9 Loại thuốc trị tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh lý không ít người đang mắc phải hiện nay. Bệnh khi không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Trong khi đó, y học ngày càng phát triển và đã có một số phương thuốc trị tiểu nhiều lần giúp người bệnh điều trị hiệu quả. Người bệnh hãy tìm hiểu về các loại thuốc sau đây để có hướng chữa trị bệnh tốt nhất.

thuoc tri tieu nhieu lan
Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần có hiệu quả cao

Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần được sử dụng phổ biến trong Tây y

Có rất nhiều loại thuốc điều trị chứng tiểu nhiều cho bệnh nhân lựa chọn. Để sử dụng thuốc Tây y đúng cách nhất, người bệnh cần đến các bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để lựa chọn các phương thuốc và liều lượng phù hợp. Một số nhóm thuốc quan trọng người bệnh cần biết gồm:

Nhóm thuốc kháng sinh

Người bệnh sẽ sử dụng thuốc kháng sinh khi bị tiểu nhiều lần, tiểu rắt hoặc bị tiểu buốt do đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Thuốc thường được bào chế dạng viên và phát huy công dụng tới toàn bộ cơ thể. Bởi người bệnh khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu không chỉ bị tiểu nhiều lần mà còn có nhiều biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra.

Phụ nữ khi sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng viêm, từ đó đẩy lùi tiểu nhiều sẽ cần  3 – 4 ngày để thấy bệnh có tiến triển. Trong khi đó, nam giới cần nhiều thời gian hơn, thông thường thuốc sẽ phát huy hiệu quả sau 1 – 2 tuần.

Những loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá rộng rãi gồm: Amoxicillin, Trimethoprim – Sulfamethoxazole hoặc Doxycycline.

thuoc tri tieu nhieu lan
Nhom thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc Desmopressin

Đây là nhóm thuốc hoạt động theo nguyên lý hoạt động của các hormone chống bài niệu ADH.

Các hormon ADH là những hormone quan trọng trong cơ thể, chúng quyết định việc chúng ta đi tiểu nhiều hay ít. Khi cơ thể bạn ít ADH, nước tiểu sẽ loãng hơn, lượng nước cũng bị mất nhiều qua thận gây ra chứng tiểu thường xuyên. Ngược lại khi ADH nhiều sẽ khiến nước bị giữ lại trong cơ thể làm chúng ta buồn nôn, choáng váng.

Desmopressin sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát hiệu tượng đi tiểu nhiều cũng như uống nhiều do gặp phải chấn thương hoặc trải qua phẫu thuật ở tuyến yên. Thuốc Desmopressin được đánh giá có tác dụng lâu dài, dễ sử dụng và ít mang đến tác dụng phụ. Trẻ nhỏ khi bị đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng có thể sử dụng Desmopressin.

Lưu ý:

  • Desmopressin không sử dụng cho người bệnh bị suy tim hay các bệnh lý về tim mạch khác, không dùng cho bệnh nhân trên 65 tuổi.
  • Bệnh nhân khi sử dụng Desmopressin có dấu hiệu bị tiêu chảy, buồn nôn cần ngưng sử dụng thuốc cho đến khi cơ thể bình thường trở lại.

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

Loại thuốc tiếp theo bệnh nhân có thể sử dụng trong quá trình điều trị triệu chứng tiểu nhiều là nhóm kháng Cholinergic. Thuốc kháng Cholinergic còn được gọi là thuốc chống co thắt.

Thuốc có công dụng chặn các tính hiệu thần kinh hoạt động ở cường độ cao làm bàng quang liên tục co thắt. Hiện tượng co thắt bàng quang liên tục gây ra triệu chứng tiểu nhiều mỗi ngày. Thuốc Cholinergic được sử dụng rất phổ biến nhưng bệnh nhân cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Theo các số liệu ghi nhận được, đa số các bệnh nhân đều đạt được hiệu quả khá tốt khi sử dụng nhóm thuốc kháng Cholinergic. Tuy nhiên, vẫn có một số ít bệnh nhân gặp phải các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây ra như: Buồn ngủ, tim đập nhanh, táo bón hoặc khô miệng,…

Một số loại thuốc được kê đơn cho người bệnh sử dụng gồm: Trospium clorua, Oxybutynin, Hydrobromide Darifenacin, Tolterodine,….

thuoc tri tieu nhieu lan
Thuốc Cholinergic trị tiểu nhiều

Thuốc Phenazopyridine – Thuốc trị tiểu nhiều lần

Đây là loại thuốc được sử dụng để làm giảm kích ứng đường tiểu như nóng rát, đau hoặc tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Người bệnh khi uống Phenazopyridine không thể đẩy lùi tận gốc nguyên nhân làm đường tiểu bị kích ứng. Nhưng thuốc sẽ phát huy tốt khả năng làm giảm các triệu chứng cho người bệnh.

Để sử dụng thuốc Phenazopyridine, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Bệnh nhân có thể uống thuốc mỗi ngày 3 lần. Trong trường hợp người bệnh tự sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tại nhà, bệnh nhân không được dùng Phenazopyridine quá 2 ngày.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: Da xanh, tái nhợt, buồn nôn, khát nước, khó thở, đau đầu, đau bụng,…

Thuốc Tolterodine

Ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn có thêm Tolterodine. Thuốc được sử dụng để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt. Tolterodine hoạt động theo nguyên tắc làm giãn các cơ tại bàng quang. Từ đó thuốc tăng cường khả năng kiểm sát bàng quang, hạn chế các hoạt động và ngăn chặn chứng tiểu mót liên tục.

Thuốc trị tiểu nhiều lần Tolterodine có thể sử dụng 2 lần mỗi ngày. Liều lượng người bệnh có thể dùng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.

Người bệnh khi uống Tolterodine có thể gặp phải một số tác dụng phụ gồm: Sưng họng, sưng môi, lưỡi, khó thở hoặc người bệnh bị phát ban, tim đập nhanh hơn.

Người bệnh cần thật thận trọng khi sử dụng thuốc trong các trường hợp như sau: Bệnh nhân đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác bao gồm cả kê toa và không kê toa. Bệnh nhân đang mang thai hoặc đang cho con bú, người bệnh là trẻ em, người cao tuổi hoặc bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

thuoc tri tieu nhieu lan
Thuốc điều trị bệnh Tolterodine 

Nhóm thuốc chẹn Alpha-1

Thuốc chẹn Alpha-1 là nhóm thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh lý u xơ tuyến tiền liệt. Khi được bổ sung vào cơ thể, nhóm thuốc sẽ phát huy khả năng làm tăng lực cơ ở bàng quang. Bàng quang từ đó được thư giãn và mở ra dễ dàng hơn. Người bệnh có thể cải thiện những triệu chứng tiết niệu bao gồm tiểu nhiều lần, tiểu về đêm hay u xơ tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, Alpha-1 còn có khả năng làm giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu của cơ thể. Thuốc được đánh giá có hiệu quả khá nhanh nhưng chỉ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng tạm thời.

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải: Bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp, ngất xỉu. Cũng có trường hợp bệnh nhân bị xuất tinh ngược làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.

Những loại thuốc thuộc nhóm chẹn Alpha -1 được sử dụng phổ biến gồm: Terazosin, Prazosin, Doxazosin, Alfuzosin, Tamsasmin,…

Nhóm thuốc an thần

Ở những bệnh nhân thường tiểu nhiều về đêm, giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh phải thức dậy nhiều lần trong đêm dẫn tới mệt mỏi, uể oải, cơ thể thường căng thẳng và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn.

Thuốc an thần tác động lên cơ quan não bộ của chúng ta thông qua GABA – Một chất truyền dẫn thần kinh trung ương. Thuốc giúp làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

Bệnh nhân có thể kết hợp thuốc chữa tiểu nhiều lần với một số loại thuốc an thần như: Rotunda, Mimosa, Stilux, Diazepam, Phenobarbital,…
Tuy nhiên, khi sử dụng những thuốc an thần này, bệnh nhân cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Chúng ta không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

thuoc tri tieu nhieu lan
Thuốc hỗ trợ an thần

Thuốc Mirabegron (Myrbetriq)

Thuốc Mirabegron (Myrbetriq) là một loại thuốc đã được phê duyệt trong điều trị tiểu nhiều lần, tiểu mất kiểm soát. Mirabegron là chất chủ vận mạnh và chọn lọc cho các thụ thể adrenergic beta-3 để quản lý bàng quang hoạt động quá mức. Một khi các thụ thể beta-3 được kích hoạt, cơ trơn của detrusor sẽ thư giãn để giúp cho dung tích bàng quang lớn hơn.

Nhờ đó mà thuốc Mirabegron có khả năng tác động làm giãn cơ bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lượng nước tiểu đi được trong mỗi lần nhiều hơn, giúp hạn chế các cơn buồn tiểu bởi bàng quang khi này đã bị trống.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp đối với người có tiền sử về bệnh huyết áp… Ngoài ra, thuốc Mirabegron (Myrbetriq) còn có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Mirabegron chữa trị tiểu nhiều lần hoặc các chứng rối loạn tiểu tiện khác.

Nhóm kháng sinh Quinolone

Nhóm kháng sinh Quinolone là nhóm kháng sinh tổng hợp có tác dụng vượt trội trong việc ức chế các loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh như: vi khuẩn E.Coli; vi khuẩn Salmonella, Shigella, Enterococci, Enterobacter, Neisseria, P.aeruginosa… và cả vi khuẩn thể phế cầu tụ cầu.

Nhóm kháng sinh Quinolone có chức năng ức chế sự tổng hợp protein của vi khẩu, qua đó tiêu diệt các loại khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận), vùng viêm chậu, bệnh lây truyền qua đường tình dục,… Đồng thời điều trị hiệu quả các bệnh lý gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện như: Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu không hết.

Tên một số biệt dược nhóm kháng sinh Quinolone như:

  • Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 2: Ofloxacine (Oflocet), Pefloxacin (Peflacine), Norfloxacin (Noroxin), Ciprofloxacin (Ciflox), Gatifloxacin (Tequin)….
  • Nhóm kháng sinh Quinolone thế hệ 3: Levofloxacin, Trovafloxacin…

Bên cạnh đó, khi sử dụng n,hóm kháng sinh Quinolone, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da, đau đầu, chóng mặt, bị ảo giác,…

thuoc tri tieu nhieu lan
Nhóm kháng sinh Quinolone

Lưu ý cho người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị tiểu nhiều lần

Việc người bệnh tìm hiểu, lựa chọn các phương thuốc chữa trị bệnh tiểu nhiều lần là rất quan trọng. Nhưng người bệnh cũng cần chú ý thêm về cách sử dụng để kết quả điều trị được đúng như mong đợi.

Những lưu ý quan trọng người bệnh cần ghi nhớ:

  • Bệnh nhân bị tiểu rắt cần tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ kê đơn. Chúng ta không tự ý thêm bớt thuốc hoặc mua thuốc về tự điều trị tại nhà sẽ khiến cơ thể nhờn thuốc. Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm cũng như làm quá trình điều trị bệnh mất nhiều thời gian hơn.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không uống các loại rượu bia, đồ uống có chất kích thích hay ăn các thực phẩm chứa nhiều gia vị. Đây đều là các yếu tố có khả năng làm kích thích tuyến tiền liệt và bàng quang. Người bệnh do đó càng dễ đi tiểu nhiều hơn.
  • Khi bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất thường ở mức độ nghiêm trọng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Bệnh nhân cần lập tức liên hệ với bác sĩ phụ trách điều trị để kịp thời có phương án xử lý thích hợp.
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tích cực sử dụng những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng tiểu nhiều. Bệnh nhân cũng cần sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ. Luyện tập thể dục, thể thao là cách để chúng ta tăng cường sức khỏe. Việc điều trị bệnh do đó cũng được đẩy nhanh hơn.

Bài viết này, chúng tôi đã cung cấp tới người bệnh những loại thuốc trị tiểu nhiều lần phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân khi mắc chứng tiểu nhiều cần sớm đến bệnh viện để thăm khám cũng như điều trị. Chúng ta không để bệnh lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Tiểu rắt ra máu là biểu hiện bất thường của hệ bài tiết gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh…

Xem chi tiết

“Tiểu buốt có tự hết được hay không" là thắc mắc của nhiều người? Để trả lời được câu hỏi này bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về triệu chứng và nguyên…

Xem chi tiết

Cơ thể con người dung nạp rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày nhằm duy trì hoạt động sống. Dung nạp vào bao nhiêu thì cũng sẽ cần thải độc và loại bỏ các chất…

Xem chi tiết

Tiểu rắt đau bụng dưới là bệnh không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Đây là dấu hiệu của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây nên. Mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh…

Xem chi tiết

Tiểu buốt tiểu rắt là hai trong những bệnh lý phổ biến về đường tiểu, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người bệnh cũng như đe dọa dẫn tới những…

Xem chi tiết

Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đó là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi tình trạng bệnh lý này ngày càng trở nên phổ…

Xem chi tiết

Hiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có…

Xem chi tiết

Tiểu rắt ở trẻ em là chứng bệnh thường gặp. Dù không đe dọa tới tính mạng nhưng bệnh có thể liên quan tới chức năng hoạt động của thận, bàng quang,... Do trẻ còn…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *