Tiểu ra máu uống thuốc gì cho hiệu quả và nhanh khỏi?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu ra máu là hiện tượng bất thường ở cơ thể con người, cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể đang gặp phải. Những tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, tiểu ra máu uống thuốc gì là một trong những mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người bệnh. 

Tiểu ra máu nên uống thuốc gì cho hiệu quả và nhanh khỏi?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng tiểu ra máu. Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Tiểu ra máu uống thuốc gì? Thuốc Tây y

Điều trị tiểu ra máu thông qua việc sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến giúp mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc Tây khác nhau điều trị tiểu ra máu. Tuy nhiên, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, đồng thời, tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn.

Tiểu ra máu uống thuốc gì? Những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tiểu ra máu bao gồm:

Tiểu ra máu do sỏi (sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang)

tieu ra mau uong thuoc gi
Các loại thuốc Tây được chỉ định điều trị bệnh tiểu ra máu do sỏi
  • Thuốc giảm đau như thuốc giảm đau uống hoặc tiêm no-spa.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Quinolon như Ofloxacin, Ciprofloxacin…
  • Nhóm thuốc Cephalosporin như Cefixim, Cefotaxim, Ceftazidim, Ceftriaxon…
  • Thuốc cầm máu dùng để uống hoặc tiêm tĩnh mạch Tranexamic acid…

Tiểu ra máu do chấn thương

  • Thuốc giảm đau như Paracetamol, Meteospasmyl, No-spa, Diclofenac…
  • Thuốc cầm máu như Tranexamic Acid dạng tiêm tĩnh mạch và dạng uống.
  • Thuốc kháng sinh như nhóm Cephalosporin hoặc nhóm Quinolon dạng uống hoặc tiêm truyền.

Tiểu ra máu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ mới.
  • Thuốc giảm đau Paracetamol, Diclofenac…

Tiểu ra máu do u, thoát vị niệu quản hoặc polyp bàng quang

  • Thuốc cầm máu dạng tiêm tĩnh mạch hoặc uống Tranexamic Acid.
  • Kết hợp với các giải pháp xử lý khối u hoặc tình trạng Polyp.

Tiểu ra máu do viêm cầu thận (viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận IgA)

tieu ra mau uong thuoc gi
Thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch là các nhóm thuốc thường được chỉ định cho tình trạng viêm cầu thận
  • Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm truyền như nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin hoặc nhóm Quinolon.
  • Thuốc ức chế miễn dịch và thuốc Corticoid được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị lupus ban đỏ hoặc viêm mạch gây viêm cầu thận.

Tiểu ra máu do lao thận hoặc lao đường tiết niệu

  • Các loại thuốc điều trị lao và chống lao như Rimifon, Streptomycin, Pyrazinamide, Ethambutol…
  • Thuốc Tranexamic Acid đối với trường hợp đái ra máu nhiều.

Tiểu ra máu do ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt

  • Thuốc cầm máu Tranexamic Acid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc Goserelin giúp ức chế tuyến yên và giảm nồng độ testosterone trong máu.
  • Thuốc Flutamid được chỉ định để chống Androgen đặc hiệu.

Lưu ý khi điều trị tiểu ra máu

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chữa tiểu ra máu, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy, khi áp dụng các phương pháp điều trị tình trạng tiểu ra máu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và lương y, không được phép tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có sự can thiệp của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên, nếu xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng sỏi thận, gây ra hiện tượng tiểu ra máu.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Ăn gì chữa tiểu ra máu? Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và kiêng cữ các thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng tiểu ra máu.

Chắc hẳn sau bài viết này, người bệnh đã có thể giải đáp vấn đề tiểu ra máu uống thuốc gì. Trên đây chỉ là những loại thuốc thường được áp dụng cho người mắc chứng tiểu ra máu mà bạn có thể tham khảo. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Đó là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi tình trạng bệnh lý này ngày càng trở nên phổ…

Xem chi tiết

Tiểu buốt ra máu xuất hiện ở một số đối tượng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm việc hàng ngày. Nhiều người khi gặp phải tình trạng này cảm…

Xem chi tiết

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng không ít người gặp phải tình trạng tiểu rắt. Tiểu rắt ở nam giới không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động tới khả năng…

Xem chi tiết

Bị tiểu rắt có thai không phải là dấu hiệu thường gặp. Có thể đây chỉ là dấu hiệu thay đổi nội tiết khi mang bầu nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ…

Xem chi tiết

Tiểu nhiều có phải thận yếu? Nhiều người thường gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng không hề biết rằng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế…

Xem chi tiết

Tiểu rắt là một trong những hiện tượng phổ biến, thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ dẫn đến những hậu…

Xem chi tiết

Cũng giống như ở người lớn, tiểu không tự chủ ở trẻ em là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Bên cạnh…

Xem chi tiết

Cơ thể con người dung nạp rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày nhằm duy trì hoạt động sống. Dung nạp vào bao nhiêu thì cũng sẽ cần thải độc và loại bỏ các chất…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *