Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam có tốt không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThuốc Nam là các vị thuốc rất gần gũi trong dân gian và nhiều loại đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh khác nhau. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam có tốt không và những bài thuốc được sử dụng nhiều hiện nay mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam có tốt không?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn và gây ra phản ứng viêm. Bệnh không chỉ có ở phụ nữ mà còn xuất hiện ở nam giới. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu khác nhau. Trong số đó, có rất nhiều người lựa chọn chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam.
Thuốc Nam là những thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, các thảo dược này gần gũi với người dân. Bên cạnh việc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông Y, Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam được biết đến là một phương pháp điều trị bệnh đơn giản, an toàn với hiệu quả ổn định.
So với điều trị bằng Tây y, điều trị bệnh bằng thuốc Nam có nhiều ưu điểm:
- Sử dụng các thảo dược tự nhiên, gần gũi: Đây là phương pháp an toàn với người sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí, duy trì điều trị lâu dài: Viêm đường tiết niệu là bệnh rất dễ tái phát. Chính vì vậy, việc điều trị thường xuyên, lâu dài và lặp lại là điều không thể tránh khỏi.
Tuy vậy, sử dụng thuốc nam trong điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu không phải là phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh. Yêu cầu người bệnh phải sử dụng hằng ngày trong một thời gian dài.
Khi đó, mới có thể đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Một vài trường hợp bệnh đã phát triển nặng thì sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Những bài thuốc Nam chữa viêm đường tiết niệu
Nhiều thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Điều này được khẳng định qua các công trình nghiên cứu khoa học ở cả Việt Nam và nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,…
Dưới đây, bài viết sẽ điểm danh một số bài thuốc Nam chữa viêm đường tiết niệu thường được sử dụng và có hiệu quả tốt nhất.
Điều trị bằng râu ngô
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền các bài thuốc có sử dụng râu ngô để chữa bệnh. Râu ngô là những sợi mềm, bao bọc ngoài hạt ngô. Râu ngô được sử dụng phổ biến để làm nước uống. Nước râu ngô giúp lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu.
Thành phần
Trong râu ngô chứa rất nhiều: Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng, vitamin B1, B2, K,… Đây đều là các hoạt chất có tác dụng lợi tiểu, lợi thấp. Do đó, sử dụng nước sắc và dịch chiết râu ngô có hiệu quả rất tốt trong điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu.
Công dụng: Các thành phần giúp tăng tiết dịch mật, làm giảm phản ứng viêm rõ rệt, đặc biệt là ở đường tiết niệu và đường tiêu hóa.
Cách sử dụng
Cách dùng râu ngô để chữa viêm đường tiết niệu như sau:
- Rửa sạch khoảng 100g râu ngô, cho vào nồi.
- Sau đó thêm khoảng 3 lít nước, đun đến sôi khoảng 5 phút.
- Tắt bếp, để nước râu ngô ở nhiệt độ phòng. Uống khi nhiệt độ nước xuống còn khoảng 30 – 40 độ C.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam – Kim tiền thảo
Kim tiền thảo thường được gọi với cái tên cây kim tiền hoặc cây vảy rồng. Đây là một thảo dược được sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu từ trước tới nay.
Thành phần
Kim tiền thảo là một loại dược liệu thân cỏ. Tất cả bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh vì đều chứa thành phần sau:
- Flavonoid là thành phần chính có trong kim tiền thảo. Đây là hoạt chất chống viêm rất tốt, được ứng dụng để điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu.
- Triterpenoid có khả năng tăng lượng nước tiểu, tăng bài trừ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Tác dụng
Với các hoạt chất tìm thấy trong cây, kim tiền thảo được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu như tình trạng viêm cấp tính ở thận, bàng quang, niệu đạo, các chứng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt,….
Cách sử dụng
- Kim tiền thảo có thể sử dụng dạng tươi hoặc dạng sao, sấy khô đều được. Các bộ phận khác nhau của dược liệu đều được sử dụng để chữa bệnh.
- Dược liệu này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác. Khi sử dụng thường sắc thuốc lên, lấy nước uống hàng ngày.
- Liều sử dụng: Khoảng 30 đến 50g mỗi ngày.
Sử dụng thân cây mã đề
Cây mã đề là một dược liệu được trồng rất phổ biến trên khắp cả nước. Từ rất lâu, người ta đã biết sử dụng nước mã đề để hỗ trợ điều trị, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu.
Thành phần
Bộ phận được sử dụng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu của cây mã đề là thân cây và hạt già. Bởi vì trong hai bộ phận này, các nhà dược liệu học đã chứng minh được có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa phản ứng viêm.
Trong đó là và thân cây mã đề có chứa: Chất nhầy, protein, các chất đắng, cellulose, carbohydrat, các vitamin C, K… và muối khoáng.
Tác dụng
Mỗi bộ phận của cây mã đề được dùng để chữa bệnh viêm đường tiết niệu đều có các tác dụng đặc trưng riêng: Tăng khối lượng nước tiểu, giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể; hỗ trợ tích cực trong điều trị các chứng tiểu máu, tiểu dắt, tiểu khó,… Bào mòn sỏi ở đường tiết niệu để loại bỏ ra ngoài.
Cách sử dụng
- Lá và thân cây mã đề có thể sử dụng dạng tươi hoặc dạng khô để sắc lấy nước uống trong ngày.
- Liều sử dụng: Khoảng 10 đến 20g mỗi ngày.
Hoàng Bá có tác dụng rất tốt
Hoàng Bá là một thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Với các thành phần và công dụng đặc trưng, Hoàng Bá luôn được mệnh danh là một “kháng sinh tự nhiên”, được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm rất hiệu quả.
Thành phần
Từ dịch chiết của thân cây Hoàng Bá, các nhà dược liệu học đã chiết xuất được nhiều hoạt chất khác nhau: Alkaloid như Berberin, Palmitin, Magnoflatin, Hyspiol B, Ocbaculacton… Tuy nhiên, 2 hoạt chất điển hình và được sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh viêm nhiễm là berberin và palmitin.
Tác dụng
Các thành phần trong dịch chiết Hoàng Bá có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn rất tốt. Do có hoạt lực chống viêm rất hiệu quả, chúng được coi tương đương với cả những kháng sinh thế hệ mới hiện nay. Do đó, Hoàng Bá được dùng để điều trị các viêm đường tiết niệu, bệnh viêm ruột, viêm cổ tử cung và chống co thắt rất tốt.
Cách sử dụng
Hoàng bá là một dược liệu quý nên được nghiên cứu rất nhiều. Chính vì vậy mà có thể sử dụng hoàng bá bằng nhiều cách khác nhau: Ngâm cồn, rượu để chiết hoạt chất, làm cao khô, sắc cùng các vị thuốc, sử dụng để chiết berberin tinh khiết, dùng ngoài như một chất để rửa, sát trùng vết thương….
Liều dùng: Ngày sử dụng từ 6 đến 16 gam, tùy vào tình trạng bệnh và đối tượng sử dụng.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam – Cỏ nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, là loại cây cỏ mọc hoang ở vùng đồng cỏ. Theo Đông y, cây nhọ nồi có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt khi người bệnh đang chảy máu. Ngoài ra, người ta còn dùng cỏ nhọ ngồi để chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam rất hiệu quả.
Thành phần
Khi vò nát cây nhọ nồi, sẽ thu được nước màu đen như mực. Trong nước cây nhọ nồi có chứa nhiều chất hóa học như: Tanin, Saponin, Flavonoid, Glycoside triterpene, Các acid hữu cơ… Đây đều là các chất có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Tác dụng
Nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tim mạch, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, lão hóa và làm bền thành mạch máu.
Bên cạnh đó, cỏ nhọ nhồi còn có thể dùng để chữa các bệnh nhiệt miệng, nóng máu, nóng trong người, tiêu chảy…
Cách sử dụng
Cây nhọ nồi là loại dược liệu tốt chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nhọ nồi phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng. Cây nhọ nồi có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như sau:
- Giã nát cây nhọ nồi, lấy phần nước đắp lên những chỗ đang chảy máu. Cách dùng này rất phù hợp cho các vết thương nhỏ, vết thương không sâu.
- Ngoài ra có thể phối hợp nhọ nồi với một số dược liệu khác, rồi sắc lấy nước uống. Các bài thuốc khác nhau sẽ phù hợp với loại bệnh khác nhau.
Chú ý, trẻ em không nên uống nước nhọ nồi, mà chỉ nên đắp nước lên vết thương hở.
Chữa bệnh bằng xa tiền tử
Xa tiền tử (còn có tên khác là hạt mã đề) là phần hạt đã chín được phơi đến khô của cây mã đề. Đây là dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y. Xa tiền tử thường có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh liên quan đến thận do có tác dụng ”ích thận cố tinh”.
Thành phần
Trong xa tiền tử có nhiều chất hóa học rất tốt cho sức khỏe, bao gồm: Acid plantenolic, plantasan, các loại acid không bão hòa như: Acid arachidic, acid oleic, acid palmitic, adenin và cholin…
Tác dụng
Theo Đông y, xa tiền tử có tác dụng ích thận cố tinh, thanh nhiệt, lợi thấp. Theo y học hiện đại, đó là do thành phần trong xa tiền tử giúp làm tăng lượng nước tiểu và acid uric bài tiết ra ngoài, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, làm giảm ho, giảm đờm trong cơ thể.
Cách sử dụng
Xa tiền tử thường được dùng theo cách là tán bột để điều trị các chứng viêm đường tiết niệu. Ngoài ra có thể sử dụng xa tiền tử theo cách khác. Sao xa tiền tử với hoa hòe rồi sắc lấy nước uống để trị bệnh đường tiêu hóa.
Sử dụng bán biên liên
Bán biên liên (tên khác là cây lỗ bình tàu) là dược liệu dùng trong các trường hợp bị rắn cắn, tiểu rắt, sốt rét… Tuy nhiên, nếu dùng quá liều lượng cho phép sẽ gây độc đến cơ thể người sử dụng.
Thành phần
Trong thành phần của cây bán biên liên có nhiều hợp chất có tác dụng hóa học như: Saponin, flavon, lobelin, lobelanin, isolobelanin, lobelanidin, acid amin… Đây là các hoạt chất có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Tác dụng
Bán biên liên là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc. Nhờ tác dụng của các thành phần, cây có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu, giảm viêm, tiêu phù thũng.
Cách sử dụng
- Bạn chỉ cần giã nát rồi pha với nước để uống. Thường dùng từ 30 – 120g bán biên liên một ngày.
- Cần dùng đúng liều lượng như trên. Nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc, làm thay đổi huyết áp đột ngột. Nhiều trường hợp gặp co giật và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý khi chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam
Thuốc Nam là một loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu lành tính, an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì lý do đó mà chủ quan khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn đọc cần chú ý khi sử dụng:
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được dùng thuốc sai liều, sai cách.
- Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam yêu cầu lâu dài. Người bệnh phải kiên trì theo sát liệu trình điều trị của người thầy thuốc đưa ra. Không được bỏ dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc khi chưa thấy tác dụng.
- Khi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Nên bổ sung các thực phẩm sau: nam việt quất, sữa chua, kefir, ổi, bắp cải, nước cam, nước bưởi…
- Người viêm đường tiết niệu cần tránh sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê, ớt,…
- Người bệnh cần uống nhiều nước. Đảm bảo lượng nước trong cơ thể là hơn 2 lít mỗi ngày.
- Cần tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao đề kháng chống lại bệnh tật.
- Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực vùng kín.
Bài viết mong rằng bạn đọc sẽ thu nhặt được những điều bổ ích từ các thông tin cơ bản về chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam nêu ở trên. Đặc biệt hơn, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, ngoài việc sử dụng thuốc Nam, người bệnh cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!