Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? TOP 7 loại tốt nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khi bị viêm nhiễm tiết niệu, trẻ thường có biểu hiện như: Tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, màu chuyển vàng và kèm theo mùi khai khó chịu. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không điều trị sớm. Vậy trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, an toàn, hiệu quả trị dứt điểm nhanh, cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Có nên cho trẻ uống thuốc chữa viêm đường tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là khi bé đi lớp học hoặc ở lại nội trú. Các yếu tố nguyên nhân nhân dẫn đến bệnh có thể do: Môi trường sinh hoạt không đảm bảo, không vệ sinh thường xuyên, quần áo bẩn, thay đổi thời tiết, suy giảm sức đề kháng… Nếu để lâu, bệnh sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Vì đối tượng điều trị là trẻ em (bao gồm cả trẻ sơ sinh), do vậy mọi chỉ định liên quan phải thật thận trọng và có sự theo dõi sát của các bác sĩ. Đây cũng là lứa tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển, cho nên khi sử dụng thuốc điều trị sẽ dễ ảnh hưởng và gây viêm dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.

Khi mắc bệnh này, bệnh nhân chắc chắn phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên có thể giảm độc tính trên cơ thể bằng cách thay đổi đường dùng so với người lớn và dùng dạng kết hợp để tránh đưa quá nhiều hàm lượng một dược chất vào cơ thể.

Bố mẹ cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện phác đồ điều trị và cung cấp thêm dữ liệu đáp ứng hàng ngày để có sự căn chỉnh phù hợp hơn trong liều lượng.

Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường dùng kháng sinh. Để tránh quá liều ở đối tượng này nên tính liều dựa trên cân nặng, và sử dụng vượt quá mức cho phép của bác sĩ.

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì, an toàn, hiệu quả trị dứt điểm nhanh, cung tìm hiểu thông tin chi tiết về TOP 7 thuốc dưới đây.

Thuốc Augmentin

Augmentin là dạng thuốc gần như là “kinh điển” trong điều trị bệnh lý ở đối tượng trẻ em. Đây được xem là dạng phối hợp hoạt chất ít tác dụng phụ nhất khi sử dụng và hầu như không gây tác dụng phụ trên cơ thể. Trừ vấn đề rối loạn tiêu hóa tạm thời.

Thành phần

Augmentin hiện tại có nhiều dạng bào chế và hàm lượng cũng khác nhau, bao gồm: Viên nén, bột pha hỗn dịch…

Đây là thuốc có sự phối hợp giữa amoxicillin và acid clavulanic. Trong đó amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta lactam, còn acid clavulanic là chất hỗ trợ giảm phân hủy kháng sinh trước khi có tác dụng.

Công dụng

Augmentin có phổ kháng khuẩn khá rộng và điều trị được hầu hết các bệnh liên quan đến tiết niệu – sinh dục. Ngoài ra còn được dùng trong điều trị viêm da, đường hô hấp trên – dưới và sốt nhiễm khuẩn.

Augmentin có rất ít tác dụng phụ, trong đó nhận thấy rõ nhất vẫn là gây rối loạn tiêu hóa. Do vậy để phòng ngừa tình trạng này, nên dùng kèm theo men vi sinh trong mỗi liều thuốc.

Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng ở đối tượng trẻ em chủ yếu dưới dạng bột pha hỗn dịch và viên nén với liều như sau.

  • Với dạng bột có tỉ lệ amoxicillin : acid clavulanic là 8:1 thì dùng liều 40mg – 80mg/kg/ngày, chia đều thành 3 lần, dùng ngay trước ăn (trẻ dưới 40kg và dưới 12 tuổi).
  • Với dạng viên nén dùng cho trẻ trên 40kg, sử dụng liều như người lớn là: 1 viên 625mg/lần x 2 lần/ngày.

Giá bán

Giá bán tham khảo mỗi dạng sẽ khác nhau.

  • Augmentin 250mg/31,25mg: 12.000 VNĐ/gói.
  • Augmentin 500mg/62,5mg: 16.000 VNĐ/gói.
  • Augment 625mg: 13.000 VNĐ/viên.

Thuốc Cefdinir

Cefdinir là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có hiệu quả vượt trội so với các thế hệ trước kia. Hiện tại thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch, dạng viên nén với các nồng độ là 100mg và 300mg, sẽ phù hợp với nhiều đối tượng trẻ em và cân nặng khác nhau.

Thành phần

Thuốc có chứa thành phần cùng tên là hoạt chất Cefdinir.

Công dụng

Cefdinir có phổ kháng khuẩn rộng, với cơ chế tác dụng là ngăn cản hình thành màng tế bào. Từ đó quá trình phát triển của vi khuẩn bị cản trở.

Cefdinir được chỉ định với nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ nhẹ đến vừa bởi các vi khuẩn nhạy cảm, phù hợp với tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Mỗi đối tượng bệnh nhân sẽ có hàm lượng cụ thể khác nhau.

Cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng với trẻ em như sau.

  • Trẻ trên 13 tuổi sử dụng với liều lượng như ở người lớn là 600mg/ngày, chia thành 2 lần, mỗi lần cách nhau 12h. Tổng liều không vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi sẽ được tính liều theo cân nặng: 14mg/kg/ngày, chia thành 2 lần.
  • Lưu ý nên sử dụng ngay sau các bữa ăn và trước/sau 2 tiếng bắt đầu từ thời điểm dùng thuốc antacid/chế phẩm sắt

Giá bán

Giá bán tham khảo với cả 2 dạng bào chế như sau.

  • Cefdinir 125mg (bột pha hỗn dịch uống): 5.000 VNĐ/gói.
  • Cefdinir 300mg: 10.000 VNĐ/viên.

Thuốc Bactrim

Bactrim là thuốc có dạng phối hợp giữa hai hoạt chất khác nhau, được bào chế dạng bột pha hỗn dịch và viên nén hàm lượng 400mg/80mg. Việc sử dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ được bác sĩ chỉ định trong nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa.

Thành phần

Thuốc có chứa hai thành phần là Sulfamethoxazol và trimethoprim.

Công dụng

Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường tiết niệu do ngăn cản quá trình tổng hợp acid folic – thành phần quan trọng của tế bào. Bên cạnh đó, Sulfamethoxazol giảm tác dụng của các chất cạnh tranh với trimethoprim khi sử dụng cùng/điều trị bệnh lý khác.

tre bi viem duong tiet nieu uong thuoc gi
Thuốc Bactrim điều trị viêm tiết niêu ở trẻ

Cách sử dụng

Dạng bào chế bột pha hỗn dịch: 8mg trimethoprim (trong phối hợp sản phẩm)/kg/ngày, uống thành 2 lần cách nhau 12h.

Dạng viên nén hàm lượng 400mg/80mg: 1 viên/lần/ngày (trẻ trên 50kg và trên 12 tuổi)

Giá bán

Giá bán tham khảo dạng gói pha hỗn dịch là 3.000 VNĐ/gói.

Thuốc Trimethoprim

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Trimethoprim là lựa chọn hàng đầu trong phác đồ điều trị kết hợp. Sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các điều trị tại nhà như vệ sinh hoặc thay đổi môi trường sống đều có hiệu quả.

Thành phần

Thuốc có thành phần hoạt chất cùng tên là trimethoprim.

Công dụng

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ do ức chế men phân hủy dihydrofolate của vi khuẩn. Thuốc đặc hiệu trong diệt E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Streptococcus faecalis, Staphylococcus saprophyticus, Proteus…

Bên cạnh đó thuốc còn được sử dụng như là cách để phòng ngừa viêm tiết niệu tái phát.

Cách sử dụng

Với đối tượng trẻ em, thuốc được dùng với liều lượng như sau.

  • Liều dùng 3 – 4 mg/kg/lần x 2 lần/ngày ở giai đoạn cấp và điều trị mãn tính.
  • Phòng ngừa với liều 25 – 50mg/lần/ngày, uống vào buổi tối.

Giá bán

Thuốc được bán chủ yếu ở các quầy thuốc bệnh viện theo kê đơn, bố mẹ đến trực tiếp các quầy này để mua theo chỉ dẫn.

tre bi viem duong tiet nieu uong thuoc gi
Kháng khuẩn dạng kết hợp

Thuốc Zinnat

Zinnat cũng là thuốc nổi tiếng và được sử dụng lâu năm với điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

Thành phần

Zinnat chứa thành phần hoạt chất là cefuroxim, một kháng sinh cephalosporin thế hệ 2.

Công dụng

Thuốc có hoạt tính phổ tác dụng khá rộng, bao gồm cả vi khuẩn kị khí và ưa khí. Do vậy có hiệu quả điều trị cả căn nguyên và triệu chứng trong viêm đường tiết niệu.

Khuyến cáo không nên sử dụng cùng các nhóm thuốc antacid trong bệnh lý dạ dày phát hiện sớm ở trẻ.

Cách sử dụng

  • Với trẻ dưới 12 tuổi và dưới 40kg, sử dụng liều 10 – 15mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Với trẻ trên 40kg sẽ sử dụng liều như người lớn là 500mg/lần, uống trong 7 – 10 ngày.

Giá bán

Giá bán tham khảo

  • Zinnat 125 bột: 14.500 VNĐ/gói.
  • Zinnat 125mg: 7.000 VNĐ/viên.
  • Zinnat 500mg: 24.000 VNĐ/viên.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau được chỉ định sử dụng kèm để giảm các triệu chứng đi kèm trong viêm đường tiết niệu.

Thành phần

Các thuốc nhóm này thường sử dụng hoạt chất ibuprofen và paracetamol.

Công dụng

Thuốc có tác dụng ức chế COX 1 và COX 2 làm giảm sản sinh chất trung gian gây viêm, bên cạnh đó giảm cảm giác đau và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều các thuốc này nếu không có triệu chứng đầy đủ.

tre bi viem duong tiet nieu uong thuoc gi
Thuốc hạ sốt giảm triệu chứng

Cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng liều với paracetamol ở trẻ em là từ 10 – 15mg/kg/lần, cách 6h uống một liều như vậy.

Ibuprofen sử dụng liều lượng tương đương nhưng cần chỉ định rõ của bác sĩ.

Giá bán

Giá bán paracetamol là 2.500 VNĐ/gói 80mg.

Thuốc kháng viêm tại chỗ

Sử dụng các thuốc kháng viêm tại chỗ theo đường uống hoặc bôi cũng mang lại hiệu quả giảm triệu chứng.

Thành phần: Thường dùng thuốc có chứa thành phần hoạt chất là alphachymotrypsin hoặc bromelain.

Công dụng: Kháng viêm tại chỗ, hỗ trợ giảm đau. Nên sử dụng kèm theo trong phác đồ điều trị kháng sinh.

Cách sử dụng: Chỉ sử dụng với trẻ có thể dùng đường uống/ngậm. Dùng 2 – 6 viên/ngày tùy vào độ tuổi và mức độ viêm.

Giá bán: Giá bán của alphachymotrypsin (alpha choay) là 32.000 VNĐ/vỉ 15 viên.

Lưu ý khi trẻ sử dụng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Bố mẹ cần lưu ý trong điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ như sau:

  • Đưa con đi thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên theo dõi khi có dấu hiệu phát triển bệnh.
  • Nhận tham vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc hợp lý nhất.
  • Nên cho bé sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng giờ. Không tự ý đổi thuốc hoặc tăng/giảm liều khi chưa được cho phép.
  • Tuyệt đối không kết hợp sử dụng các kháng sinh có nhiều độc tính, nên bắt đầu với các nhóm kháng sinh nhẹ và liều thấp.
  • Cho bé uống đầy đủ nước và các loại thức uống chứa vitamin C.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé để tránh tái nhiễm/tiến triển nặng bệnh.
  • Trong trường hợp cấp tính phải điều trị tại cơ sở y tế, không được điều trị tại nhà.
  • Đối với trẻ đang còn nhỏ, bố mẹ không nên cho trẻ đeo bỉm nhiều, nên để bé được thông thoáng.
  • Cho bé vui chơi tại những khu vực sạch sẽ và tránh để bé mặc phải quần áo bẩn/để lâu.
  • Cho bé thời gian để nghỉ ngơi trong quá trình điều trị. Đồng thờ xây dựng một chế độ ăn uống khoa học nhất để bổ sung dưỡng chất.

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Top 7 thuốc trên được khuyên sử dụng bởi các bác sĩ/dược sĩ uy tín, hy vọng giúp các bậc phụ huynh điều trị dứt điểm bệnh cho con/em mình.

Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
  • Website: nhatnamyvien.com 
  • Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các chị em sau khi trải qua quá trình mang thai và đẻ con. Bao gồm các biểu hiện viêm nhiễm, ngứa mô…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu có lây không khi đây là bệnh ở bộ phận sinh dục do khuẩn hại gây nên? Đó là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đã…

Xem chi tiết

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ là tình trạng khá phổ biến của các chị em. Hầu như mỗi người đều sẽ gặp một lần trong đời tùy theo từng cấp độ từ nhẹ…

Xem chi tiết

Đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây ra nhiều khó chịu và nguy hiểm đến sức khỏe của phái nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu…

Xem chi tiết

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là cách duy nhất để bệnh nhân biết mình có mắc bệnh hay không từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp. Khi thực hiện xét nghiệm cần…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở cả nam và nữ; gây những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Trong đó, bị viêm đường tiết…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu gây vô số những phiền toái cho bệnh nhân trong cuộc sống. Có rất nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần, đi chữa trị ở rất nhiều nơi nhưng…

Xem chi tiết

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không khi mà nó khiến người bệnh bị tiểu buốt, rát, đau ở cơ quan sinh dục, tức bụng dưới? Đây là vấn đề rất nhiều người lưu…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *