bỏ lớp vảy trắng, sừng đóng trên da giúp da mềm và nhẵn mịn hơn. Ngoài ra, sản phẩm có tính sát khuẩn nhẹ nên có khả năng hỗ trợ giảm kích ứng ngoài da.
- Thuốc bôi vảy nến Daivonex
Daivonex là một dạng dẫn xuất của vitamin D nên tính chất của nó tương tự vitamin D. Bảng thành phần trong thuốc Daivonex có chứa Calcipotriol – hoạt chất có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào da. Từ đó khắc phục hiện tượng bong tróc, khô da, bứt rứt, vảy trắng bạc. Thuốc bôi vảy nến Daivonex được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến thể nhẹ.
- Thuốc mỡ Anthralin
Đây là loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da, đồng thời hỗ trợ loại bỏ mảng vảy bám trên da do vảy nến. Thuốc mỡ Anthralin sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi bệnh nhân kết hợp liệu pháp ánh sáng. Tuy nhiên thành phần trong thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: da hơi châm chích, đỏ da, nóng rát.
- Thuốc mỡ Flucinar
Thuộc nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticosteroid, thuốc mỡ bôi vảy nến Flucinar có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ giảm tình trạng viêm da, bong tróc, đỏ da, đồng thời thành phần trong thuốc có tác dụng dưỡng ẩm da, làm lành vùng tổn thương do vảy nến.
Do thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi không sử dụng đúng liều lượng nên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thật kỹ của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thuốc mỡ bôi da Daivobet
Được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc bôi vảy nến Daivobet hoạt động theo cơ chế ngăn chặn quá trình gia tăng tế bào da, chống viêm da, dị ứng hiệu quả.
Khuyến cáo: Bệnh nhân chỉ nên điều trị vảy nến bằng thuốc bôi da Daivobet tối đa 4 tuần. Sau đó, bệnh nhân có thể điều trị nhắc lại nhưng cần dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Trường hợp bệnh nhân bị vảy nến nặng, vị trí tổn thương vượt quá 30% diện tích cơ thể, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chuyên khoa.
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
5 loại kem trị vảy nến thông dụng
Ngoài bào chế dạng thuốc mỡ, thuốc bôi vảy nến cũng được tinh chiết dưới dạng kem bôi. Trong đó, kem bôi vảy nến có kết cấu khá nặng do chứa ít dầu hơn, thường được chỉ định cho bệnh nhân bị vảy nến trên diện rộng. Khi thoa kem lên da, hoạt chất kem sẽ dễ dàng thẩm thấu, giữ lại trên bề mặt da một lớp màng mỏng và chất làm đặc giúp dưỡng ẩm tốt. Một số loại kem bôi vảy nến phổ biến gồm:
- Kem bôi vảy nến Calcipotriol
Thuộc dẫn xuất của vitamin D, thuốc bôi vảy nến dạng kem Calcipotriol điều trị bệnh bằng cách biệt hóa tế bào, đồng thời ức chế sự tăng trưởng của các tế bào trên da. Từ đó giúp da từng bước trở về trạng thái bình thường.
- Kem bôi vảy nến Elidel
Với hoạt chất chính là pimecrolimus, thuốc bôi Elidel có khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó ngăn các phản ứng tự miễn diễn ra, làm chậm tốc độ tăng sinh tế bào da. Tuy nhiên, với loại thuốc đặc hiệu này bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Kem bôi Betnovate
Là sản phẩm chữa vảy nến thuộc nhóm corticoid tại chỗ. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị vảy nến thể nặng có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng đỏ, ngứa da, bong tróc.
- Kem bôi da Dithranol
Được bào chế dưới dạng kem với nồng độ 0,1%, 0,25%, 0,5%, thuốc bôi vảy nến Dithranol mang tới tác dụng tiêu viêm, giảm bong tróc, ngăn chặn vảy nến lây lan, giúp da nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.
- Dermovate Cream
Là sản phẩm kem bôi vảy nến có nguồn gốc từ Thái Lan. Thành phần chính của Dermovate Cream là Clobetasol – một hoạt chất thuộc nhóm Steroid. Sản phẩm có công dụng kháng viêm rất mạnh giúp ngăn ngừa vảy nến lan rộng toàn thân. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị vảy nến nặng.
2 thuốc bôi vảy nến hiệu quả dạng Gel
Thuốc bôi vảy nến dạng gel có kết cấu mỏng, nhẹ, khả năng thẩm thấu lên da nhanh gấp nhiều lần dạng thuốc mỡ bôi và kem. Các chuyên gia khuyên người bệnh vảy nến có thể sử dụng 2 loại gel bôi ngoài da như sau:
- Tazarotene gel 0.05% và 0,1%
Tazarotene là một loại retinoid, hoạt động tương tự như vitamin A. Sản phẩm thường được chỉ định sử dụng cho các bệnh lý về da liễu như vảy nến, mụn trứng cá. Tazarotene hoạt động dựa trên cơ chế ức chế trực tiếp lên sự phát triển, tăng sinh tế bào da.
Với kết cấu dạng gel, Tazarotene có khả năng hỗ trợ điều trị vẩy nến thể mảng khi tổn thương do vảy nến chiếm từ 20% diện tích da trên cơ thể. Trường hợp mới bắt đầu dùng thuốc, bạn nên dùng tazarotene 0.05% và tăng dần nồng độ lên 0,1% nếu cơ thể phản ứng tốt với thuốc.
- Xamiol gel chữa bệnh vẩy nến
Xamiol gel là thuốc bôi vảy nến tích hợp 2 nhiệm vụ, vừa ức chế quá trình tăng sinh tế bào vừa chống viêm da nhờ vào hai hoạt chất chính Betamethasone dipropionate (steroid chống viêm) và Calcipotriol (dẫn xuất của vitamin D). Sản phẩm có kết cấu dạng gel mỏng, nhẹ, dễ dàng thẩm thấu, có thể sử dụng cho da đầu, chân tay.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị vảy nến để đạt hiệu quả tốt
Mặc dù là loại thuốc bôi ngoài da, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị vảy nến, người bệnh cần ghi nhớ những điều sau đây:
- Cần sử dụng nước nóng để vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến trước khi bôi thuốc.
- Sử dụng liều lượng bôi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng quá liều gây tác dụng ngược.
- Mỗi loại thuốc bôi vảy nến có ưu – nhược điểm riêng phù hợp với từng thể bệnh, người bệnh không được tự ý mua thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thường xuyên vùng da bị vảy nến để tránh tình trạng da bị bí bách, vảy nến ngày càng trầm trọng.
- Kết hợp bôi thuốc, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học bằng việc ăn uống lành mạnh, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Sau khi sử dụng thuốc nếu có bất kỳ vấn đề gì cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách.
Trên đây là tổng hợp những loại thuốc bôi vảy nến được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp thông tin hữu ích giúp độc giả nhanh chóng xử lý tình trạng da bị vảy nến, khó chịu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!